Zara: Đằng sau quyết định nội địa hóa sản xuất tại Nga
Chi tiết các bản hợp đồng được giữ kín, song theo Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại Nga Viktor Evtukhov, trong năm 2017 Zara có kế hoạch bán 1 triệu ruble tiền sản phẩm may mặc tại Nga và tiến tới mục tiêu tăng gấp đôi con số này.
Đây là sự kiện rất quan trọng đối với thị trường Nga. Với định vị thương hiệu trang phục giá phải chăng, chủng loại cập nhật liên tục, Zara sử dụng rất nhiều lợi thế như lượng đặt hàng vô cùng lớn, tiềm năng tài chính mạnh và lao động giá rẻ của thị trường bán lẻ Nga để đem đến cho khách hàng hàng hóa có mức giá và chất lượng tối ưu.
Tổng doanh thu bán hàng trên thị trường Nga của toàn bộ tập đoàn Inditex (gồm các mạng lưới bán lẻ Zara, Massimo Dutti, Bershka, Pull&Bear, Stradivarius v.v…) đạt 60 tỷ ruble trong năm 2015 – cao hơn bất kỳ một công ty nào khác trong lĩnh vực bán lẻ giày dép và quần áo. Với vị thế này, doanh thu 1 triệu ruble từ hàng nội địa hóa chỉ là giọt nước giữa biển khơi.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là một tập đoàn hùng mạnh, với ông chủ Inditex Amansio Ortega được tạp chí Forbes hai năm liên tiếp đánh giá là doanh nhân giàu có nhất trong các tỷ phú, liệu có thực sự cần kiếm tiền từ thị trường tiêu dùng Nga và ngành công nghiệp nhẹ còn kém phát triển của nước này?
Vì sao vấn đề nội địa hóa sản xuất trong lĩnh vực sản xuất ô tô được giới chức Nga giải quyết nhanh hơn hẳn lĩnh vực thời trang, nơi các nhà sản xuất địa phương rất khó để cạnh tranh? Vấn đề này chỉ trở nên khả thi khi đồng ruble mất giá, khiến giá sản xuất một số chủng loại quần áo và đồ dệt may gia dụng tại Nga cạnh tranh được với giá sản xuất tại các nước khác.
Song mãi đến năm 2016, Bộ Công nghiệp và Thương mại Nga mới bắt đầu tiến hành đàm phán với các công ty bán lẻ nước ngoài về việc chuyển sản xuất về các nhà máy của Nga.
Inditex đã thúc đẩy đàm phán tích cực hơn sau khi vài tháng trước đây Cơ quan quản lý chất lượng hàng tiêu dùng Nga tiến hành kiểm tra ba dòng hàng trong các mạng lưới bán lẻ quần áo, và ở cả ba dòng hàng này của Zara đều phát hiện những vi phạm yêu cầu kỹ thuật theo quy chế của Liên minh Hải quan.
Sau đó bộ công thương tuyên bố “có kế hoạch thảo luận với quản lý của Zara về vấn đề nội địa hóa sản xuất tại Nga và đưa các đơn đặt hàng gia công về cho các doanh nghiệp Nga”.
Mọi chi tiết về thương vụ này cho đến nay vẫn chưa được công bố, cũng không có thông tin về doanh nghiệp Nga được chọn để gia công quần áo may sẵn hay các chủng loại hàng mà Zara dự định sản xuất tại Nga.
Theo Tổng giám đốc tập đoàn Fashion Consulting Group Anna Lebsak-Kleimans, chỉ có thể giả định rằng đó sẽ là những dòng sản phẩm không đòi hỏi phải thay đổi nguyên liệu và mẫu mã thường xuyên, ví dụ như sản phẩm tất.
Chắc chắn sản phẩm dệt may sản xuất tại Nga sẽ không có giá rẻ hơn sản phẩm may tại các thị trường như Đông Nam Á, song cái lợi chính của Zara ở thị trường này là con đường hậu cần rất ngắn để đưa ra bán tại thị trường Đông Âu, chứ không phải là tiết kiệm từ giá thành sản xuất.
Theo một số chuyên gia, xu hướng trên rất đáng để các doanh nghiệp may mặc Việt Nam hoạt động tại thị trường Nga suy nghĩ về khả năng chuyển đổi sản xuất của mình. Cho tới nay, khoảng 30 doanh nghiệp may mặc Việt Nam tại địa bàn Moskva vẫn đang loay hoay tìm cách tiếp cận các đơn hàng gia công của các thương hiệu lớn.
Cơ hội này giúp các công ty Việt Nam vừa tránh được tính thời vụ trong sản xuất, vừa đảm bảo tăng doanh thu, và lớn hơn đó là nâng tầm doanh nghiệp từ các xưởng may nhỏ lẻ thành một doanh nghiệp-đối tác của mạng lưới bán lẻ, ví dụ như Lamoda, Wildberries v.v… và có thể tiếp cận tốt hơn thị trường tiêu dùng rộng lớn của Nga.
>>> Dệt may, da giày Việt Nam trước thách thức gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ấn Độ tăng cường hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực dệt may
11:21' - 15/05/2017
Triển lãm dệt Ấn Độ (Textiles India 2017) sẽ diễn ra từ ngày 30/6 đến 2/7/2017 tại Mahatma Mandir, Gandhinagar, Gujarat, Ấn Độ.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành dệt may đang đón nhận tín hiệu tốt từ thị trường
09:52' - 03/05/2017
Các doanh nghiệp dệt may đã có lượng đơn hang đến hết quý III/2017, các chuyên gia trong ngành nhận định, xuất khẩu dệt may năm nay sẽ tăng trưởng khả quan.
-
Doanh nghiệp
“Cú hích” cho sản phẩm dệt may thâm nhập thị trường Nga
10:10' - 01/05/2017
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, những năm gần đây, các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội đã nhận được nhiều đơn hàng của các doanh nghiệp Nga yêu cầu may các sản phẩm như jacket, quần jeans…
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát châm ngòi cho làn sóng lao động đòi tăng lương trên toàn cầu
07:45'
Trong bối cảnh chi phí thực phẩm và nhiên liệu tăng vọt mà tốc độ tăng lương không theo kịp, lạm phát đang làm dấy lên làn sóng phản đối và đình công của công nhân trên khắp thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bắt đầu thăm chính thức Hungary
07:45'
Ngày 25/6, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến sân bay Budapest Liszt Ferenc, bắt đầu thăm Hungary theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội László Kövér.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ công du châu Âu
21:58' - 25/06/2022
Tổng thống Joe Biden đã rời Nhà Trắng lên đường tới châu Âu dự một loạt hội nghị quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng chục chuyến bay ở châu Âu bị hủy vì các cuộc đình công
20:55' - 25/06/2022
Các cuộc đình công của nhân viên hãng hàng không Ryanair và Brussels Airlines đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc đã buộc hàng chục chuyến bay ở châu Âu bị hủy trong ngày 24/6.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng GDP của Pháp tiếp tục bị đè nặng vì lạm phát
16:42' - 25/06/2022
Theo báo cáo mới nhất do INSEE công bố, giá tiêu dùng ở Pháp dự kiến sẽ tăng lên 6,8% vào tháng Chín so với cùng kỳ năm ngoái, rồi duy trì ở gần mức đó trong thời gian còn lại của năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Italy: Sẽ không xảy ra tình trạng khẩn cấp về khí đốt vào mùa Đông
16:33' - 25/06/2022
Thủ tướng Italy cho rằng các nhà cung cấp khí đốt khác đang bắt đầu thay thế nguồn cung khí đốt của Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Đằng sau “Giấc mơ châu Âu”
14:42' - 25/06/2022
“Châu Âu của tháng 6/2022 khác hẳn so với tháng 1/2022”, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã phát biểu kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tối 24/6 tại Brussels.
-
Kinh tế Thế giới
EU tăng cường chuẩn bị đối phó viễn cảnh mất nguồn cung khí đốt từ Nga
11:20' - 25/06/2022
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) hôm 24/6 cảnh báo rằng "năng lượng giá rẻ đã không còn nữa" và nhất trí tăng cường chuẩn bị cho việc cắt giảm thêm khí đốt của Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Nga đổ lỗi cho Mỹ về lệnh cấm trung chuyển hàng hóa đến Kaliningrad
17:26' - 24/06/2022
Ngày 24/6, Bộ Ngoại giao Nga đã đổ lỗi cho Mỹ về việc Litva cấm hoạt động trung chuyển hàng hóa bị trừng phạt từ phần nằm trong lục địa của Nga tới vùng Kaliningrad cũng của Nga.