Điểm chính trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ của Mỹ
Theo bài Liên hợp buổi sáng, cách đây không lâu, quan chức điều phối các vấn đề Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ Kurt M. Campbell đã phát biểu nhấn mạnh rằng, Mỹ và Trung Quốc sẽ bước vào thời kỳ cạnh tranh gay gắt.
Với khoảng cách về quy mô và thực lực kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay, hai nước sẽ bước vào một cuộc cạnh tranh toàn diện lâu dài, bên nào có thể duy trì phát triển kinh tế mạnh mẽ trong cuộc cạnh tranh này mới có thể trở thành bên thắng cuộc sau cùng.
Hiện nay, Chính phủ Mỹ tuyên bố Mỹ và Trung Quốc bước vào mô hình cạnh tranh, và công nghệ mới sẽ là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu. Kể từ khi cựu Tổng thống Donald Trump phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc đến nay, Mỹ đã tích cực thúc đẩy “tách rời” công nghệ Mỹ-Trung.Cùng với mức độ cạnh tranh gay gắt giữa hai nước ngày càng gia tăng, chủ đề công nghệ xuất hiện dày đặc trong các chương trình đầu tư do Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đưa ra, hay các dự luật cạnh tranh liên quan đến Trung Quốc được hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đề xuất.
Minh chứng mới nhất là “Đạo luật không biên giới” do lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer, Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa Todd Young khởi xướng. Đạo luật này đã được Ủy ban thương mại Thượng viện Mỹ thông qua với tỷ lệ 24 phiếu thuận và 4 phiếu chống.Nội dung trọng tâm của đạo luật này là Chính phủ Mỹ sẽ đầu tư 110 tỷ USD trong 5 năm tới để tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học trong 10 lĩnh vực công nghệ then chốt như trí tuệ nhân tạo (AI), chất bán dẫn, máy tính lượng tử, viễn thông hiện đại, công nghệ sinh học, năng lượng tiên tiến…
Tuy nhiên, sau khi đưa vào nhiều sửa đổi, ông Chuck Schumer đã đổi tên đạo luật thành “Đạo luật cạnh tranh và đổi mới”, mức ngân sách đầu tư được nâng từ 110 tỷ USD lên 250 tỷ USD. Do nội dung phức tạp nên đạo luật chưa nhận được sự ủng hộ của các nghị sỹ đảng Cộng hòa, dẫn đến cuộc bỏ phiếu bị trì hoãn.Ngày 8/6, Thượng viện đã bỏ phiếu thông qua với tỷ lệ 68 phiếu thuận và 32 phiếu chống. Quan hệ cạnh tranh Mỹ-Trung đã làm thay đổi lập trường chính sách của Chính phủ Mỹ đối với lĩnh vực khoa học công nghệ. Đó chính là chuyển từ thái độ không can thiệp, phát triển tự do theo định hướng thị trường từ thập niên 1980 sang chính phủ liên bang chỉ đạo. Hiện nay, Mỹ và Trung Quốc bước vào mô hình cạnh tranh, nhưng cuộc đọ sức trên khía cạnh quân sự hay chính trị đều chỉ là những cuộc đối đầu ngắn hạn, về cơ bản khó đạt được hiệu quả mang tính quyết định. Nếu phải có bên thắng và bên thua, thì mô hình cạnh tranh kiểu này chắc chắn phải dựa trên cơ sở của một cuộc cạnh tranh lâu dài và toàn diện. Khi đó khoa học công nghệ sẽ là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình này.Chìa khóa của vấn đề là liệu Chính phủ Mỹ có chính thức can dự toàn diện hay không? Xuất phát từ việc Mỹ có nhiều kinh nghiệm và thành công trong quá trình hoạch định và triển khai các chiến lược công nghệ trong lịch sử, khả năng này không phải là thấp.Theo đó, dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã có “Chiến lược quốc gia về công nghệ then chốt và mới nổi” (tháng 10/2020), cũng như các chiến lược công nghệ cụ thể hơn như Pháp lệnh hành chính của Tổng thống về “Đảm bảo địa vị lãnh đạo của Mỹ trên lĩnh vực trí tuệ nhân tạo” (tháng 2/2019), “Dự luật sáng kiến lượng tử quốc gia” (tháng 12/2018) và “Chiến lược quốc gia về bảo mật mạng 5G” (tháng 3/2020)…
Các nghị sỹ Quốc hội Mỹ ngày càng đưa ra nhiều đạo luật hơn, thông qua lập pháp để thúc đẩy chính phủ can dự, dẫn dắt sự phát triển của khoa học công nghệ. Xu hướng này đặc biệt nổi bật trong những ngành công nghệ có sức ảnh hưởng lớn như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn (big data)…Để giành được quyền chủ động, Mỹ dự kiến sẽ xây dựng đại chiến lược khoa học công nghệ, dựa trên một loạt các biện pháp toàn diện như nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, đầu tư, thuế, chính sách và cơ chế quản lý giám sát… Xuất phát từ cơ sở đó có thể thấy rằng đường lối đổi mới khoa học công nghệ tự do từ thập niên 1980 của Mỹ sẽ một lần nữa có sự thay đổi. Để cạnh tranh với Trung Quốc, Mỹ không chỉ liên kết với đồng minh trên nhiều phương diện như chính trị, quân sự, kinh tế, mà cũng sẽ dựa vào mạng lưới đồng minh để thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển. Nước Mỹ đang quay trở lại giai đoạn nhà nước can dự, hoạch định chiến lược phát triển khoa học công nghệ. Điều này khiến hệ thống chính trị, chính sách đối ngoại của Mỹ có những thay đổi như thế nào, đâu là những điểm giống và khác nhau với Trung Quốc, đây là những vấn đề đáng quan tâm trong thời gian tới./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Fed đánh giá khả năng đáp ứng vốn của các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ
09:40' - 26/06/2021
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 24/6 nhận định, các ngân hàng lớn nhất nước này có đủ vốn để tiếp tục cho vay nếu xảy ra suy thoái kinh tế nghiêm trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố thỏa thuận của lưỡng đảng về cơ sở hạ tầng
08:52' - 25/06/2021
Chính phủ của tổng thống Joe Biden và một nhóm nhà lập pháp tại Thượng viện Mỹ đã đạt được thỏa thuận về cơ sở hạ tầng, có khả năng là nguồn tài trợ nhiều nhất trong nhiều thập niên.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tranh luận đến nửa đêm 5 dự luật về các tập đoàn công nghệ lớn
15:20' - 24/06/2021
Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ ngày 23/6 đã tranh luận đến tận nửa đêm về nội dung của năm dự thảo luật có khả năng sẽ tác động lớn đến các nền tảng trực tuyến lớn và người dùng các nền tảng này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này