WB khuyến nghị Việt Nam cần hành động ngay trước những thảm họa thiên tai
Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã công bố báo cáo về rủi ro do thiên tai ở khu vực ven biển miền Trung Việt Nam, trong đó kêu gọi Chính phủ Việt Nam phải hành động ngay “để đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong tương lai trước các rủi ro thiên tai”.
Ông Jun Rentschler, chuyên gia kinh tế của WB và là tác giả chính trong 6 tác giả của bản báo cáo có tựa đề “Tăng cường khả năng chống chịu khu vực ven biển”, đã chỉ ra đâu là những rủi ro lớn nhất, những biện pháp cụ thể và nhà nước Việt Nam cần phải làm. Báo cáo đánh giá “dù đã có tiến bộ đáng kể, nhưng các biện pháp quản lý rủi ro thiên tai hiện tại của Việt Nam chưa đáp ứng đủ nhu cầu”.
Báo cáo cho rằng các biện pháp hiện nay mà Chính phủ Việt Nam đang thực hiện khá ấn tượng và đưa Việt Nam trở thành nước dẫn đầu trong khu vực về quản lý rủi ro thiên tai. Tuy nhiên, các biện pháp chưa đầy đủ để ứng phó với những rủi ro hiện tại. Ví dụ, khảo sát hệ thống đê biển Việt Nam trải dài hơn 2.000 km cho thấy khoảng 2/3 hệ thống đê biển không đạt tiêu chuẩn an toàn mà chính phủ đề ra.
Theo báo cáo trên, những thảm họa như lũ lụt ngày càng xảy ra thường xuyên hơn. Trong khi đó, ngày càng có nhiều người đến định cư ở các khu vực có rủi ro cao, có nhiều hoạt động kinh tế diễn ra ở các khu vực duyên hải hơn, như du lịch ven biển.
Do đó, khả năng nền kinh tế phải chịu tác động từ rủi ro này sẽ cao hơn. Vì vậy, Việt Nam cần có hành động khẩn cấp để bảo vệ những thành quả phát triển đã có, và để bảo đảm sự phát triển trong tương lai trước những cú sốc thiên tai.
Với tất cả các biện pháp mà Chính phủ Việt Nam đã áp dụng để bảo vệ người dân, thì vẫn có khoảng 12 triệu người đang phải đối diện trực tiếp với mối đe dọa từ lũ lụt. Đối với sạt lở bờ biển, khoảng 35% số khu định cư ven biển phải chịu ảnh hưởng từ sạt lở.
Báo cáo đề cập đến 3 lý do dẫn đến những rủi ro này. Một là tốc độ đô thị hóa nhanh, hai là kinh tế phát triển và thứ ba là biến đổi khí hậu. Để đảm bảo Việt Nam có thể tiếp tục phát triển thành công, cần cân nhắc về khả năng phục hồi một cách có hệ thống hơn, trên tất cả các lĩnh vực khác nhau từ nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch, các dịch vụ công, trường học và bệnh viện…
Báo cáo cho rằng Việt Nam đã đề ra những mục tiêu phát triển rất cao. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để chính quyền có thể đảm bảo sự phát triển đó mà không bị đe dọa bởi các thảm họa thiên tai.
Báo cáo khuyến nghị Chính phủ Việt Nam thực hiện kế hoạch hành động trong 5 lĩnh vực. Trước hết là tăng cường dữ liệu và các công cụ ra quyết định mà chính phủ đã có để đưa ra các quyết định thông minh hơn, với sự cân nhắc rủi ro thiên tai và ưu tiên các nỗ lực cho những vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất, có rủi ro lớn nhất.
Thứ hai là tập trung thực thi triệt để quy hoạch không gian có tính đến rủi ro để sự phát triển trong tương lai không thực hiện ở các khu vực có rủi ro cao, ví dụ đảm bảo rằng các dự án đầu tư không nằm trong các khu vực có nguy cơ lũ lụt.
Thứ ba là khả năng chống chịu của hệ thống cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công, vì hệ thống đường sá, điện, nước, bệnh viện, giáo dục… là nền tảng cho sự phát triển bền vững, chống chịu của các cộng đồng ở Việt Nam. Vì vậy, điều quan trọng là các hệ thống này hoạt động tốt, ngay cả khi xảy ra thảm họa thiên tai.
Thứ tư là giải pháp dựa trên thiên nhiên. Lý do là các hệ sinh thái như rừng ngập mặn và cồn cát ven biển đã bị suy giảm khá nhiều vì sự phát triển thành công của Việt Nam. Trong quá trình phát triển kinh tế ven biển, các hệ sinh thái này đã phải nhường không gian cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng.
Nếu khôi phục và bảo tồn được những loại hệ sinh thái này, chúng có thể giúp bổ sung hệ thống đê biển, qua đó giảm thiểu rủi ro do bão lụt. Thứ năm là hành động về năng lực phòng ngừa và ứng phó, bởi vì ngay cả khi việc giảm thiểu rủi ro thiên tai cực kỳ thành công, sẽ luôn có một số rủi ro không thể tránh khỏi.
Thiên tai xảy ra là chuyện đương nhiên, vì vậy Chính phủ Việt Nam cần tăng cường năng lực ứng phó tốt để đảm bảo rằng cộng đồng, doanh nghiệp và cả nước có thể phục hồi nhanh chóng sau những loại thiên tai này.
Để có được điều đó thì phải có hệ thống cảnh báo sớm hiệu quả, năng lực ứng phó khẩn cấp của địa phương, cơ chế an sinh xã hội, cũng như chiến lược tài chính quản lý rủi ro thiên tai toàn diện.
Báo cáo cũng đề xuất kế hoạch hành động trong 5 năm tới mà Chính phủ Việt Nam có thể thực hiện cho một chiến lược tăng cường khả năng chống chịu, ước tính chi phí có thể là 500 triệu USD với một loạt dự án thí điểm ở các tỉnh khác nhau.
Khu vực duyên hải của Việt Nam thực sự đáng chú ý vì chúng đang phát triển rất nhanh và năng động, đồng thời là động lực của sự thịnh vượng và phát triển ở Việt Nam trong vài năm nay./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Quảng Nam kịp thời cảnh báo giúp hàng chục người thoát hiểm sạt lở núi
15:55' - 12/11/2020
Toàn bộ lực lượng tham gia tìm kiếm người mất tích và san ủi đất đá dưới nền quốc lộ 40B, xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) đã kịp thời thoát nạn từ khối lớn đất đá từ trên núi cao đổ ập xuống.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Trung Bộ tiếp tục mưa rất to về đêm, cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất
19:59' - 11/11/2020
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, lũ trên sông Kiến Giang (Quảng Bình), các sông từ Quảng Trị đến Quảng Nam, sông Ba (Phú Yên) đang lên và tiếp tục lên trong đêm 11, sáng 12/11.
-
Kinh tế tổng hợp
Lại xảy ra sạt lở núi tại Quảng Nam, vùi lấp 1 ngôi nhà, 1 người tử vong
12:58' - 10/11/2020
Do ảnh hưởng của bão số 12, Quảng Nam có mưa vừa và mưa to. Vào sáng 10/11 tại thôn An Mỹ, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam, xảy ra một vụ sạt lở núi đã vùi lấp ngôi nhà, 1 người tử vong.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Lũ các sông ở Quảng Nam đang xuống, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đất
18:12' - 07/11/2020
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo thời tiết hiện lũ trên các sông ở Quảng Nam đang xuống nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sạt lở đất ở vùng núi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27'
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng đạt "thỏa thuận nguyên tắc" trước hạn chót của Mỹ
08:17'
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 3/7 tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) đã "sẵn sàng cho một thỏa thuận" với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật 4.500 tỷ USD của Mỹ đang chờ Tổng thống ký phê chuẩn
07:59'
Ngày 3/7, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện của Tổng thống Donald Trump, trị giá 4.500 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Nguy cơ hỗn loạn hàng không do đình công
21:04' - 03/07/2025
Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy, đặc biệt tại sân bay lớn thứ ba của Pháp là Nice, một nửa số chuyến bay đã bị hủy.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Phumtham Wechayachai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan lâm thời
15:33' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sáng 3/7, các bộ trưởng nội các mới của Thái Lan đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok để tuyên thệ nhậm chức, trước khi đảm nhiệm nhiệm vụ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok
15:32' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 3/7 đã phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch vụ hàng không Pháp và Hà Lan gián đoạn do đình công
14:53' - 03/07/2025
Cuộc đình công này do nghiệp đoàn lớn thứ hai và thứ ba của Pháp là UNSA-ICNA và USAC-CGT dẫn đầu, sau khi các cuộc đàm phán về điều kiện làm việc thất bại.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27' - 03/07/2025
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.