Vấn đề Brexit: EU chia rẽ về chiến lược hậu trưng cầu ý dân ở Anh
Cho dù kết quả cuộc trưng cầu ý dân ngày 23/6 tại Anh như thế nào, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) vẫn chưa thống nhất được chiến lược sau sự kiện này nhằm thúc đẩy trở lại công cuộc xây dựng một châu Âu hợp nhất, nhất là trong bối cảnh hai trụ cột Đức và Pháp chưa đạt được một thỏa thuận nào.
Nước Pháp kỳ vọng có một tín hiệu mạnh để đưa EU ra khỏi bầu không khí u ám cả về mặt kinh tế lẫn chính trị hiện nay. Mới đây, tờ “Le Monde” (Thế giới) dẫn lời Bộ trưởng Kinh tế Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh cam kết của nước này trong việc đưa ra sáng kiến để ngăn chặn nguy cơ lan rộng “hiệu ứng” Brexit (Anh rời EU), cũng như việc khởi động ngay một dự án mới mang tính tích cực cho châu Âu.
Tuy nhiên, nước Đức lại không lạc quan như vậy. Trên tờ nhật báo “Spiegel” (Tấm gương), Bộ trưởng Tài chính Đức Wolgang Schauble cho rằng nếu xảy ra kịch bản "Brexit", sẽ không thể kêu gọi châu Âu hội nhập hơn nữa. Đồng quan điểm này, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cũng cho rằng việc thúc đẩy hội nhập hơn nữa sẽ càng khiến tình hình trở nên rối ren.
Thái độ thận trọng trên là điều dễ hiểu trong bối cảnh các phong trào bài châu Âu, kể cả tại Đức, đang phát triển ngày càng mạnh – được thể hiện qua kết quả các cuộc thăm dò dư luận gần đây.
Liên quan vấn đề đồng euro, giữa Paris và Berlin hiện vẫn tồn tại nhiều bất đồng. Pháp không thể kiềm chế được mức thâm hụt ngân sách và không muốn để một định chế châu Âu giám sát việc này, trong khi Đức dứt khoát không chấp nhận san sẻ các món nợ giữa các nước trong EU.
Chính hai “nút thắt” nói trên đã khiến EU chưa đưa ra được chiến lược vững chắc nào cho giai đoạn hậu trưng cầu ý dân về "Brexit". Không chỉ giữa Paris và Berlin, mà cả nội bộ liên minh cầm quyền ở Đức cũng đang bị chia rẽ giữa một bên là đảng Xã hội Dân chủ, chủ trương hội nhập châu Âu, với bên kia là đảng bảo thủ CDU, đề nghị EU nên trao lại một số quyền cho các quốc gia thành viên để trấn an dư luận hoài nghi về việc châu Âu hợp nhất.
Vì vậy, trong giai đoạn hậu trưng cầu ý dân về "Brexit", các nước châu Âu chỉ có thể đề ra một số sáng kiến hạn chế trong các lĩnh vực ít gây tranh cãi như quốc phòng hay an ninh, song việc thành lập một quân đội châu Âu thì dường như còn rất xa vời./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc trưng cầu dân ý tại Anh sẽ làm thay đổi châu Âu
15:40' - 23/06/2016
Một số người cho rằng cuộc trưng cầu dân ý ở nước Anh cũng là cơ hội để thúc đẩy một hiệp ước EU mới với kết cấu hai lớp - gồm những quốc gia chủ chốt gắn kết nhiều hơn và các quốc gia ngoại vi.
-
Kinh tế Thế giới
Hai kịch bản đang đợi nước Anh sau cuộc trưng cầu dân ý
15:34' - 23/06/2016
Ngày 23/6, cử tri Anh sẽ đi bỏ phiếu để quyết định việc nước này có tiếp tục là một thành viên của Liên minh châu Âu (EU) hay không. Dù gì một trong hai kịch bản sẽ diễn ra.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: Thủ tướng Canada kêu gọi Anh ở lại EU
12:45' - 23/06/2016
Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 22/6 hối thúc người dân Anh lựa chọn lá phiếu ở lại Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Brexit: Những cảnh báo của giới ngân hàng trước giờ G
20:19' - 22/06/2016
Những tác động đa chiều đối với các thị trường cũng như nền kinh tế Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) của cuộc trưng cầu dân ý tại nước Anh là rất khó dự đoán.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: EU sẽ thay đổi dù Anh đi hay ở
15:59' - 22/06/2016
Nhật báo "The Wall Street Journal" của Mỹ vừa đánh giá rằng dù nước Anh ra đi hay ở lại, EU vẫn sẽ thay đổi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc dừng áp thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
18:27'
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc tạm dừng áp mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11'
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47'
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31'
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47'
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47'
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15'
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.