Vai trò chi phối của Nhật Bản trong các thỏa thuận thương mại quan trọng trong khu vực
Ban đầu, có 16 nền kinh tế, chiếm khoảng 1/3 GDP toàn cầu, tham gia đàm phán RCEP. Vì vậy, hiệp định này sẽ có ảnh hưởng mang tính hệ thống tới cấu trúc kinh tế toàn cầu. Do đây là hiệp định thương mại khu vực đầu tiên có sự tham gia của Ấn Độ, nên RCEP được coi là biểu hiện kinh tế đầu tiên của khái niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, điều gì đang diễn ra đối với hiệp định thương mại khu vực này? Liệu các cuộc đàm phán về RCEP-15 có thể hoàn thành vào năm 2020 với sự tham gia của 15 nền kinh tế (không bao gồm Ấn Độ)? Hay việc Ấn Độ rút khỏi cuộc đàm phán sẽ khiến các nhà thương lượng phải bắt đầu lại từ đầu?
Kết quả của quá trình này tùy thuộc vào cách tiếp cận của Chính phủ Nhật Bản đối với vấn đề Ấn Độ rút khỏi cuộc đàm phán này. Và điều đó cũng thể hiện vai trò mới của Nhật Bản với tư cách nước có ảnh hưởng tới các thỏa thuận thương mại khu vực ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Nhật Bản đã đầu tư rất nhiều thời gian và nỗ lực cho sự tham gia của Ấn Độ vào RCEP. Đây là một thỏa thuận ASEAN+6 mà Tokyo đã thúc đẩy vào năm 2012, trong bối cảnh Trung Quốc đưa ra đề xuất ASEAN+3 nhằm loại bỏ sự tham gia của Ấn Độ, Australia và New Zealand.
Nhật Bản là một trong những nước đi đầu ủng hộ cho khái niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhằm đưa Ấn Độ hội nhập sâu hơn vào các cấu trúc khu vực.
Trong những năm gần đây, Nhật Bản đã nhanh chóng nâng cấp quan hệ song phương với Ấn Độ và một trong những thành quả đó là cuộc họp cấp bộ trưởng 2+2 giữa các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao hai nước vào tháng 11. Vì vậy, việc Ấn Độ rút khỏi RCEP là một thất bại chiến lược quan trọng đối với ngành ngoại giao của Nhật Bản.
Điều này phản ánh qua các phát biểu chính thức của phía Nhật Bản. Khi được hỏi về việc liệu RCEP sẽ tiếp tục tiến triển mà không có Ấn Độ, Trưởng đoàn đàm phán của Nhật Bản nói: “Chúng tôi chưa nghĩ gì về điều đó… Nhật Bản sẽ tiếp tục cố gắng để thuyết phục Ấn Độ tham gia”.
Sau đó, Nhật Bản đã nỗ lực dàn xếp cuộc gặp giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người đồng cấp Ấn Độ. Tuy nhiên, các cuộc biểu tình liên quan tới những sửa đổi gần đây trong các luật về tư cách công dân đã khiến cuộc gặp thượng đỉnh này bị hoãn vô thời hạn.
Trong bất cứ tình huống nào, khả năng Nhật Bản có thể thuyết phục Ấn Độ quay lại bàn đàm phán là rất thấp. Sự bế tắc trong quan hệ Ấn-Trung liên quan tới vấn đề mất cân bằng cán cân thương mại đã gây trở ngại cho các cuộc đàm phán trong những năm qua, và các đề xuất của New Dehli về các thỏa thuận song phương đặc biệt giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã bị phản đối.
Tuyên bố của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi về việc nước này rút khỏi các cuộc đàm phán về RCEP đã khẳng định một cách rõ ràng: “Hình thức hiện tại của thỏa thuận RCEP không phản ánh đầy đủ vấn đề cơ bản và các nguyên tắc chỉ đạo đã được nhất trí của RCEP. Nó cũng không giải quyết một cách thỏa đáng các vấn đề và quan ngại của Ấn Độ. Trong bối cảnh như vậy, Ấn Độ không thể tham gia vào thỏa thuận RCEP”.
Ngược lại, các thành viên còn lại của RCEP dự định sẽ tiếp tục thúc đẩy thỏa thuận này. Tuyên bố gần đây nhất của các nhà lãnh đạo các nền kinh tế tham gia đàm phán RCEP khẳng định 15 nước đã hoàn tất các cuộc đàm phán về nội dung văn bản và phần lớn các vấn đề thuế quan. Mục tiêu hiện nay là ký kết văn bản về mặt pháp lý vào tháng 2/2020.
Giờ đây, Nhật Bản đang phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu kinh tế: Liệu Tokyo sẽ từ chối ký một thỏa thuận RCEP không có Ấn Độ? Hay nước này sẽ tiếp tục thúc đẩy RCEP-15 và bảo vệ một thỏa thuận thương mại quan trọng cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương?
Thực ra, Nhật Bản đã từng lâm vào tình thế khó khăn như vậy trong các cuộc đàm phán trước đó liên quan tới Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Mục tiêu chiến lược của Nhật Bản là nỗ lực thuyết phục Tổng thống Trump thay đổi quyết định đó, nhưng Tokyo đã không thành công trong việc thực hiện mục tiêu này.
Tuy nhiên, sau đó, Tokyo đã chuyển sang mục tiêu kinh tế khi nỗ lực hoàn tất TPP mà không có sự tham gia của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tokyo đã đi đầu và xây dựng một liên minh gồm các đối tác có chung ý tưởng để cứu vãn thỏa thuận thương mại này và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được ký kết chỉ một năm sau đó.
Nhật Bản có thể thúc đẩy TPP-11 thành công, bởi vì nước này có những phẩm chất của một nước đi đầu về ngoại giao thương mại. Với tư cách là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, Nhật Bản có quy mô thị trường đủ lớn để đưa ra con bài quan trọng trong các cuộc thương lượng với các đối tác.
Tokyo cũng có các quan hệ ngoại giao đáng tin cậy với phần lớn các nước trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhất là với các nước thành viên ASEAN. Và Tokyo cũng đã thể hiện năng lực dàn xếp, nhất là việc nước này sẵn sàng đưa ngành nông nghiệp - một lĩnh vực nhạy cảm về mặt đối nội - vào TPP.
Hơn thế nữa, Nhật Bản là quốc gia duy nhất có khả năng cầm trịch vấn đề thương mại khu vực tại thời điểm hiện nay. Các biện pháp mang tính cưỡng ép về thương mại của Chính quyền Tổng thống Trump đã làm giảm niềm tin của các đối tác vào Mỹ và khiến nước này bị loại ra khỏi các cuộc đàm phán đa phương quan trọng.
Những nước ủng hộ tự do hóa thương mại khác như Singapore, Thái Lan và Australia lại đang thiếu năng lực lãnh đạo về kinh tế hoặc ngoại giao. Trong khi đó, Trung Quốc lại mang các vấn đề phức tạp và đôi khi là các vấn đề xung đột địa-chính trị lên bàn đàm phán, và điều này được thể hiện rõ qua tâm lý chống Trung Quốc của Ấn Độ trong các cuộc đàm phán về RCEP.
Trong lần thứ hai phải đối mặt với một quyết định chỉ trong vòng 2 năm, Nhật Bản nhận thấy nước này có vai trò chi phối đối với một thỏa thuận thương mại khu vực có quy mô lớn và tầm ảnh hưởng mang tính hệ thống trên toàn cầu. Việc Tokyo lựa chọn ưu tiên cho mục tiêu chiến lược hay kinh tế có thể sẽ quyết định tương lai của cấu trúc kinh tế khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Nhật Bản lên đường dự hội nghị thượng đỉnh Nhật- Trung- Hàn
14:50' - 23/12/2019
Chiều 23/12, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã khởi hành tới Trung Quốc để tham dự hội nghị thượng đỉnh Nhật- Trung- Hàn sẽ diễn ra trong ngày 24/12.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản thông qua ngân sách kỷ lục cho tài khóa 2020
11:48' - 20/12/2019
Chính phủ Nhật Bản ngày 20/12 đã thông qua dự thảo ngân sách tài khóa 2020 - 102.658 tỷ yen (khoảng 939 tỷ USD).
-
Kinh tế Thế giới
Dự trù ngân sách Nhật Bản 2020 lại vượt ngưỡng 100.000 tỷ yên
07:03' - 19/12/2019
Nội các của Thủ tướng Shinzo Abe dự kiến sẽ phê chuẩn dự thảo ngân sách tài khóa 2020 vào ngày 20/12 tới.
-
Doanh nghiệp
Thay đổi để đáp ứng yêu cầu từ thị trường Nhật Bản
10:30' - 18/12/2019
Để doanh nghiệp tiếp cận với chuỗi cung ứng toàn cầu như đưa hàng Việt vào chuỗi siêu thị AEON nói riêng và thị trường Nhật Bản nói chung, chính các doanh nghiệp phải có sự thay đổi và thích nghi.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản - Hàn Quốc bắt đầu đối thoại cấp cao về tranh cãi thương mại
09:36' - 16/12/2019
Đây là cuộc đàm phán thương mại cấp cao đầu tiên giữa hai bên kể từ tháng 6/2016 và được xem là rất quan trọng đối với việc giải quyết xung đột thương mại giữa hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản muốn sớm ký thỏa thuận tự do thương mại với Anh hậu Brexit
15:24' - 13/12/2019
Nhật Bản đang nỗ lực để giảm thiểu những tác động có thể gây ra từ sự kiện Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu - EU) đối với các doanh nghiệp của nước này.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản: Thặng dư tài khoản vãng lai tăng mạnh
17:37' - 09/12/2019
Theo báo cáo sơ bộ vừa công bố của Bộ Tài chính Nhật Bản, thặng dư tài khoản vãng lai của nước này trong tháng 10/2019 đã tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Nợ công phình to trong khi hơn 30 tỷ USD ngân sách chưa được giải ngân
19:56' - 16/08/2022
Số liệu của Chính phủ Nhật Bản cho thấy ngân sách cho các dự án công trong 2 tài khóa 2020 và 2021 còn hơn 4.000 tỷ yen (30 tỷ USD) chưa được giải ngân, trong khi nợ công của nước này đang phình to.
-
Kinh tế Thế giới
Triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Dự án xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh
18:36' - 16/08/2022
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP, triển khai Nghị quyết số 57/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng công nghiệp của Đức sụt giảm vì mực nước sông Rhine thấp
15:27' - 16/08/2022
Viện Kinh tế thế giới Kiel của Đức cảnh báo nếu mực nước ở Kaub tiếp tục duy trì ở mức thấp tới hạn 78cm trong vòng 30 ngày thì sản lượng công nghiệp của Đức sẽ giảm khoảng 1%.
-
Kinh tế Thế giới
Quá tải đơn xin cấp hộ chiếu tại Canada
15:06' - 16/08/2022
Canada đang tìm cách cắt giảm thời gian chờ đợi hộ chiếu, vốn kéo dài gần 5 tháng, trong bối cảnh nhu cầu đi lại sau đại dịch tăng vọt gây áp lực đối với hệ thống.
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Mỹ D. Trump có thể bị điều tra về khả năng vi phạm luật gián điệp
11:06' - 16/08/2022
Báo Washington Post đưa tin Bộ Tư pháp Mỹ nghi ngờ cựu Tổng thống Donald Trump có thể vi phạm Đạo luật Gián điệp cùng một số cáo buộc liên quan đến vi phạm quy định bảo mật và xử lý tài liệu công.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ ủng hộ đối thoại với Triều Tiên
09:48' - 16/08/2022
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price ngày 16/8 cho biết Mỹ ủng hộ mạnh mẽ nỗ lực của Hàn Quốc tái khởi động đối thoại với Triều Tiên và phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Anh trong chuyển đổi số và chuyển dịch xanh
08:11' - 16/08/2022
Việt Nam - Anh có nhiều tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực đổi mới công nghệ, chuyển đổi số, chống biến đổi khí hậu và đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
-
Kinh tế Thế giới
Du lịch Pháp “vào cầu” sau COVID-19
20:37' - 15/08/2022
Theo đánh giá của Cơ quan xúc tiến du lịch Pháp (Atout France) cho biết dòng người du lịch Pháp đã đạt, thậm chí vượt mức năm 2019, thời điểm ngay trước dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyến tàu ngũ cốc Ukraine đầu tiên đang tiến đến cảng Tartous ở Syria
18:20' - 15/08/2022
Chuyến tàu đầu tiên chở ngũ cốc của Ukraine, xuất phát cách đây hai tuần theo thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc được Ukraine và Nga ký hồi tháng Bảy vừa qua, đang đến gần cảng Tartous ở Tây Bắc Syria.