Xây dựng cơ sở dữ liệu hàng thật, hàng giả phục vụ cho doanh nghiệp, người tiêu dùng
Nhằm trao đổi thông tin chính sách, xây dựng cơ sở dữ liệu hàng thật, hàng giả phục vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, ngày 17/9, tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường và Hiệp hội Thông tin tư vấn kinh tế thương mại Việt Nam (VICETA) đã ký kết thoả thuận hợp tác.
Nội dung chính của biên bản trao đổi hợp tác nhằm trao đổi thông tin về chính sách, quy định pháp lý liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu, các thông tin liên quan đến vấn đề về gian lận thương mại.
Cùng đó, hai bên trao đổi thông tin về chống giả mạo xuất xứ, hàng giả và gian lận thương mại của các nước liên quan đến các hiệp định đa phương và song phương Việt Nam đã ký kết; thông tin tham vấn về lưu thông, vận chuyển đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và hàng hóa lưu thông trong nước, chất lượng hàng hóa.
Đặc biệt, hai bên phối hợp xây dựng cơ sở dữ liệu hàng thật, hàng giả phục vụ cho doanh nghiệp, người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước.
Phát biểu tại lễ ký kết, Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh cho biết, nguồn thông tin cập nhật và kịp thời có vai trò rất quan trọng trong việc chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Trong thời gian qua, Tổng cục Quản lý thị trường đã ký kết nhiều thoả thuận hợp tác với các cơ quan nhà nước như: Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát kinh tế.
Tuy nhiên, đây là thoả thuận hợp tác đầu tiên Tổng cục Quản lý thị trường ký kết với các Hiệp hội ngành hàng.
Vì vậy, Tổng cục trưởng hy vọng sau khi quy chế phối hợp được ký kết, hai đơn vị sẽ duy trì hiệu quả kênh thông tin phục vụ chống buôn lậu và hoạt động chuyên môn của mỗi đơn vị.
Để nội dung ký kết không chỉ dừng lại ở mặt hình thức, Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh cũng đề xuất sẽ có những hoạt động thiết thực ngay sau lễ ký.
Theo ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Thông tin tư vấn kinh tế thương mại Việt Nam, với chức năng chính là thông tin và tư vấn kinh tế thương mại và đầu tư, Hiệp hội Thông tin tư vấn kinh tế thương mại Việt Nam gồm 100 hội viên là những chuyên gia đến từ các Bộ, ngành khác nhau.
Trong thời gian qua, mỗi thành viên đều đã xử lý các công việc có liên quan đến quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tuy nhiên trong dòng chảy thương mại, phải biết đâu là gian lận để hạn chế.
Ông Lương Văn Tự cho biết, đội ngũ tham tán có mặt khắp nơi trên thế giới sẽ là nguồn lực hiệu quả cung cấp thông tin chính xác và kịp thời về các mặt hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái giúp Hiệp hội Thông tin tư vấn kinh tế thương mại Việt Nam ngăn chặn các hành vi vi phạm đến từ bên ngoài.
Đồng tình với ý kiến của Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh, ngay sau lễ ký kết, Hiệp hội Thông tin tư vấn kinh tế Việt Nam sẽ cùng với Tổng cục Quản lý thị trường triển khai các công việc cụ thể để hiện thực hoá các nội dung ký kết nhằm tạo ra môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Phòng, chống buôn lậu không thể từ một phía
07:47' - 17/09/2019
Theo Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, trước đây hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa trên tuyến biên giới các tỉnh phía Bắc diễn biến phức tạp.
-
Thị trường
Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường sẽ tiếp công dân 1 lần/tháng
16:21' - 28/08/2019
Buổi tiếp công dân đầu tiên sẽ được thực hiện vào ngày 30/8/2019 tại trụ sở Tổng cục Quản lý thị trường, 91 Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
-
Thị trường
Tổng cục Quản lý thị trường chống gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu
11:36' - 11/06/2019
Bộ Công Thương và Tổng cục Quản lý thị trường, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã tiến hành kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong kinh doanh xăng dầu và đã đạt được một số kết quả nhất định.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Kiên Giang mở lối tiêu thụ OCOP: Đa kênh, đa thị trường
21:01' - 30/06/2025
Kiên Giang hỗ trợ các chủ thể sản xuất OCOP tham gia các hội chợ, sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch; tăng cường hướng dẫn và khuyến khích các chủ thể OCOP đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử.
-
Thị trường
6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
15:35' - 30/06/2025
Các nhóm mặt hàng tiếp tục đà tăng trưởng là cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chăn nuôi, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ.
-
Thị trường
“Lá chắn kép” cho an toàn thực phẩm
10:12' - 30/06/2025
Một con tem QR nhỏ trên miếng thịt trong siêu thị ở Tokyo hay Seoul có thể dẫn người tiêu dùng lần ngược lại hành trình từ trang trại, cơ sở giết mổ, đến kết quả kiểm nghiệm vi sinh và hóa chất.
-
Thị trường
Giá lúa tăng nhẹ khi giao dịch trầm lắng, nguồn cung cao
10:49' - 29/06/2025
Trong tuần qua, giá một số loại lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long nhích nhẹ. Trong khi đó, hoạt động giao dịch vẫn trầm lắng và nguồn cung cao vẫn là sức ép với gạo Việt Nam.
-
Thị trường
Thuế cao không cản nổi cơn khát gạo của Nhật Bản
07:30' - 29/06/2025
Theo dữ liệu của Chính phủ Nhật Bản, để ứng phó với giá gạo trong nước leo thang, lượng gạo nhập khẩu vào Nhật Bản trong tháng 5/2025 đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 10.000 tấn.
-
Thị trường
Triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung Hà Nội năm 2025
14:31' - 27/06/2025
Ngày 27/6, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức họp báo triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội năm 2025.
-
Thị trường
Cơ hội tiếp cận thị trường Halal toàn cầu
18:18' - 26/06/2025
Chỉ kết nối và kết nối sâu hơn nữa mới có thể hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh, phát triển và thâm nhập thị trường Halal toàn cầu.
-
Thị trường
Nỗ lực bình ổn giá gạo tại Nhật Bản: Tin vui xen lẫn nỗi lo
17:22' - 26/06/2025
Dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho thấy giá trung bình của một túi gạo 5kg đã giảm xuống 3.920 yen (khoảng 27,03 USD) trong tuần kết thúc vào ngày 15/6.
-
Thị trường
Gạo Việt Nam tại Nhật Bản: Từ “hiện diện” đến sự công nhận của người tiêu dùng
15:47' - 26/06/2025
Hàng nghìn tấn gạo mang thương hiệu A An vào Nhật Bản không chỉ là thành tích xuất khẩu, mà là minh chứng cho tiềm năng phát triển thương hiệu gạo Việt vào thị trường này.