Châu Âu bất đồng trong hướng giải quyết khủng hoảng di cư (Phần 2)
Nghĩa vụ không mang tính có đi có lại rõ ràng nhất của châu Âu là giúp đỡ người tị nạn có thể sắp có nguy cơ bị tổn hại. Đối với một số người, tị nạn ở châu Âu là cách duy nhất để đảm bảo sự an toàn của họ.
Tuy nhiên, hầu hết người tị nạn không ở châu Âu hay nỗ lực đến châu Âu. 85% số người tị nạn của thế giới tìm nơi trú ẩn ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Hiện có gần 3 triệu người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ, hơn 1 triệu người ở Liban, và trên 650.000 người ở Jordan, so với khoảng 1 triệu người ở toàn bộ châu Âu.
Người tị nạn không phải người di cư tự nhiên: Họ là những người lựa chọn ở lại quê nhà cho đến khi bị buộc phải di dời do khủng hoảng.
Điều họ cần không phải là sự di cư vĩnh viễn về bản chất mà là sự an toàn và trạng thái bình thường cho đến khi họ có thể về nước hoặc được chấp nhận là các công dân hữu ích ở nơi trú ẩn của họ trong khu vực hoặc ở những nơi khác.
Nếu EU có thể cho người tị nạn đủ sự hỗ trợ và các cơ hội phát triển, họ sẽ hoàn thành các nghĩa vụ đạo đức của mình và khiến hầu hết mọi người gần như không cần phải di chuyển sang châu Âu.
Tuy nhiên, sự hỗ trợ và các cơ hội phát triển không thể đến dưới dạng viện trợ nhân đạo vô hạn định, mà thể hiện như là một sự bòn rút các nguồn lực của những nước giàu có và hầu như không làm được gì để có thể đưa người tị nạn vào một tình trạng bền vững, có thể tự cung tự cấp.
Thay vào đó, các cơ hội này phải giúp người tị nạn khôi phục một ý thức về quyền tự trị, cộng đồng, và phẩm giá trong các nước không thuộc châu Âu, nơi họ cư trú nhiều nhất. Điều này có nghĩa là những việc làm ở các nước tiếp nhận – một chính sách với lợi ích bổ sung là đem đến cho các nước tiếp nhận một sự khích lệ về kinh tế để duy trì mở cửa biên giới.
Cách tốt nhất để châu Âu hoàn thành các nghĩa vụ của họ đối với đại đa số người tị nạn của thế giới là mang đến cho họ việc làm ở các nước tiếp nhận, từ đó cả người tị nạn lẫn nước tiếp nhận đều có lợi.
Có rất nhiều ví dụ về các chính sách tiến bộ để dung nạp người tị nạn ở các nước đang phát triển vào nền kinh tế. Năm 2016, được hỗ trợ bởi những sự nhượng bộ thương mại từ EU và nguồn tài chính từ Ngân hàng Thế giới (WB), Jordan đã cho người tị nạn quyền làm việc. Gần như kể từ khi độc lập, Uganda cho phép người tị nạn quyền tự do di chuyển tương đối và quyền làm việc.
Năm 2016, Kenya mở Kalobeyei - khu định cư được thiết kế dựa theo thị trường đầu tiên trên thế giới mà ở đó cả người tị nạn lẫn các thành viên của cộng đồng nước tiếp nhận sống kề sát nhau. Cùng năm đó, Ethiopia cam kết chuyển từ chính sách trại tị nạn khép kín sang một chính sách sẽ dần trao cho người tị nạn quyền được làm việc và di chuyển.
Với sự hỗ trợ của quốc tế, các nước này đang tạo ra những mô hình bền vững vừa bảo vệ người tị nạn vừa đồng thời có lợi cho các cộng đồng nước chủ nhà. Chẳng hạn, các nghiên cứu gần đây của WB và Tập đoàn tài chính quốc tế đem lại bằng chứng rằng các cộng đồng nước chủ nhà ở Kenya đã hưởng lợi từ cách tiếp cận dựa theo thị trường đối với việc hỗ trợ người tị nạn.
Chúng ta đều biết rằng nên sẵn sàng có các kế hoạch tái định cư có tổ chức để tạo điều kiện thuận lợi cho người tị nạn đi tới nước thứ ba khi họ mắc kẹt trong tình trạng bấp bênh trong thời gian dài, không thể trở về quê hương hay hòa nhập với cộng đồng nước chủ nhà.
Nhưng các kế hoạch này nên có các tiêu chuẩn rõ ràng và có sự phối hợp quốc tế nhiều hơn so với hiện nay. Tái định cư có tổ chức cũng có thể trở nên bền vững hơn bằng việc đưa ra các lựa chọn về bảo trợ tư nhân.
Chẳng hạn, Canada đã có một hệ thống thành công cho chương trình bảo trợ của tư nhân cho công tác tái định cư người tị nạn kể từ những năm 1970, tạo điều kiện thuận lợi cho các cộng đồng có các giá trị tiến bộ gánh vác những phí tổn của việc hội nhập người tị nạn, những người cần nơi trú ẩn an toàn ở Canada nhất. Mặc dù hệ thống này không được áp dụng rộng rãi ở châu Âu, nhưng hiện Đức và Anh đang thăm dò việc thực hiện nó./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu bất đồng trong hướng giải quyết khủng hoảng di cư (Phần 1)
05:30' - 08/01/2019
Ba năm kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng tị nạn châu Âu, nền chính trị của “Lục địa Già” vẫn chấn động bởi những bất đồng về vấn đề di cư.
-
Kinh tế Thế giới
Người di cư tới châu Âu giảm mức thấp nhất trong 5 năm
15:01' - 06/01/2019
Số người di cư bất hợp pháp tới biên giới châu Âu trong năm ngoái đã xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua.
-
Đời sống
Mexico không chấp nhận quy chế "nước thứ ba an toàn" với người di cư
15:07' - 25/12/2018
Mexico sẽ không chấp nhận quy chế "nước thứ ba an toàn" đối với người di cư tìm kiếm quy chế tị nạn tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hành trình khó khăn giải quyết vấn đề người di cư
16:16' - 12/12/2018
Hy vọng về một hành trình để các nước cùng nhau giải quyết vấn đề người di cư - một trong những thách thức toàn cầu hiện nay - cũng trở nên mong manh.
-
Đời sống
Người di cư Trung Mỹ được tạo điều kiện nhập cảnh hợp pháp vào Mexico
09:47' - 11/12/2018
Ngày 10/12, Ngoại trưởng Mexico Marcelo Ebrard cho biết nước này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhập cảnh hợp pháp đối với người di cư từ các quốc gia Trung Mỹ, gồm El Salvador, Guatemala, Honduras.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Đến năm 2025 cơ bản không còn tình trạng dân di cư tự do
15:50' - 09/12/2018
Sáng 9/12, hội nghị quy mô toàn quốc về chủ đề “Giải pháp ổn định dân di cư tự do và quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại Tây Nguyên” đã diễn ra tại Tp Ban Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
15:06'
Hàn Quốc đang giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc đại lục, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam...
-
Kinh tế Thế giới
Các công ty nước ngoài lạc quan về thị trường Trung Quốc
14:34'
Trung Quốc đã nổi lên như một điểm đến hàng đầu cho đầu tư nước ngoài, được hỗ trợ bởi những lợi thế chiến lược rộng rãi trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu thay đổi sâu sắc.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cảnh báo áp lại mức thuế cao nếu không đạt được thỏa thuận thương mại
13:12'
Washington có thể áp lại mức thuế quan cao với các nước đối tác như đã công bố hồi đầu tháng Tư vừa qua, nếu không đạt được thỏa thuận trước ngày 8/7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong kỷ niệm 28 năm trở về Trung Quốc
11:24'
Sáng 1/7, tại Quảng trường Kim Tử Kinh, quận Wanchai, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã diễn ra lễ thượng cờ nhân kỷ niệm 28 năm ngày Hong Kong trở về Trung Quốc (1/7/1997-1/7/2025).
-
Kinh tế Thế giới
Chính quyền Tổng thống D.Trump kết luận Đại học Harvard vi phạm luật liên bang
08:16'
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo với Đại học Harvard kết quả điều tra cho thấy trường đã vi phạm luật liên bang về quyền công dân.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo có thể tăng thuế cao hơn
08:15'
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo nhiều quốc gia có thể phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn đáng kể sau ngày 9/7.
-
Kinh tế Thế giới
5 dấu hiệu cảnh báo cho nền kinh tế thế giới
08:15'
Ngoài những biến động thị trường trong ngắn hạn, có ít nhất 5 thay đổi cấu trúc có thể định hình lại cục diện kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành vận tải đường biển đối mặt với nguy cơ mất an toàn vì nhiễu loạn GPS
17:47' - 30/06/2025
Nhiều con tàu vận tải đi qua Biển Đen, Biển Đỏ, Biển Baltic và đặc biệt là Vịnh Ba Tư cùng eo biển Hormuz có nguy cơ mất an toàn vì nhiễu loạn định vị GPS.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Giá hơn 2.000 mặt hàng thực phẩm sẽ tăng gấp 5 lần so với năm ngoái
16:54' - 30/06/2025
Kết quả khảo sát của công ty tư nhân Teikoku Databank công bố ngày 30/6 cho thấy, dự kiến giá thực phẩm sẽ tăng đối với 2.105 mặt hàng trong tháng Bảy, gấp khoảng 5 lần cùng kỳ năm ngoái.