WTO: Các cuộc đàm phán về cấm trợ cấp cho ngành ngư nghiệp đứng trước hạn chót
Bất đồng vẫn tồn tại, đặc biệt là về tác động của lệnh cấm đối với các nước đang phát triển, trong khi việc đánh bắt thủy hải sản quá mức tiếp tục tước đi nguồn tài nguyên cực kỳ quan trọng của các vùng biển – nguồn kiếm sống của hàng triệu người.
Các cuộc đàm phán đã bắt đầu tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001 và được thúc đẩy nhờ quyết định thông qua các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc năm 2015. Cuối năm nay là hạn chót để loại bỏ các khoản trợ cấp vốn làm gia tăng tình trạng đánh bắt bất hợp pháp và không được kiểm soát.
Các cuộc đàm phán cũng xem xét cấm một số loại trợ cấp gây ra tình trạng đánh bắt quá mức, đồng thời đưa ra mức “đối xử” đặc biệt cho các nước đang phát triển và kém phát triển nhất trên thế giới. Các quốc gia thành viên WTO cho đến nay vẫn chưa đạt được thỏa thuận nhưng buộc phải hành động trước thời hạn sắp tới.
Quá trình đàm phán đã bị chậm lại do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Một số quốc gia, bao gồm Ấn Độ, Sri Lanka, Indonesia và Namibia đang nghi ngờ về việc đạt được một thỏa thuận vào hạn chót.
Theo chuyên gia Ussif Rashid Sumaila của Đại học British Columbia, các khoản trợ cấp cho ngành ngư nghiệp toàn cầu đứng ở mức 35,4 tỷ USD vào năm 2018, trong đó 22 tỷ USD dành cho việc xây dựng các đội tàu đánh cá. Trong khi đó, Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc đã đưa ra mức báo động ngày càng tăng về tình trạng đánh bắt quá mức.
FAO ước tính 1/3 trữ lượng cá thương mại được đánh bắt ở mức độ không bền vững về mặt sinh học trong năm 2017. Sản lượng đánh bắt thủy hải sản toàn cầu năm 2018 đạt kỷ lục 96,4 triệu tấn - tăng 5,4% so với mức trung bình trong ba năm trước, trong đó bảy nước gồm Trung Quốc, Indonesia, Peru, Ấn Độ, Nga, Mỹ và Việt Nam - chiếm gần một nửa tổng sản lượng khai thác./.
Tin liên quan
-
Ý kiến
Việt Nam được đánh giá cao về nỗ lực chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp
20:41' - 26/10/2020
Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 thế giới, tổng giá trị xuất khẩu lên tới 8,6 tỷ USD năm 2019. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã sụt giảm trong bối cảnh COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Cà Mau tích cực ngăn chặn các hành vi đánh bắt hải sản trái phép
11:25' - 23/10/2020
Cà Mau là tỉnh đi tiên phong trong thực hiện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho các tàu cá nhằm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) của Ủy ban châu Âu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phó Tổng thống đắc cử Mỹ K.Harris chuẩn bị cho việc đảm nhiệm cương vị mới
21:20' - 17/01/2021
Phó Tổng thống đắc cử Mỹ Kamala Harris có kế hoạch từ chức Thượng nghị sĩ bang California vào ngày 18/1 để chuẩn bị cho việc đảm nhiệm cương vị mới trong chính quyền của Tổng thống đắc cử Joe Biden.
-
Kinh tế Thế giới
Anh thông báo thời điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh G7
19:42' - 17/01/2021
Ngày 16/1, Bộ Ngoại giao Anh cho biết nước này sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) vào tháng 6 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan nâng cấp sân bay quốc tế Suvarnabhumi để đón đầu hồi phục hậu COVID-19
18:26' - 17/01/2021
Ủy ban phụ trách nâng cấp sân bay quốc tế Suvarnabhumi của Thái Lan vừa thông qua kế hoạch phát triển trị giá gần 60 tỷ baht (gần 2 tỷ USD) để hỗ trợ hồi phục nhu cầu đi lại bằng đường hàng không.
-
Kinh tế Thế giới
Ngoại trưởng Pháp đề xuất "tạm dừng" tranh cãi bất đồng thương mại giữa Mỹ và EU
14:34' - 17/01/2021
Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ nên "tạm dừng" những tranh cãi liên quan đến chính sách thuế quan kéo dài nhiều năm qua để hai bên có thể giải quyết dứt điểm vấn đề này.
-
Kinh tế Thế giới
Nga sẽ nối lại các chuyến bay đến Việt Nam, Ấn Độ, Phần Lan và Qatar
06:30' - 17/01/2021
Ngày 16/1, Trung tâm phòng chống dịch COVID-19 của Nga cho biết nước này sẽ nối lại các chuyến bay đến Việt Nam, Ấn Độ, Phần Lan và Qatar từ ngày 27/1 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản muốn tận dụng khoảng trống để lại từ Huawei để mở rộng thị phần 5G
06:30' - 17/01/2021
Nhật Bản đang cố gắng tăng thị phần toàn cầu của các nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn như NEC, FUJITSU thông qua hợp tác với Chính phủ Anh và Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành hàng không Anh kêu gọi chính phủ hỗ trợ khẩn cấp
05:30' - 17/01/2021
Ngành hàng không của Anh đang rơi vào tình trạng "rất khó khăn" và đã kêu gọi sự hỗ trợ khẩn cấp của chính phủ sau khi Anh thắt chặt quy định liên quan đến COVID-19 đối với du khách quốc tế hôm 15/1.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ yêu cầu chính phủ giảm thiểu mua sắm từ Trung Quốc
13:22' - 16/01/2021
Tổng thống Donald Trump đã chỉ thị cho chính phủ liên bang đưa ra các đề xuất nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Hạ viện Mỹ chỉ định tướng quân đội giám sát an ninh tại Đồi Capitol
13:06' - 16/01/2021
Ngày 15/1, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi thông báo Tướng về hưu Russel Honore, giám sát việc đánh giá an ninh tại Đồi Capitol sau vụ bạo loạn làm 5 người thiệt mạng trong tuần trước.