Xây dựng thành phố Huế xứng tầm đô thị di sản quốc gia
Những năm gần đây, diện mạo của thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã có nhiều thay đổi tích cực, không chỉ giữ được nét cổ kính của hệ thống di tích Kinh thành Huế mà hạ tầng và không gian đô thị cũng không ngừng được chỉnh trang, mở rộng theo hướng xanh, sạch, hiện đại, góp phần xây dựng thành phố Huế xứng tầm đô thị di sản quốc gia.
Sự chuyển động mạnh mẽ là cảm nhận chung của nhiều người dân Huế đối với sự phát triển của thành phố trong thời gian qua. Dọc hai bên bờ sông Hương, tuyến đường đi bộ đã được xây dựng nối dài, trở thành không gian công cộng, một điểm dừng chân mới của người dân và du khách để ngắm nhìn dòng sông Hương thơ mộng. Bên cạnh đó, các dự án chỉnh trang vỉa hè, điện chiếu sáng, cây xanh ở khu vực trung tâm cũng đang góp phần tôn lên vẻ đẹp riêng có của đô thị di sản Huế. Thành phố Huế cũng triển khai có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đô thị thông qua hệ thống trung tâm điều hành, camera giám sát đô thị thông minh của thành phố. Ông Nguyễn Văn Tân, 50 tuổi, ở phường Phú Nhuận, thành phố Huế cho biết, người dân rất phấn khởi trước sự thay đổi tích cực của thành phố theo hướng sáng, xanh, sạch, đẹp. Ở khu vực bờ Nam của thành phố nhiều khu đô thị, công trình lớn đang dần hiện lên cho thấy một Huế đang vươn mình phát triển, tạo ra vẻ hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại của một thành phố di sản. Người dân Cố đô luôn tự hào về những danh hiệu mà Huế đang sở hữu như “Thành phố Văn hóa ASEAN”, “Thành phố bền vững môi trường ASEAN”, “Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam”, “Thành phố du lịch sạch ASEAN”, “Thành phố Xanh quốc gia”… Huế từng là Kinh đô của nước Việt trong nhiều thế kỷ, với hệ thống các công trình thành quách, đền đài đồ sộ. Tuy nhiên, trải qua những biến động của lịch sử, việc xâm lấn, xây dựng trái phép trên đất của những công trình di tích diễn ra với quy mô lớn đã trở thành vấn đề nan giải của địa phương trong một thời gian dài.Năm 2019, với sự hỗ trợ của Trung ương, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phê duyệt Dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế với tổng mức đầu tư 4.097 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn Trung ương hỗ trợ giải phóng mặt bằng là 2.735 tỷ đồng, nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác để xây dựng khu tái định cư là 1.362 tỷ đồng.Hiện nay, Dự án di dời dân cư khu vực I Kinh thành Huế là một trong những dự án trọng điểm đang được thành phố Huế triển khai với những kết quả bước đầu quan trọng. Việc triển khai dự án góp phần lấy lại diện mạo của hệ thống Kinh thành Huế xưa, tạo tiền đề cho việc bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa thế giới. Từ đầu năm 2020 đến nay, thành phố Huế đã cơ bản hoàn thành việc di dời, bố trí tái định cư đợt 1 của giai đoạn 1 với quy mô di dời 576 hộ dân thuộc khu vực Thượng Thành. Giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng khu vực thành phố Huế Hoàng Thiện cho biết, với những kết quả bước đầu quan trọng đạt được, đơn vị đang đẩy nhanh xây dựng hạ tầng tái định cư khu vực 3 và 4 với tổng diện tích 17,6 ha, gồm 790 lô đất, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 10/2020 để bàn giao mặt bằng, tiếp tục di dời tái định cư cho các hộ dân sống trên di tích ở khu vực Eo Bầu. Ngoài ra, các khu vực tái định cư 5,6,7 với tổng diện tích hơn 28 ha, bao gồm 1.477 lô cũng sẽ dự kiến khởi công vào tháng 10/2020 để kịp tiến độ phân lô cho người dân theo như kế hoạch năm 2020.Dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I hệ thống di tích Kinh thành Huế chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, từ năm 2019 – 2021 di dời 2.938 hộ dân thuộc khu vực Thượng Thành, Eo Bầu, Hộ Thành Hào và tuyến Phòng Lộ. Giai đoạn 2, từ năm 2022- 2025 sẽ di dời 1.262 hộ dân thuộc khu vực hồ Tịnh Tâm, hồ Học Hải, di tích Đàn Xã Tắc… Thành phố Huế hiện là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế, với dân số hơn 350.000 người nhưng diện tích chỉ có hơn 70 km2 nên có mật độ dân số cao, với trên 5.000 người/km2 (quy chuẩn là 2.000 người/km2). Trong giai đoạn 2020- 2025, thành phố Huế sẽ được mở rộng diện tích tự nhiên ra 266 km2, quy mô dân số hơn 652.000 người, gồm 29 phường và 7 xã. Việc mở rộng thành phố Huế sẽ giúp cho địa phương có thêm nhiều động lực phát triển trong tương lai, để trở thành đô thị hạt nhân, góp phần đưa tỉnh Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025 theo như tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị./.Tin liên quan
-
Chứng khoán
Khoáng sản Thừa Thiên Huế sẽ chào bán hơn 11 triệu cổ phiếu
13:36' - 28/08/2020
Ngày 4/9, Công ty cổ phần Khoáng sản Thừa Thiên Huế (mã chứng khoán: HUX) thực hiện phát hành lần đầu ra công chúng (IPO), niêm yết hơn 11,3 triệu cổ phiếu, với mức giá chào sàn 10.000 đồng/cổ phiếu.
-
Doanh nghiệp
Thừa Thiên - Huế sắp triển khai dự án Nhà máy điện khí LNG Chân Mây
09:50' - 02/07/2020
Dự án Nhà máy điện khí LNG Chân Mây có công suất 4.000MW, dự kiến khởi công xây dựng 2021 và đóng điện thương mại giai đoạn 1 vào 2024, hình thức đầu tư tư nhân (IPP).
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi Thừa Thiên - Huế
15:14' - 30/05/2020
Dựa trên những sản phẩm từ cây dược liệu, thủ công mỹ nghệ sẵn có của Thừa Thiên - Huế sẽ giúp người dân có được công việc, nguồn sinh kế tốt hơn.
-
Kinh tế tổng hợp
Tám nhiệm vụ, giải pháp xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế
21:29' - 28/05/2020
Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
TP. Hồ Chí Minh vắng bóng dự án nhà ở vừa túi tiền
18:06' - 14/07/2025
Theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh, trong 6 tháng đầu năm, thành phố đã xây dựng mới 4,83 triệu m2 sàn xây dựng nhà ở (đạt 60,4% chỉ tiêu đề ra trong năm 2025).
-
Bất động sản
TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu phát triển hơn 199.000 căn nhà ở xã hội
17:02' - 14/07/2025
Thông tin trên được Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh cho biết trên cơ sở Đề án của Chính phủ về đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp.
-
Bất động sản
Bất động sản Đà Nẵng: Nơi nhộn nhịp, nơi đìu hiu
17:37' - 13/07/2025
Từ ngày 1/7, tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng được hợp nhất thành thành phố Đà Nẵng để có nhiều dư địa mới phát triển.
-
Bất động sản
Thị trường bất động sản Bắc Ninh hạ nhiệt
11:13' - 13/07/2025
Sau khi có thông tin về hợp nhất, thị trường bất động sản tại ở Bắc Ninh trở nên sôi động và có xu hướng tăng giá rõ rệt. Tuy nhiên, đến nay làn sóng này đã hạ nhiệt, giá cả chưa có biến động lớn.
-
Bất động sản
Hưng Yên hết thời bất động sản tăng nóng
18:17' - 12/07/2025
Thị trường bất động sản Hưng Yên đang dần hạ nhiệt với giá đất đi ngang, thậm chí một số khu vực đã xuất hiện tình trạng bán cắt lỗ.
-
Bất động sản
“Cực tăng trưởng" mới trên bản đồ bất động sản phía Nam
14:33' - 12/07/2025
“Đông Bắc TP. Hồ Chí Minh trở thành "cực tăng trưởng" mới trên bản đồ bất động sản phía Nam.
-
Bất động sản
Bất động sản Hải Phòng đứng trước biến động lớn
14:00' - 12/07/2025
Giới đầu tư nhận định, năm 2025 là năm vàng của thị trường bất động sản Hải Phòng. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, cần chính sách đảm bảo cân bằng giữa đầu tư và nhu cầu ở thực.
-
Bất động sản
Dòng tiền đổ về Vinhomes Green City, “chốt đơn” nhà phố với vốn ban đầu chỉ từ 550 triệu đồng
21:04' - 11/07/2025
Từ cuối tháng 6, giới đầu tư càng đổ mạnh về Tây Bắc TP.HCM khi dự án được trông đợi nhất là Vinhomes Green City chính thức ra hàng.
-
Bất động sản
Xu hướng mới cho bất động sản công nghiệp
16:36' - 11/07/2025
Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đang định hình lại đáng kể chiến lược của các nhà đầu tư.