Ưu tiên nguồn lực để bứt phá
Đây là tiền đề để thành phố Đà Nẵng tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Thành phố Đà Nẵng đã tận dụng tiềm năng và lợi thế để triển khai thực hiện Nghị quyết 136 như thế nào? Để làm rõ vấn đề này phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng.
Phóng viên: Nghị quyết 136/2024/QH15 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, vậy thành phố đã chuẩn bị triển khai Nghị quyết này như thế nào, thưa ông?
Phó Chủ tịch Hồ Kỳ Minh: Sau khi Nghị quyết 136/2024/QH15 về tổ chức mô hình chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách ưu đãi để phát triển thành phố Đà Nẵng được ban hành, thành phố đã tập trung triển khai nhằm sớm đưa Nghị quyết 136 đi vào thực tiễn.Ngày 22/7/2024, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Chỉ thị số 44 về việc lãnh đạo triển khai thực hiện Nghị quyết 136; trong đó cũng đồng thời ban hành các quyết định thành lập Ban chỉ đạo, các thành viên Ban chỉ đạo phân công nhiệm vụ cho các thành viên cũng như là tổ giúp việc của Ban chỉ đạo. Bên cạnh đó, Hội đồng nhân dân thành phố đã ban hành Nghị quyết số 57 ngày 30/7/2024 về việc triển khai Nghị quyết 136 và thành phố Đà Nẵng cũng đã ban hành Quyết định số 1800 ngày 20/8/2024 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 136.
Để triển khai quán triệt Nghị quyết 136 một cách đồng bộ, toàn diện, thành phố Đà Nẵng đã mời Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị công bố Nghị quyết 136 cũng như tuyên truyền, phổ biến những nội dung chủ yếu của Nghị quyết 136 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến đến tất cả các quận, huyện, phường, xã cũng như là các Đảng bộ trực thuộc Thành ủy Đà Nẵng. Phóng viên: Vậy đâu là những nhiệm vụ trọng tâm mà thành phố sẽ triển khai trong thời gian tới, thưa ông? Phó Chủ tịch Hồ Kỳ Minh: Đà Nẵng sẽ tập trung vào hai nhóm vấn đề trong Nghị quyết 136. Nhóm vấn đề thứ nhất liên quan đến tổ chức thực hiện mô hình chính quyền đô thị và nhóm vấn đề thứ hai là các cơ chế, chính sách ưu đãi phát triển thành phố Đà Nẵng. Đối với nhóm vấn đề thứ nhất về mô hình chính quyền đô thị, thành phố sẽ tập trung sớm trình Hội đồng nhân dân thành phố ban hành nghị quyết về thành lập Sở An toàn Thực phẩm. Bên cạnh đó, triển khai những cơ chế chính sách cho các quận, phường khi thực hiện mô hình chính quyền đô thị và đặc biệt chú ý đến chế độ chính sách cho các cán bộ, công chức làm ở khối quận, phường. Đối với nhóm vấn đề thứ hai liên quan đến các cơ chế, chính sách đặc thù của thành phố, thành phố sẽ ưu tiên cho một số ngành, lĩnh vực quan trọng như: tập trung phát triển lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; phát triển hạ tầng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát triển những dự án trọng điểm có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thành phố như cảng Liên Chiểu, Khu thương mại tự do, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng. Phóng viên: Xin ông cho biết những ngành nào sẽ được hưởng lợi khi Nghị quyết 136 được triển khai? Phó Chủ tịch Hồ Kỳ Minh: Khi Nghị quyết 136 được triển khai và đi vào thực tiễn, những nhóm ngành đã được đề cập trong Nghị quyết 136 như: vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo ở khu thương mại tự do, các dịch vụ logistics gắn với cảng biển, cảng hàng không sẽ có tốc độ phát triển bứt phá và sẽ có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của thành phố trong thời gian tới. Phóng viên: Để thu hút được các nhà đầu tư chiến lược khi Nghị quyết 136/2024/QH15 có hiệu lực, thành phố đã có kế hoạch gì cho vấn đề này, thưa ông? Phó Chủ tịch Hồ Kỳ Minh: Để thu hút và phát triển những ngành, những dự án quan trọng đã được đề cập trong Nghị quyết 136, một việc rất quan trọng là phải ưu tiên thu hút được các nhà đầu tư chiến lược. Đối với vấn đề này, thành phố đã ban hành một danh mục các ngành, lĩnh vực, dự án ưu tiên thu hút đầu tư vào thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xây dựng những kế hoạch gặp gỡ, xúc tiến đầu tư, tuyên truyền quảng bá về môi trường đầu tư đến các nhà đầu tư chiến lược ở các thị trường trọng điểm. Ví dụ đối với lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, chúng tôi ưu tiên cho các thị trường để thu hút đầu tư như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Còn đối với việc phát triển cảng biển Liên Chiểu, chúng tôi ưu tiên cho những doanh nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực và đầu tư hạ tầng cũng như khai thác cảng biển đẳng cấp quốc tế ở châu Âu, châu Á - Thái Bình Dương.Phóng viên: Nhiều ý kiến cho rằng, Khu thương mại tự do sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Đà Nẵng. Vậy ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Phó Chủ tịch Hồ Kỳ Minh: Một điểm đột phá trong Nghị quyết 136 là Khu thương mại tự do, trong Nghị quyết cũng đã nêu Khu thương mại tự do sẽ bao gồm ba phân khu: phân khu sản xuất, phân khu thương mại dịch vụ và phân khu logistics.Tôi nghĩ rằng khi Khu thương mại tự do được triển khai sẽ tạo ra một cú hích cho sự phát triển của thành phố Đà Nẵng. Ví dụ, đối với lĩnh vực logistics sẽ gắn với cảng biển Liên Chiểu. Như vậy, toàn bộ vấn đề về hàng hóa xuất nhập khẩu, phân phối sẽ gắn qua cảng biển Liên Chiểu là cảng quốc tế.
Đối với phân khu sản xuất, chúng tôi cũng sẽ ưu tiên thu hút những nhà đầu tư chiến lược để vừa đầu tư hạ tầng các phân khu sản xuất, vừa đầu tư trực tiếp sản xuất ra những sản phẩm thuộc những danh mục, những lĩnh vực mà thành phố ưu tiên thu hút đầu tư như: vi mạch, bán dẫn trí tuệ nhân tạo, công nghệ cao, công nghệ hàng không vũ trụ. Nếu làm được như này thì không chỉ Khu thương mại tự do sẽ đóng góp quan trọng cho sự phát triển của thành phố Đà Nẵng mà còn đóng góp cho kinh tế cả nước. Phóng viên: Để Nghị quyết 136/2024/QH15 mang lại hiệu quả và đi vào cuộc sống, Đà Nẵng sẽ ưu tiên nguồn lực cho các vấn đề nào, thưa ông? Phó Chủ tịch Hồ Kỳ Minh: Để Nghị quyết 136 nhanh chóng đi vào cuộc sống và phát huy được hiệu quả, thành phố sẽ dành tất cả các nguồn lực về con người, tài chính, cơ chế chính sách… để ưu tiên phát triển. Ví dụ đối với cơ chế chính sách, hiện nay chúng tôi đang tập trung xây dựng những nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố để ban hành những nội dung liên quan đến các lĩnh vực, các ngành, các dự án đã được đề cập trong Nghị quyết 136 nhưng thuộc thẩm quyền của thành phố. Bên cạnh đó, đối với những dự án quan trọng chúng tôi sẽ bổ sung các nguồn lực vào trong kế hoạch đầu tư công trung hạn của giai đoạn 2022 - 2025 cũng như kế hoạch đầu tư hàng năm và tiếp tục báo cáo với Trung ương để xem xét đầu tư cho những dự án trọng điểm mang tầm quốc gia, có ảnh hưởng đến tác động lan tỏa đến sự phát triển liên vùng và của toàn bộ đất nước. Phóng viên: Xin cảm ơn ông!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
“Mở cửa” để Đà Nẵng phát triển bứt phá - Bài cuối: Để Nghị quyết sớm đi vào cuộc sống
15:07' - 06/11/2024
Các cơ chế, chính sách đặc thù của Nghị quyết 136/2024/QH15 của Quốc hội đang mở ra những vận hội mới cho Đà Nẵng, giúp thành phố phát triển nhanh và bền vững trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
“Mở cửa” để Đà Nẵng phát triển bứt phá - Bài 2: Tiên phong xây dựng Khu thương mại tự do
15:05' - 06/11/2024
Tại Việt Nam, Đà Nẵng là địa phương đầu tiên của cả nước được phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do theo định hướng của Nghị quyết 136.
-
Kinh tế Việt Nam
“Mở cửa” để Đà Nẵng phát triển bứt phá - Bài 1: Hưởng lợi từ cơ chế, chính sách đặc thù
15:03' - 06/11/2024
Nghị quyết số 136 được kỳ vọng mở ra “cánh cửa mới”, tạo điều kiện cho Đà Nẵng phát huy tối đa các lợi thế, phát triển bứt phá.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Hàn Quốc khẳng định cam kết dẫn đầu các sáng kiến năng lượng không carbon
11:48'
Tổng thống Yoon Suk Yeol cam kết Hàn Quốc sẽ dẫn đầu các nỗ lực mở rộng việc sử dụng năng lượng không carbon.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thư ký LHQ và Tổng thống Brazil khẳng định cam kết chống biến đổi khí hậu
09:16'
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres và Tổng thống Brazil Lula da Silva đã khẳng định cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
-
Ý kiến và Bình luận
Anh công bố cải cách tài chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
10:20' - 15/11/2024
Chính phủ Anh đang lên kế hoạch cải cách lĩnh vực tài chính, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Nhiều cơ hội để Trung Quốc và Mỹ mở rộng thương mại nông sản
09:09' - 15/11/2024
Trung Quốc và Mỹ có nhiều cơ hội để mở rộng hợp tác nông nghiệp khi Trung Quốc có thể nhập khẩu 30 triệu tấn đậu nành từ Mỹ trong năm thị trường 2025.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Scholz hối thúc Quốc hội Đức thông qua các dự luật quan trọng
09:55' - 14/11/2024
Thủ tướng Olaf Scholz đã kêu gọi các chính đảng trong cơ quan lập pháp Đức tiếp tục hợp tác thông qua các dự luật quan trọng trước cuộc bầu cử mới.
-
Ý kiến và Bình luận
Lãnh đạo IMF và WB cam kết hợp tác với Tổng thống đắc cử Mỹ D.Trump
11:30' - 13/11/2024
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cam kết hợp tác với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
Giới chức ECB thận trọng trước nguy cơ chiến tranh thương mại mới
06:30' - 13/11/2024
Các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo các chính sách bảo hộ từ chính quyền mới của Mỹ sẽ cản trở tăng trưởng toàn cầu.
-
Ý kiến và Bình luận
Airbus ủng hộ thương mại tự do khi lo ngại về thuế quan gia tăng
22:01' - 12/11/2024
Airbus mong muốn các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Trung Quốc và EU về động thái của EU trong việc áp thuế đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất đạt được một số tiến triển.
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ khẳng định cam kết chống biến đổi khí hậu
08:38' - 12/11/2024
Ngày 11/11, Đặc phái viên về khí hậu của Mỹ John Podesta khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục đấu tranh chống biến đổi khí hậu bất chấp việc ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ.