Ba ý đồ của Mỹ trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc
Ngay khi dư luận đặt nhiều kỳ vọng vào khả năng cuộc chiến thương mại giữa hai nước sắp tới hồi “thu cờ, rút quân”, Nhà Trắng bất ngờ công bố đánh thuế hải quan 25% đối với 50 tỷ USD hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ. Đằng sau quyết định này là gì?
Trả lời phỏng vấn tờ Đa chiều ngày 17/6, nghiên cứu viên cao cấp thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính sách ngoại giao-Viện Brookings, Tiến sỹ chính trị học Đại học Harvard Hoàng Tĩnh, cho rằng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung không liên quan tới kinh tế mà là vấn đề chính trị.
Theo Hoàng Tĩnh, Mỹ muốn tiến hành chiến tranh thương mại với Trung Quốc không phải nhằm giảm thâm hụt thương mại. Bắc Kinh nói họ có thể xử lý vấn đề 600 tỷ USD thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc, nhưng về căn bản Mỹ không thể có nhiều hàng để bán cho Trung Quốc.
Hãng Boeing có nỗ lực nữa thì cũng chỉ có thể bán thêm cho Trung Quốc 7 chiếc máy bay. Mỹ có đem hết đậu tương và thịt lợn bán cho Trung Quốc thì cũng chỉ thu về được 120 tỷ USD, vẫn còn cách xa con số thâm hụt thương mại.
Đương nhiên, nếu Mỹ bán cho Trung Quốc máy bay chiến đấu tàng hình F-35 hay F-22 thì vấn đề thâm hụt thương mại có thể giải quyết được, nhưng Mỹ không bán.
Chân tướng của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung là Mỹ biết nếu tiếp tục theo quy tắc hiện nay, họ không thể chơi tiếp được. Hoàng Tĩnh cho rằng Mỹ có 3 ý đồ lớn trong việc gióng lên "hồi trống "chiến tranh thương mại với Trung Quốc.
Thứ nhất, thông qua chiến tranh thương mại để viết lại luật chơi của kinh tế thế giới, khiến luật chơi này có lợi hơn cho Mỹ và cột Trung Quốc ở tầm thấp trong chuỗi sản xuất. Với luật chơi hiện nay, Mỹ tự cho rằng mình không thể giành chiến thắng trước Trung Quốc, cho nên, Mỹ phải phá vỡ đàm phán đa phương, thực hiện đàm phán song phương.
Ví dụ: Mỹ đàm phán với Đức hoặc Nhật Bản để hình thành luật chơi giữa Mỹ và Đức hoặc giữa Mỹ và Nhật Bản. Đây là lý do giải thích tại sao Mỹ giáng đòn mạnh vào chính đồng minh của mình.
Thứ hai, tái cơ cấu chuỗi sản xuất của thế giới.Tại sao Trung Quốc lại muốn đàm phán đa phương, tiến hành cải cách mở cửa? Đó là do Trung Quốc chiếm ưu thế lớn trong chuỗi sản xuất hiện nay của thế giới, dù sản xuất gì đều có “mắt xích” Trung Quốc.
Ví dụ: Trong xe hơi, máy tính, thậm chí là tên lửa đều có linh kiện do Trung Quốc sản xuất, như trong xe BMW của Đức thì động cơ do Đức chế tạo; bộ li hợp, hộp số do Nhật Bản làm; bảng mạch điều khiển đến từ Hàn Quốc, cửa xe là của Việt Nam còn lốp là của Trung Quốc, sau khi lắp ráp xong thì bán ra toàn thế giới.
Trong khi đó, Mỹ muốn loại bỏ “mắt xích” Trung Quốc, một khi Mỹ-Đức đạt được thỏa thuận thương mại mới, rất có khả năng nhằm bảo vệ thỏa thuận này và nhằm thể hiện sự tôn trọng đối với luật chơi của Mỹ, Đức sẽ không tiếp tục mua lốp xe do Trung Quốc sản xuất nữa, từ đó thay đổi toàn bộ mô hình chuỗi sản xuất. Đây chính là chiêu “rút củi đáy nồi” của Mỹ nhằm vào Trung Quốc.
Thứ ba, thông qua chiến tranh thương mại, Mỹ muốn chỉnh đốn lại cái gọi là “mặt trận thống nhất” của các nước phương Tây, áp dụng biện pháp khắc nghiệt với Trung Quốc, quốc gia tập quyền bị gắn mác “không có nền kinh tế thị trường”.
Nhằm tổ chức mặt trận thống nhất kiềm chế Trung Quốc, Mỹ đã dấy lên vấn đề hình thái ý thức, cho nên, chiến tranh thương mại mà Mỹ khơi mào không phải là vấn đề kinh tế mà thuộc lĩnh vực chính trị.
Chính vì vậy, theo Hoàng Tĩnh, tại Diễn đàn Bác Ngao mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố để đối phó với chiến tranh thương mại của Mỹ, Trung Quốc có hai biện pháp: Một là kiên trì cải cách mở cửa, thay đổi quan hệ sản xuất lạc hậu, không tiên tiến. Hai là nhất định phải đi theo con đường đa phương, bảo vệ chuỗi sản xuất./.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Phố Wall chứng kiến tuần giao dịch ảm đạm do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
12:21' - 23/06/2018
Mặc dù chỉ số Dow Jones và S&P 500 đảo chiều đi lên trong phiên cuối tuần nhưng tình hình căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gia tăng đã khiến Phố Wall khép lại một tuần giao dịch khá thất vọng.
-
Doanh nghiệp
Các nhà sản xuất ô tô Đức trở thành "nạn nhân" của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
14:50' - 22/06/2018
Bên cạnh các nhà sản xuất thép, tấm pin năng lượng Mặt trời của Trung Quốc, các hãng chế tạo ô tô của Đức như Daimler, BMW cũng trở thành “nạn nhân” trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại Nhật- Hàn lại bùng lên
10:14' - 22/06/2018
Ngày 21/6, Nhật Bản đã nộp đơn kiện Hàn Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về thuế chống bán phá giá đối với thép không gỉ nhập khẩu từ Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Các biện pháp trả đũa thương mại của EU với Mỹ đi vào hiệu lực
07:55' - 22/06/2018
Danh sách bao gồm những sản phẩm được sản xuất trên lãnh thổ Mỹ chứ không phải là những sản phẩm được phân phối bởi các thương hiệu Mỹ vì chúng có thể được sản xuất tại bất kỳ đâu trên thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy các bước tiến tới ký và phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU
08:55' - 21/06/2018
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU sẽ cung cấp các điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp vừa và nhỏ EU có thể đầu tư dễ dàng hơn vào thị trường Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Nguy cơ xói mòn hệ thống thương mại toàn cầu từ chính sách thương mại của Mỹ
05:30' - 21/06/2018
Trung tâm Nghiên cứu và Chiến lược Quốc tế (CSIS) đăng bài phân tích về tác động từ chính sách thương mại của Mỹ đối với hệ thống kinh tế quốc tế của ông William Reinsch, cựu Thứ trưởng Thương mại Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk vẫn là cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump
21:38' - 03/04/2025
Tỷ phú Elon Musk sẽ tiếp tục đóng vai trò là một người bạn và cố vấn cho Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống JD Vance, ngay cả khi ông rời vị trí trong Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE).
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan đối ứng của Mỹ: Cách tính và lý lẽ
21:22' - 03/04/2025
Thuế quan về cơ bản là một loại thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Thông thường, nó được tính bằng một tỷ lệ phần trăm trên giá trị sản phẩm.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Trung Quốc tố vi phạm WTO, Nhật Bản "quan ngại nghiêm trọng"
19:34' - 03/04/2025
Trung Quốc kêu gọi Mỹ “ngay lập tức sửa chữa sai lầm” và giải quyết tranh chấp với các nước khác trên cơ sở bình đẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Đoàn cứu hộ Việt Nam hỗ trợ Myanmar giải cứu nạn nhân động đất
19:14' - 03/04/2025
Theo thông báo từ Trưởng đoàn cứu hộ cứu nạn Việt Nam, đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam đã giải cứu 1 nạn nhân còn sống sót vào ngày hôm trước và tìm kiếm được 17 thi thể từ những vị trí khó khăn.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế nhập khẩu Mỹ tăng 36%, Thái Lan tìm giải pháp bảo vệ xuất khẩu
18:00' - 03/04/2025
Theo Thủ tướng Thái Lan, chính phủ nước này đã có một kế hoạch vững chắc nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm nay sẽ không bị ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU đối mặt thách thức thuế quan từ Mỹ, Bộ trưởng Đức kêu gọi phản ứng chung
17:12' - 03/04/2025
Bộ trưởng Habeck chỉ trích việc Mỹ áp đặt thuế quan mới, gây thiệt hại kinh tế to lớn trên toàn thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ đề xuất dự thảo thúc đẩy chương trình giảm thuế
14:58' - 03/04/2025
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa trong Thượng viện Mỹ đã công bố dự thảo ngân sách nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
THEO DÒNG THỜI SỰ: “Canh bạc” khó lường
14:53' - 03/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump sáng 3/4 (giờ Việt Nam) đã công bố quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều ngành của Anh thiệt hại nặng nề trước "bão" thuế quan Mỹ
14:52' - 03/04/2025
Các ngành sản xuất ô tô, thực phẩm và đồ uống, cùng với dược phẩm của Vương quốc Anh sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đợt thuế quan mới do Tổng thống Mỹ áp đặt.