Tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung của Indonesia tiếp tục lỡ hẹn
Ngày 17/1, Tổng thống Joko Widodo (Jokowi) thông báo rằng tuyến đường sắt trên sẽ đi vào hoạt động vào cuối tháng 6/2023, chậm hơn nửa năm so với mục tiêu trước đó là vào tháng 12/2022. Đây là lần trì hoãn mới nhất trong đại dự án vốn được lên kế hoạch hoàn tất vào cuối năm 2018.
Phát biểu trong chuyến thị sát công trường, Tổng thống Jokowi cho hay: “Tính đến ngày hôm nay, tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung đã hoàn thành 79,9% công việc và dự kiến sẽ bắt đầu đưa vào thử nghiệm vào cuối năm 2022 trước khi vận hành chính thức vào cuối tháng 6/2023.
Sự chậm trễ này cũng làm tăng chi phí dự án và đè nặng lên ngân sách nhà nước vì Quy định của Tổng thống số 93/2021 được ban hành hồi năm 2021 cho phép Chính phủ tài trợ cho dự án hoặc bảo lãnh các khoản vay bổ sung.
Tháng 9/2021, Bộ Doanh nghiệp Nhà nước ước tính rằng dự án này đã vượt tổng dự toán 27.170 tỷ rupiah (1,9 tỷ USD) lên mức 113.900 tỷ rupiah (7,965 tỷ USD) do các vấn đề thu hồi đất, quy hoạch quá mức và quản lý kém.
Tổng thống Jokowi bày tỏ hy vọng rằng sau khi hoàn thành, tuyến đường sắt này sẽ giúp giảm bớt mật độ giao thông và tăng khả năng di chuyển hành khách và hàng hóa trong khu vực.
Cũng trong ngày 17/1, Công ty đường sắt cao tốc Indonesia – Trung Quốc (KCIC), liên danh điều hành dự án, cho biết đã lường trước việc chậm tiến độ cũng như đã tính toán các khoản chi phí vượt dự toán.
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KCIC Dwiyana Slamet Riyadi bày tỏ hy vọng sẽ không có sự thay đổi nào nữa đối với chi phí vượt dự toán vốn cũng không ảnh hưởng đến giá vé đề xuất trước đây ở mức 250.000-350.000 rupiah.
Liên danh KCIC cho biết đang tìm kiếm các phương án để tài trợ cho các chi phí vượt dự toán song vẫn chưa quyết định vì quá trình này phải có sự tham gia đàm phán của chính phủ.
Trong khi đó, Chính phủ Indonesia đã yêu cầu Ban quản lý dự án cắt giảm tối đa tổng chi phí cũng như chi phí vượt dự toán.
Dự án đường sắt cao tốc Jakarta – Bandung là một trong những dự án lớn tại Indonesia, được sử dụng nguồn vốn vay của Trung Quốc.
Được khởi công vào tháng 1/2016, dự án này đã nhiều lần bị trì hoãn do liên quan đến các vấn đề như kinh phí, và giải phóng mặt bằng.
Hồi cuối năm 2020, Indonesia đã tuyên bố tái khởi động dự án và ấn định thời hạn hoàn thành vào cuối năm 2021.
Tháng 5/2021, Tổng thống Jokowi cho hay nếu không có gì thay đổi, dự án quan trọng này sẽ được hoàn thành và chính thức đưa vào sử dụng trong khoảng quý IV/2022.
Cũng theo ông Jokowi, người dân Indonesia sẽ được hưởng lợi rất lớn từ dự án có tổng chiều dài 142,3 km này.
Thời gian di chuyển giữa hai thành phố sẽ chỉ còn 46 phút, thay vì hơn 2 giờ bằng ô tô riêng, hoặc 3-3,5 giờ bằng tàu hỏa như hiện nay./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Alibaba dự đoán 3 ngành hàng xuất khẩu tiềm năng trong năm 2022
16:35' - 18/01/2022
Alibaba nhận định về xu hướng thị trường toàn cầu và đưa ra dự đoán ngành hàng xuất khẩu tiềm năng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong báo cáo “Toàn cảnh chuyển đổi số Việt Nam B2B 2022”.
-
DN cần biết
Walmart lên kế hoạch tham gia vào “thế giới ảo”
06:50' - 18/01/2022
Theo văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Mỹ, Walmart đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho mảng “dịch vụ tài chính”, cụ thể là cung cấp tiền kỹ thuật số và mã token cho “cư dân mạng” trên toàn cầu.
-
DN cần biết
Thiếu hụt lao động- mối lo “kép” của các doanh nghiệp Nhật Bản
08:18' - 17/01/2022
Từ các nhà máy ô tô, viện dưỡng lão đến các nhà ga xe lửa, các cơ sở làm việc ở Nhật Bản phải đối mặt với nguy cơ biến thể Omicron lây lan nhanh khiến họ không có đủ nhân viên để duy trì hoạt động.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Hiệp định RCEP kết nối và thúc đẩy hợp tác thương mại
16:39' - 04/04/2025
RCEP là FTA lớn nhất thế giới xét về quy mô dân số với khoảng 2,3 tỷ người tiêu dùng (tương đương khoảng 30% dân số thế giới) quy mô tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu.
-
DN cần biết
Ngành công thương thực hiện loạt giải pháp thích ứng với biến động thị trường
16:29' - 04/04/2025
Nhằm hoàn thành nhiệm vụ do Chính phủ giao, ngành công thương chú trọng thị trường trong nước, đẩy nhanh tiến độ đàm phán các FTA mới và nâng cấp FTA đã có; lấy sản xuất công nghiệp làm trọng tâm.
-
DN cần biết
Chiến lược dài hạn và điều chỉnh sản phẩm để tiến sâu vào thị trường Halal
12:12' - 04/04/2025
Việt Nam có cơ hội lớn để tham gia vào thị trường thực phẩm Halal toàn cầu, trị giá 3 nghìn tỷ USD nhưng vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ, với chưa đến 10% nhu cầu được thỏa mãn.
-
DN cần biết
5 nhóm hàng tạm "thoát" thuế quan của Mỹ
09:58' - 04/04/2025
Theo báo La Tribune của Pháp, một số sản phẩm chủ chốt không bị áp thuế vì được coi là thiết yếu đối với nền kinh tế Mỹ.
-
DN cần biết
Hà Nội thành lập Trung tâm Dịch vụ và Hỗ trợ doanh nghiệp
20:53' - 03/04/2025
Trung tâm Dịch vụ và Hỗ trợ doanh nghiệp có trụ sở tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, huyện Thạch Thất.
-
DN cần biết
Khởi xướng điều tra chống bán phá giá sợi Elastomeric Filament yarn từ Việt Nam
21:19' - 02/04/2025
Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sợi Elastomeric filament yarn có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.
-
DN cần biết
Khánh Hòa khởi công xây dựng Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng
21:09' - 02/04/2025
Chiều 2/4, tại xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Lễ động thổ xây dựng Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng nằm trong Khu kinh tế Vân Phong.
-
DN cần biết
Đề xuất đầu tư gần 30.000 tỷ đồng mở rộng nhà máy Alumin Nhân Cơ
17:14' - 02/04/2025
Dự án nhà máy alumin Nhân Cơ (hiện tại) là 1 trong 2 dự án thí điểm của ngành khai thác quặng bô xít để sản xuất alumin, tiến tới sản xuất nhôm trên cả nước.
-
DN cần biết
Khai mạc Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam- Vietnam Expo 2025
11:30' - 02/04/2025
Tiếp nối thành công của các kỳ hội chợ trước, Vietnam Expo 2025 đã thu hút sự tham gia của khoảng 400 doanh nghiệp từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, với quy mô trên 500 gian hàng.