Tp. Hồ Chí Minh: Bổ sung nhiệm vụ cho sở, ngành để cải thiện Chỉ số cải cách hành chính
Với quy mô dân số 9 triệu người, Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của cả nước, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế có sức hút và lan tỏa lớn trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Những đặc điểm đó đòi hỏi phải có bộ máy, nhân sự thực hiện nhiệm vụ chính trị và quản lý nhà nước.
Theo UBND Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay khối lượng công việc đối với công chức hành chính đang bị quá tải, bình quân mỗi công chức thành phố phục vụ khoảng 690 người dân. Thời gian qua, Thành phố đã nỗ lực không ngừng trong việc đổi mới, cải cách thủ tục hành chính, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả công việc. Nhờ đó, nhiều chỉ số của nền hành chính công tiếp tục được cải thiện.
Cụ thể, Chỉ số cải cách hành chính (Par Index) của Thành phố trong năm 2019 đạt 83,56/100 điểm, xếp thứ 7/63 tỉnh, tăng 3 bậc so với năm 2018. Trong 4 thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ số Par Index của Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 3, trước Cần Thơ (81,25 điểm), sau Đà Nẵng (83,68 điểm), Hải Phòng (84,35 điểm) và Hà Nội (84,64 điểm). Mặc dù Par Index được cải thiện, nhưng một số chỉ số thành phần bị trừ điểm như lĩnh vực chỉ đạo điều hành, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cải cách tài chính công, hiện đại hóa nền hành chính, tác động cải cách hành chính đến người dân. Nguyên nhân là do Thành phố hoàn thành muộn so với thời hạn quy định được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao theo Báo cáo của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ. Về Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (Papi), năm 2019 Thành phố nằm trong nhóm 16 tỉnh, thành phố đạt điểm trung bình cao; trong đó có 6 chỉ số tăng điểm gồm chỉ số tham gia của người dân cấp cơ sở, công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình với người dân, kiểm soát tham nhũng, thủ tục hành chính công, cung ứng dịch vụ công, quản trị điện tử. Đối với chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), giai đoạn 2016 - 2019, Thành phố từ thứ 8 tụt xuống hạng 14 khi các chỉ số về gia nhập thị trường, minh bạch, chi phí thời gian, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động có xu hướng giảm điểm. Trong nỗ lực triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả nền hành chính công, để tiếp tục cải thiện chỉ số Par Index, ông Ngô Minh Châu - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu các sở, ngành Thành phố rà soát các hạn chế dẫn đến việc bị trừ điểm để có giải pháp cụ thể, đảm bảo nhiệm vụ cải cách hành chính của Thành phố được triển khai đúng tiến độ và kế hoạch. UBND các quận, huyện công khai tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cấp xã trên Cổng thông tin điện tử và Cổng dịch vụ của Thành phố; đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ cải cải cách hành chính với nội dung trọng tâm là tuyển dụng, bổ nhiệm và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức. UBND Thành phố yêu cầu thủ trưởng các đơn vị chủ động đôn đốc, phối hợp với Văn phòng UBND Thành phố khẩn trương trình Thường trực UBND Thành phố ký các văn bản, báo cáo bộ, ngành Trung ương theo ngành, lĩnh vực quản lý, đảm bảo thời gian theo quy định. Mặt khác, thực hiện nghiêm việc trả lời các phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức với thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã được thành phố giao vốn triển khai trong năm 2020. Để cải thiện chỉ số Papi, Thành phố sẽ điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ các sở, ngành để nâng điểm số thực hiện trong năm 2020. Thành phố cũng sẽ làm việc với Tổ chức đánh giá Papi, tìm hiểu nguyên nhân những nội dung có điểm số thấp để trao đổi, có giải pháp chấn chỉnh kịp thời. Đối với việc cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư, nâng cao chỉ số PCI, Thành phố sẽ áp dụng tối đa việc ứng dụng công nghệ thông tin để mở rộng các lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp, rút ngắn thời gian, đơn giản hóa thủ tục, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về vốn, mặt bằng, đổi mới công nghệ; xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nhân tài, nâng cao chất lượng giáo dục trung học phổ thông, giáo dục dạy nghề. Về lâu dài, Thành phố sẽ thực hiện việc đảm bảo 100% đơn vị sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình tiếp nhận, xử lý và trả kết quả; gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động cải cách hành chính; thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông, một cửa điện tử đối với lĩnh vực xây dựng, đất đai, giáo dục, y tế.Thành phố sẽ công khai công tác quy hoạch, kế hoạch, tài liệu pháp lý của Thành phố và quận, huyện trên trang thông tin điện tử của Thành phố, sở, ban, ngành, quận, huyện cũng như thực hiện nghiêm quy định về cung cấp đăng tải thông tin đấu thầu nhằm tăng chỉ số minh bạch…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Ngày 5/5, công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2019
13:18' - 03/05/2020
VCCI và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam sẽ phối hợp công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2019 vào ngày 5/5, tại Hà Nội.
-
Doanh nghiệp
Các địa phương đề ra giải pháp nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh
17:45' - 03/04/2019
Mới đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã có báo cáo về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2018
11:28' - 28/03/2019
Dẫn đầu bảng xếp hạng PCI 2018 là Quảng Ninh với 70,36 điểm trên thang điểm 100.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
JPMorganChase: Thuế quan sẽ làm tăng mạnh chi phí trực tiếp của doanh nghiệp Mỹ
16:09'
Theo Viện JPMorganChase, các kế hoạch áp thuế quan hiện tại của Tổng thống Donald Trump có thể gây ra chi phí trực tiếp lên tới 82,3 tỷ USD đối với nhóm doanh nghiệp quan trọng của nước này.
-
DN cần biết
Khánh thành nhà máy sản xuất bao bì tiệt trùng hơn 200 triệu euro
15:34'
Dự án có tổng mức đầu tư 217 triệu euro, trong giai đoạn 2 có mức đầu tư 97 triệu euro với công nghệ tiên tiến và nâng cao năng lực cạnh tranh.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt từ Indonesia và Trung Quốc
21:00' - 02/07/2025
Ngày 2/7, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1914/QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Anker thu hồi hơn 30.900 pin sạc dự phòng tại Việt Nam
19:41' - 02/07/2025
Thực hiện vai trò cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, đang giám sát chặt chẽ quá trình thu hồi do Anker Innovations Limited thực hiện.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng chống bán phá giá với gạch ốp lát
19:23' - 02/07/2025
Cơ quan điều tra đề nghị doanh nghiệp cung cấp thông tin sau về doanh nghiệp; công suất thiết kế và sản lượng của sản phẩm gạch ốp lát trong từ năm 2020 đến năm 2024.
-
DN cần biết
Vương quốc Anh kết luận rà soát biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu
18:38' - 02/07/2025
Danh sách các nước đang phát triển được miễn trừ sẽ được UK thông báo cập nhật theo Điều 9.1 của Hiệp định về Biện pháp Tự vệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
-
DN cần biết
Bước đệm chính sách cho đổi mới sáng tạo từ mô hình PPP
18:19' - 02/07/2025
Luật PPP (được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 57/2024QH15) đã mở rộng lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP đối với tất cả các lĩnh vực, bãi bỏ quy mô vốn tối thiểu đối với dự án PPP.
-
DN cần biết
Đề xuất tổng kết chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ
18:18' - 02/07/2025
Bộ Công Thương vừa có văn bản 4756/BCT-PC ngày 30/6/2025 về việc phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025.
-
DN cần biết
HanoiPrintPack 2025: Trình diễn các công nghệ, in ấn và đóng gói thông minh
13:13' - 02/07/2025
HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.