Xu hướng mới của thị trường văn phòng làm việc​ thế giới

09:29' - 12/09/2024
BNEWS Công ty kiểm toán Deloitte vừa công bố báo cáo cho hay số lượng văn phòng gia đình đơn lẻ trên toàn cầu ngày càng tăng.

Theo báo cáo trên, hiện có 8.030 văn phòng gia đình đơn lẻ trên toàn cầu, tăng mạnh so với con số 6.130 ghi nhận năm 2019. Dự kiến, số lượng văn phòng như vậy sẽ lên hơn 10.720 vào năm 2030, tương đương mức tăng 75%.

Tỷ lệ thuận với đó, ước tính tổng tài sản được quản lý của các văn phòng gia đình sẽ tăng 73% từ mức 3.100 tỷ USD hiện nay lên 5.400 tỷ USD vào năm 2030.

Cũng theo Deloitte, giá trị tài sản ước tính của các gia đình sở hữu mô hình văn phòng trên hiện là 5.500 tỷ USD, tăng từ mức 3.300 tỷ USD năm 2019 và dự kiến sẽ tăng lên 9.500 tỷ USD vào năm 2030.

Xét theo khu vực, hiện có 3.180 văn phòng gia đình ở Bắc Mỹ; 2.020 ở châu Âu, 2.290 ở châu Á - Thái Bình Dương, 290 ở Trung Đông, 190 ở Nam Mỹ và 60 ở châu Phi. Khu vực Bắc Mỹ được cho là đang có mức tăng trưởng lớn nhất, với số lượng văn phòng gia đình dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi từ mức 2.210 năm 2019 lên 4.190 vào năm 2030.

 

Tuy nhiên, châu Á - Thái Bình Dương đang có động lực lớn và đã vượt châu Âu về số lượng văn phòng gia đình (2.290 so với mức 2.020 của châu Âu). Dự kiến, khu vực này sẽ vượt cả Bắc Mỹ về tốc độ tăng trưởng từ nay đến năm 2030.

Báo cáo cho biết thêm rằng lĩnh vực văn phòng gia đình phát triển nhanh chóng phản ánh sự gia tăng của cải gia đình trên toàn cầu.

Sự gia tăng mức độ phổ biến của các văn phòng gia đình là do tổng hợp nhiều yếu tố, trong đó có gia tăng việc tập trung tài sản vào các gia đình giàu có, các thế hệ sau được thừa hưởng khối tài sản của những thế hệ trước, thị trường vốn tư nhân lớn, hoạt động sáp nhập - mua lại diễn ra mạnh mẽ,...

Phụ nữ hiện là người đứng đầu của 15% số văn phòng gia đình trên toàn cầu. Tình hình này cho thấy ngày càng nhiều nữ giới đảm nhận những vai trò lãnh đạo lớn hơn trong các doanh nghiệp gia đình.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục