Tỷ phú George Soros kêu gọi châu Âu “thức tỉnh”
Trong bối cảnh EU đang bị rơi vào quên lãng do tiến lên một cách mù quáng, ông đánh giá những người châu Âu phải tỉnh dậy trước khi quá muộn, nếu không tương lai liên minh sẽ giống như số phận của Liên Xô cũ.
Cả các nhà lãnh đạo và công dân bình thường của EU dường như không nhận ra họ đang sống trong một thời kỳ cách mạng to lớn như thế nào, với nhiều hậu quả tiềm tàng và kết quả cuối cùng là rất mông lung.
Là một người đã sống đủ lâu và từng vượt qua vô số biến cố, tỷ phú George Soros đã chứng kiến nhiều giai đoạn mà ông cho là được đánh dấu bởi sự mất cân bằng lớn. Theo ông, bước ngoặt tiếp theo sẽ là cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 5/2019. Thật không may, các lực lượng chống EU được dự báo có nhiều khả năng giành được lợi thế so sánh tại cuộc bầu cử tới.
Một trong số những lý do giải thích cho dự báo đó là sự lỗi thời của hệ thống đảng phổ biến ở hầu hết các nước châu Âu, sự bất lực trong việc thay đổi Hiệp ước, cũng như tình trạng thiếu các công cụ pháp lý để trừng phạt các quốc gia thành viên vi phạm nguyên tắc tạo thành EU.
Một mặt, hệ thống đảng này cản trở những người muốn bảo tồn các giá trị sáng lập của EU, mặt khác họ ủng hộ những ý kiến muốn thay thế các giá trị này bằng một thứ gì đó hoàn toàn khác. Điều này đã được kiểm chứng ở cấp quốc gia và thậm chí là còn hơn thế trong các nhóm liên minh trên cấp độ châu Âu.
Nước Đức, quốc gia được xem là đang thống trị EU, được điều hành bởi một liên minh chính trị - hợp nhất Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) và Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo ở Bavaria (CSU) – nhưng sự kết hợp đó không còn sức sống nữa.
Liên minh chỉ tồn tại được khi không đảng nào có vị thế thực sự nổi trội ở Bavaria. Điều này đã thay đổi với sự gia tăng ảnh hưởng của đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD). Vào cuối cuộc bầu cử tháng Chín vừa qua tại Länder, CSU đã có số phiếu ủng hộ thấp nhất trong hơn 60 năm qua, trong khi AfD lần đầu tiên có chân trong Quốc hội bang Bavaria.
Sự trỗi dậy của AfD đã tước đi lý do tồn tại của liên minh CDU-CSU. Tuy nhiên, liên minh này không thể bị phá vỡ nếu không thông qua một cuộc bầu cử mới, điều mà cả Đức và châu Âu đều không thể cho phép xảy ra. Do đó, liên minh cầm quyền hiện tại sẽ chẳng công khai ủng hộ châu Âu như vậy nếu “sườn phải” của họ không bị AfD đe dọa.
Tuy nhiên, tình hình không phải là đã vô vọng. Những người của đảng Xanh (Ecologiste) Đức nổi bật là đảng duy nhất ủng hộ châu Âu tại nước này và họ tiếp tục giành được ngày càng nhiều sự ủng hộ trong các cuộc thăm dò dư luận, trong khi AfD dường như đã đạt đến đỉnh điểm ( trừ tại khu vực Đông Đức cũ). Các cử tri của liên minh CDU/CSU dù sao cũng được đại diện bởi một đảng ủng hộ sự gắn kết trên nhiều mặt đối với các giá trị châu Âu.
Tại Vương quốc Anh cũng vậy, một hệ thống đảng lỗi thời vô hình trung đã ngăn cản ý chí người dân được thể hiện đầy đủ. Công đảng và đảng Bảo thủ bị chia rẽ trong nội bộ, nhưng các nhà lãnh đạo lần lượt là Jeremy Corbyn và Theresa May, rất quyết tâm đi đến cùng trong việc đưa nước Anh ra khỏi EU (hay còn gọi là Brexit) - điều mà họ đã từng nhất trí hợp tác.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo Corbyn và May đang làm dấy lên sự phản đối ngay trong lòng hai đảng. Sự phản đối trong trường hợp Công đảng gần như là một cuộc nổi dậy. Chỉ một ngày sau cuộc gặp giữa ông Corbyn và bà May, Thủ tướng Anh đã công bố một chương trình giúp đỡ cho các khu vực bầu cử truyền thống của Công đảng thân Brexit đang trong tình trạng nghèo khó ở phía Bắc nước Anh.
Đây chính là lý do mà ông Corbyn bị cáo buộc phản bội lời hứa mà ông đã đưa ra tại hội nghị của Công đảng vào tháng 9/2018 để ủng hộ một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai về Brexit trong trường hợp không thể thực hiện một cuộc bầu cử sớm.
Còn tại Italy, đất nước này đang đối mặt với một tình huống gần tương tự. EU đã phạm một sai lầm nghiêm trọng vào năm 2017, bằng việc thực thi nghiêm túc Thỏa thuận Dublin, vốn không công bằng đối với các quốc gia như Italy, nước đón tiếp đầu tiên những người di cư vào EU.
Điều này đã khiến cuộc bầu cử diễn ra vào năm 2018 tưởng chừng thuận lợi cho phe ủng hộ châu Âu và nhập cư đã cho kết quả chiến thắng rơi vào tay của đảng Liên đoàn phương Bắc và Phong trào 5 sao, các đảng bài châu Âu.
Từ chỗ chiếm ưu thế trước đây, đảng Dân chủ hiện đang rơi vào tình huống xáo trộn. Điều này dẫn tới tình trạng một tỷ lệ đáng kể cử tri vẫn ủng hộ châu Âu hiện không có đảng nào để tin tưởng gửi gắm lá phiếu của họ. Tuy nhiên, một nỗ lực đang được thực hiện để tổ chức một danh sách thân châu Âu thống nhất. Một sự tái cơ cấu tương tự trong hệ thống các đảng chính trị đang diễn ra tại Pháp, Ba Lan, Thụy Điển và cả ở những nơi khác.
Đối với các liên minh tầm châu Âu, tình hình thậm chí còn khó khăn hơn. Trong khi nhiều đảng tại các quốc gia ít nhiều đều có truyền thống trong quá khứ, các nhóm đảng châu Âu hoàn toàn bị chi phối bởi lợi ích cá nhân của các nhà lãnh đạo của họ.
Đảng Nhân dân châu Âu (EPP) bị chỉ trích nhiều nhất về mặt này. EPP về cơ bản không có nguyên tắc, như được minh họa bằng việc sẵn sàng cho phép đảng Fidesz của Thủ tướng Hungary Viktor Orbán duy trì đa số và kiểm soát việc phân phối các chức vụ tốt nhất trong EU. Trong khi các lực lượng bài châu Âu xuất hiện với quan điểm rõ ràng, ít nhất họ có những nguyên tắc nhất định, bất chấp những quan niệm khó chịu.
Những bước đi đầu tiên về quốc phòng của châu Âu chống lại kẻ thù của nó, cả bên trong và bên ngoài, đòi hỏi sự thừa nhận mức độ nghiêm trọng của các mối đe dọa. Thứ hai là đánh thức đa số người ủng hộ châu Âu dường như vẫn đang ngủ và huy động họ bảo vệ các giá trị sáng lập của EU. Nếu không, giấc mơ về một châu Âu thống nhất có thể trở thành cơn ác mộng của thế kỷ 21./.
- Từ khóa :
- châu âu
- liên minh châu âu
- brexit
- tỷ phú George Soros
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 tạo ra 30.000 việc làm mới tại châu Âu
08:07' - 22/02/2019
Ngày 21/2, Phòng Thương mại Đức-Nga cho biết việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 đã tạo ra 30.000 việc làm ở châu Âu.
-
Chuyển động DN
Nhiều vụ tấn công mạng nhằm vào các tổ chức tại châu Âu
19:53' - 20/02/2019
Ngày 20/2, tập đoàn Microsoft của Mỹ thông báo hãng này đã phát hiện nhiều vụ tấn công mạng nhằm vào các cơ quan chính trị, tổ chức phi chính phủ tại các nước châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Cảng lớn nhất châu Âu đối mặt với bất ổn nếu Brexit không thỏa thuận
14:35' - 15/02/2019
Cảng lớn nhất châu Âu là Rotterdam của Hà Lan sẽ phải đối mặt với sự bất ổn và mất trật tự” nếu nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, mà không đạt được thỏa thuận nào.
-
Kinh tế Thế giới
Nguy cơ Mỹ áp thuế bổ sung đối với ô tô nhập khẩu từ châu Âu
10:05' - 15/02/2019
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có 90 ngày xem xét trước khi quyết định liệu có áp mức thuế bổ sung đối với ô tô nhập khẩu hay không.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ can thiệp vào chính sách năng lượng châu Âu?
05:30' - 23/01/2019
Đại sứ Mỹ tại Đức Richard Grenell đã bóng gió đề cập tới khả năng Washington áp đặt trừng phạt đối với những công ty ủng hộ dự án xây dựng đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2).
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu quan ngại sau khi thỏa thuận Brexit thất bại
09:32' - 16/01/2019
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã bày tỏ sự lo ngại sau khi thỏa thuận Anh rời EU, hay còn gọi là Brexit, đã bị bác bỏ trong cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Anh tối 15/1.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu bất đồng trong hướng giải quyết khủng hoảng di cư (Phần 3)
07:25' - 10/01/2019
Nếu EU có một hệ thống dựa trên các quy tắc, điều này sẽ đồng nghĩa với việc duy trì một sự phân biệt rõ ràng giữa người tị nạn và người di cư đầy tham vọng.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu bất đồng trong hướng giải quyết khủng hoảng di cư (Phần 2)
05:30' - 09/01/2019
Nghĩa vụ không mang tính có đi có lại rõ ràng nhất của châu Âu là giúp đỡ người tị nạn có thể sắp có nguy cơ bị tổn hại. Đối với một số người, tị nạn ở châu Âu là cách duy nhất để đảm bảo an toàn.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu bất đồng trong hướng giải quyết khủng hoảng di cư (Phần 1)
05:30' - 08/01/2019
Ba năm kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng tị nạn châu Âu, nền chính trị của “Lục địa Già” vẫn chấn động bởi những bất đồng về vấn đề di cư.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36'
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.