Vấn đề Bắc Ireland "ngáng đường" tiến trình Brexit
Điều khiến nhiều người ngạc nhiên là Bắc Ireland đã trở thành vấn đề khó khăn nhất trong vòng đàm phán đầu tiên rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) của Vương quốc Anh (còn gọi là Brexit).
Nhưng sau đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã thay thế điều khoản chốt chặn Ireland - điều khoản có thể buộc toàn bộ nước Anh nằm trong liên minh hải quan của EU - bằng một nghị định thư để một mình Bắc Ireland nằm trong thị trường chung và liên minh hải quan.
Theo tạp chí Economist của Anh, hậu quả tất yếu của nghị định thư này là việc kiểm tra biên giới và hải quan giữa đảo Anh (Great Britain) và vùng Bắc Ireland diễn ra trên Biển Ireland, dù nhiều Bộ trưởng và kể cả Thủ tướng Anh phủ nhận điều này hoặc hứa rằng việc kiểm tra này sẽ ở mức tối thiểu.Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có chi tiết những kiểm tra thực tế nào sẽ diễn ra đối với hàng hóa vận chuyển qua lại giữa hai bên. Vòng đàm phán trực tuyến Anh - EU đầu tiên của tiểu ban liên quan mới chỉ diễn ra trong tuần vừa qua.
Giao thương từ Tây sang Đông tương đối đơn giản vì Chính phủ Anh muốn Bắc Ireland duy trì quyền tiếp cận tự do vào thị trường Anh. Mặc dù vậy, các quy định của thị trường chung yêu cầu khai báo xuất khẩu và điều này sẽ làm tăng thêm chi phí cho các doanh nghiệp, khiến thương mại từ Đông sang Tây sẽ khó khăn hơn nhiều.Khi nước Anh tách khỏi các quy định của EU, hàng hóa có thể phải chịu sự kiểm tra cả về hải quan và nguồn gốc xuất xứ, thậm chí đối với các sản phẩm nông nghiệp còn phải kiểm tra an toàn thực phẩm
Các doanh nghiệp Bắc Ireland đang tỏ ra băn khoăn. Đảo Anh là đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Ireland, với kim ngạch lên tới gần 25 tỷ bảng mỗi năm. Phần lớn trong số này là hàng hóa bán lẻ hoặc sản xuất nhỏ, nhưng chủ yếu là nông sản.Khoảng 98% các nhà xuất khẩu vào Anh là các doanh nghiệp nhỏ không quen với các thủ tục rườm rà. Ngành hậu cần nói rằng họ không thể chuẩn bị khi những câu hỏi lớn như liệu hàng hóa từ Bắc Ireland có áp thuế hải quan hay không vẫn chưa được quyết định.
Tuy nhiên, Chính phủ đang đưa ra những thông điệp lẫn lộn. Ông Colin Murray thuộc Đại học Newcastle cho biết các bộ trưởng thường cam kết với người dân trong nước rằng họ sẽ phá bỏ các quy định phiền hà của EU. Nhưng với việc gợi ý rằng chỉ cần kiểm soát hạn chế ở Biển Ireland, họ cũng ngụ ý rằng sự tách rời khỏi các quy định của thị trường chung EU sẽ là rất hạn chế.Cả hai bên đang đều thiếu lòng tin. Điều này một lần nữa lại được thể hiện khi Chính phủ Anh khước từ yêu cầu của EU về việc mở một văn phòng tại Belfast (Bắc Ireland) để cho phép EU giám sát việc tuân thủ các điều khoản của nghị định thư.Thời gian còn lại là rất ít. Do Chính phủ Anh khẳng định rằng sẽ không kéo dài thời gian chuyển tiếp ra sau tháng 12/2020, hiện chỉ còn 8 tháng trước khi các quy định thương mại mới có hiệu lực.Tuy nhiên, Tiến sỹ Katy Hayward thuộc Đại học Queen Belfast cho biết có rất ít dấu hiệu của việc chuẩn bị cho những hoạt động kiểm tra như vậy, như việc thuê nhân viên hải quan mới hay xây dựng địa điểm cho xe tải xếp hàng.
Mối lo ngại lớn nhất là các cuộc đàm phán thương mại mà cả hai bên thừa nhận đang có ít tiến triển. Rất có thể những cuộc đàm phán sẽ kết thúc mà không đạt được một thỏa thuận thương mại nào.Nếu điều đó xảy ra, thuế quan sẽ được tính đối với nhiều loại hàng hóa, nhất là thực phẩm, và nghị định thư nêu trên sẽ có hiệu lực.
Điều này sẽ yêu cầu áp dụng các quy tắc của thị trường chung EU chống lại việc trợ cấp nhà nước đối với bất kỳ công ty nào có hoạt động kinh doanh chủ yếu ở Bắc Ireland, ngay cả khi họ có trụ sở tại đảo Anh.
Một số người Bảo thủ ủng hộ Brexit cho rằng nếu không có thỏa thuận, nghị định thư này có thể bị “phớt lờ”.Nhưng điều đó không chỉ có nghĩa là nước Anh vi phạm các nghĩa vụ hiệp ước, mà còn khơi lại câu hỏi hóc búa mà nghị định thư này được xây dựng để giải quyết: Làm thế nào để tránh một “biên giới cứng” với Ireland. Vấn đề Bắc Ireland có thể tiếp tục là vấn đề then chốt trong vòng đàm phán Brexit trực tuyến thứ hai giống như trong vòng đàm phán đầu tiên./.
- Từ khóa :
- brexit
- bắc ireland
- anh
- eu
- liên minh châu âu
- thỏa thuận brexit
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19 ngày càng đẩy Italy rời xa EU?
06:00' - 07/05/2020
Làn sóng hoài nghi Liên minh châu Âu (EU) đang dâng cao trong bối cảnh người dân Italy cho rằng liên minh này đang "bỏ rơi" nước này trong cuộc chiến chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Brexit không thỏa thuận có tác động gì đến kinh tế EU?
05:00' - 07/05/2020
Nhiệm vụ hiện nay của Anh và Liên minh châu Âu (EU) là ký kết một thỏa thuận thương mại, thời hạn là cuối năm 2020 nhưng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể làm cho tiến trình này bị trì hoãn.
-
Kinh tế Thế giới
EU chưa thể thống nhất về ứng dụng truy vết COVID-19
05:00' - 05/05/2020
Các bộ trưởng Nội vụ Liên minh châu Âu (EU) ca ngợi tiềm năng của ứng dụng công nghệ nhằm truy dấu các cuộc tiếp xúc để có thể nới lỏng kiểm tra biên giới nội khối cũng như dỡ bỏ hạn chế đi lại.
-
Kinh tế Thế giới
Thế khó của EU trong xây dựng biện pháp tái thiết kinh tế hậu COVID-19
21:19' - 01/05/2020
Ủy ban châu Âu (EC) đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc xây dựng biện pháp tái thiết và thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế châu Âu sau những thiệt hại nặng nề do đại dịch COVID-19 gây ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01'
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27'
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên mở cửa khu du lịch ven biển để thu hút ngoại tệ
10:17'
Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm phát thải carbon mở ra cơ hội đầu tư lớn cho ngành công nghiệp toàn cầu
09:56'
Giảm phát thải carbon và công nghệ lưu trữ carbon đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí.
-
Kinh tế Thế giới
Điện Mặt trời của Trung Quốc chiếm gần 30% cơ cấu nguồn điện cả nước
09:29'
Tổng công suất lắp đặt điện Mặt trời của Trung Quốc hiện tại đã vượt mốc 1 tỷ kW, chiếm gần 30% tổng công suất lắp đặt điện trên cả nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể thiệt hại kinh tế lớn nếu đàm phán thuế quan thất bại
09:18'
Theo Báo cáo của Văn phòng Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) tại New York, nếu các quốc gia trả đũa việc Mỹ tăng thuế quan thì rất có khả năng Washington sẽ trở thành bên chịu tổn thất lớn nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị triệu tập thẩm vấn lần cuối liên quan đến lệnh thiết quân luật
18:13' - 01/07/2025
Theo hãng tin Yonhap, Công tố viên đặc biệt Cho Eun Suk ngày 1/7 đã ra lệnh triệu tập cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol để thẩm vấn liên quan đến việc ban bố thiết quân luật vào tháng 12 năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể áp thuế cao hơn nếu Nhật Bản không nhập khẩu gạo
16:54' - 01/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ gửi thư cho Tokyo thông báo mức thuế mới, chỉ vài ngày trước thời hạn các mức thuế cao hơn được tái áp đặt với hàng chục đối tác thương mại, trong đó có Nhật Bản
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
15:06' - 01/07/2025
Hàn Quốc đang giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc đại lục, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam...