Xây dựng thương hiệu: Doanh nghiệp với giấc mơ ra biển lớn
Vấn đề xây dựng thương hiệu và phát triển thương hiệu ở thị trường trong nước và nước ngoài luôn là trăn trở của rất nhiều doanh nghiệp Việt, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để tạo dấu ấn riêng và vươn ra xuất khẩu mạnh mẽ, có không ít doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng chi hàng trăm tỷ đồng để xây dựng chuỗi sản xuất, nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
Chất lượng làm nên thương hiệu
Từ những “mét vuông” đầu tiên vào năm 2000, đến nay, Công ty CP M2 Việt Nam đã xây dựng hệ thống Trung tâm thời trang dệt may xuất khẩu M2 với 15 trung tâm thời trang tại Hà Nội và 3 trung tâm khác tại: Thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An), Thanh Hóa, Moscow (Liên bang Nga).
Không chỉ từng bước khẳng định uy tín, thương hiệu hệ thống các "Trung tâm thời trang dệt may xuất khẩu M2" tại thị trường nội địa, Công ty M2 còn đang đẩy mạnh dựng xây, sản xuất dòng sản phẩm mang thương hiệu riêng, chất lượng cao.
Điều gì giúp cho một doanh nghiệp non trẻ, nhưng lại có được sức cạnh tranh mạnh mẽ, chiếm được lòng tin của người tiêu dùng? Rõ ràng, xây dựng thương hiệu không phải chỉ đơn giản là vẽ ra logo đẹp, một slogan hay, mà còn phải tối đa hóa lợi ích của khách hàng, đem đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng.
Ông Nguyễn Đức Sơn, Giám đốc Công ty Richard Moore Associates cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, thương hiệu được xem như yếu tố sống còn với doanh nghiệp. Việc xây dựng thương hiệu và chất lượng sản phẩm, dịch vụ phải song hành với nhau. Xây dựng thương hiệu phải đến từ việc mang lại chất lượng hoàn hảo nhất cho khách hàng. Ngược lại, có sản phẩm tốt mà không biết làm thương hiệu thì cũng sẽ không thể chiến thắng được trên thương trường...
Chia sẻ về vấn đề này, theo ông Nguyễn Hải Đường, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần M2 Việt Nam cho biết, trong kế hoạch, đến giữa năm 2021, M2 dự kiến sẽ có tối thiểu 30 điểm bán hàng mang thương hiệu “Thời trang M2”, các chương trình đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất
Ngoài ra, M2 cũng chỉ cả trăm tỷ đồng để đầu tư Nhà máy M2 Factory tại Hải Phòng (giai đoạn 1 sắp hoàn thành) để cho ra sản phẩm mang thương hiệu riêng của M2.
Dự kiến, trong tương lai gần, Nhà máy M2 Factory sẽ được đưa vào hoạt động với mong muốn đáp ứng một số lượng hàng nhất định cho M2, tạo ra chuỗi thương hiệu riêng thuộc Công ty M2, tiến tới là nguồn cung cấp hàng xuất khẩu chất lượng ra thị trường quốc tế.
Dù chỉ mới hình thành và phát triển được 18 năm, nhưng có lẽ hệ thống các "Trung tâm thời trang dệt may xuất khẩu M2" (thuộc Công ty Cổ phần M2 Việt Nam) đã trở nên khá phổ biến, quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là người dân tại Hà Nội.
Đối với Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Việt Nam (VAF), để tạo ra một sản phẩm nông sản hữu cơ sẽ là rất khó khăn. Bà Trần Thị Thu Hằng, Tổng giám đốc công ty này cho hay, làm nông sản hữu cơ đòi hỏi nguồn kinh phí lớn để làm trang trại như tưới tiêu tự động, nhà lưới, nhà kính, quy trình, sổ nhật ký, giám sát... có thể lên đến cả trăm tỷ đồng.
“Chúng tôi đã hỗ trợ cho rất nhiều hộ sản xuất bánh đa nem, trồng sâm Ngọc Linh..., mỗi hộ hàng chục triệu đến cả trăm triệu đồng, và hướng dẫn họ làm ra sản phẩm chất lượng hơn, sạch hơn, bán được giá cao hơn”, bà Hằng nói.
Liên kết, hỗ trợ hàng trăm triệu đồng cho các đối tác, hộ sản xuất xây dựng nhà khung thép để tạo ra sản phẩm sạch hơn. Ảnh: Đức Dũng/BNEWS/TTXVN
Liên kết để tạo sức mạnh
Mỗi doanh nghiệp sẽ có một chiến lược, một con đường để nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu nhằm chiếm lĩnh lòng tin người tiêu dùng trong nước và nước ngoài. Thế nhưng, ở các doanh nghiệp mạnh, điểm chung giữa họ là tính liên kết giữa các doanh nghiệp Việt để tạo sức mạnh rất rõ ràng.
Theo bà Trần Thị Thu Hằng, Tổng giám đốc VAF, một nghịch lý tại Việt Nam là người tiêu dùng không biết mua thực phẩm sạch ở đâu, trong khi người sản xuất rau sạch không bán được đến tay người tiêu dùng. Từ thực tế đó, chúng tôi theo hướng chỉ liên kết với các trang trại, các nhà cung cấp nông sản, thực phẩm an toàn, có hồ sơ nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo hàng hóa có chất lượng, giá hợp lý (hạn chế bớt khâu trung gian).
Thời gian tới, VAF tiếp tục kết nối, đầu tư cùng các trang trại sản xuất rau sạch để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạn chế thiệt hại do thiên tai bằng cách liên kết với các nhà khoa học để nghiên cứu và đưa vào ứng dụng công nghệ bảo quản trước và sau thu hoạch; từ đó, sản phẩm nông sản Việt mới tạo được chỗ đứng ở nước ngoài.
Tương tự như VAF, ở lĩnh vực may mặc, Công ty M2 cũng đã đi một hành trình dài hàng chục năm với các nhà cung cấp, đến nay, đơn vị này đã liên kết với khoảng 200 nhà cung cấp nội địa, hàng trăm nghìn sản phẩm các loại.
Theo ông Nguyễn Hải Đường, Chủ tịch M2, nhận định chất lượng sẽ làm nên thương hiệu của doanh nghiệp, nên để nâng cao chất lượng sản phẩm, chúng tôi thường xuyên xem xét lại năng lực của các nhà cung cấp, chọn là bạn đồng hành với nhà cung cấp có nguồn hàng dồi dào, xuất xứ rõ ràng, sản phẩm chất lượng, mẫu mã đa dạng, mức giá cạnh tranh.
Chuỗi liên kết chính là sức mạnh giúp doanh nghiệp vững bước, định vị sản phẩm ở thị trường nước ngoài. Chia sẻ về mục tiêu xuất khẩu, ông Đường cho hay, thị trường xuất khẩu trước mắt mà M2 hướng tới và đẩy mạnh là Liên bang Nga.
“Có thể, XK chỉ bắt đầu từ những đơn hàng vài tỷ đồng, sau đó mới tính đến những hợp đồng lớn hơn tại những thị trường được nghiên cứu kỹ hơn về chiến lược kinh doanh", ông Đường nhấn mạnh.
Theo đánh giá của Tổng công ty May Nhà Bè, nhà cung cấp tiêu biểu các sản phẩm cho M2, May Nhà Bè đang sản xuất cho nhiều đơn vị lớn, điển hình như Zara và hướng tới xuất khẩu. Tuy nhiên, chúng tôi luôn trăn trở làm thế nào để phục vụ nhu cầu trong nước, chọn đối tác để đồng hành. Chúng tôi đã chọn M2 để đồng hành, tạo kênh phân phối nhằm chuyển tải sản phẩm thời trang chất lượng, đạt tiêu chuẩn quốc tế tới người tiêu dùng trong nước và định hướng xuất khẩu.
Trên thực tế, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp Việt chưa thấy hết được giá trị của thương hiệu và chưa đầu tư một cách hợp lý cho thương hiệu của chính doanh nghiệp mình. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu xuất phát từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ đến tay người dùng là một cách làm bền vững hơn cả.../.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp cạnh tranh
11:18' - 29/10/2018
Không ít doanh nghiệp có quan niệm, việc xây dựng thương hiệu là tốn kém, lãng phí và chỉ phù hợp với những doanh nghiệp lớn.
-
Chuyển động DN
Thời trang M2 đầu tư trăm tỷ đồng xây dựng thương hiệu riêng
20:08' - 19/10/2018
M2 chi cả trăm tỷ đồng để đầu tư Nhà máy M2 Factory tại Hải Phòng (giai đoạn 1 sắp hoàn thành) để cho ra sản phẩm mang thương hiệu riêng của M2.
-
Kinh tế Việt Nam
Tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu để khẳng định thương hiệu gạo Việt
14:26' - 11/10/2018
Sáng 11/10, Bộ Công Thương phối hợp với Tạp chí The Rice Trader tổ chức Hội nghị thương mại gạo thế giới lần thứ 10.
-
Kinh tế & Xã hội
Xây dựng, quảng bá thương hiệu thể thao cần được xem là chiến lược
20:26' - 28/08/2018
Việc xây dựng, quảng bá thương hiệu cần phải được xem là chiến lược trọng tâm của ngành thể thao, từ việc đầu tư ngân sách, đến tổ chức thực hiện.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00'
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43'
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39'
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30'
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50'
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.
-
Doanh nghiệp
Qualcomm dự báo doanh thu tăng thêm 22 tỷ USD từ các thị trường mới
08:18'
Qualcomm mới đây dự báo doanh thu hàng năm của nhà cung cấp các bộ vi xử lý cho điện thoại di động lớn nhất thế giới này sẽ tăng thêm 22 tỷ USD vào năm 2029 nhờ mở rộng sang các thị trường mới.
-
Doanh nghiệp
Đón xu hướng chuyển dịch của các trung tâm công nghiệp lớn Đông Nam bộ
18:37' - 21/11/2024
Bình Phước hoàn toàn có tiềm năng trở thành một trung tâm phát triển kinh tế nhanh, xanh và năng động của vùng Đông Nam bộ, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước.
-
Doanh nghiệp
Huawei sẽ sản xuất hàng loạt chip AI tiên tiến nhất vào quý I/2025
16:16' - 21/11/2024
Huawei có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt chip trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến nhất vào quý I/2025, bất chấp những khó khăn trong tăng năng suất chip.
-
Doanh nghiệp
Sun Group 5 năm liên tiếp vào “Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
15:41' - 21/11/2024
Sun Group tiếp tục được vinh danh “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” tại lễ trao giải “Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam” năm 2024.