Ấn Độ tăng cường cạnh tranh tại khu vực Nam Á
Theo báo The Hindustan Times số ra ngày 4/12, Ấn Độ tiếp tục triển khai các biện pháp và xem xét những cách thức nhằm thúc đẩy hợp tác với các nước láng giềng trong khu vực Nam Á, nhất là Sri Lanka và Maldives, để cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc trong khu vực này.
Báo trên cho biết, cuộc gặp ba bên cấp Cố vấn an ninh quốc gia giữa Ấn Độ, Sri Lanka và Maldives được tổ chức tại Thủ đô Colombo của Sri Lanka vào tuần trước cho thấy sự cấp thiết mới đối với hợp tác trong khu vực.
Trước cuộc gặp, một số nhà bình luận chính trị Ấn Độ cho rằng, trong bối cảnh của ba bên, điều quan trọng là phải xem xét các cách thức cụ thể nhằm tăng cường hợp tác giữa Ấn Độ và các nước láng giềng khu vực Ấn Độ Dương.
Một cách để thực hiện điều này là tăng cường chính sách hợp tác phát triển và ngoại giao kinh tế của Ấn Độ trong khu vực so với đường lối cam kết của Trung Quốc. Hợp tác phát triển của Ấn Độ là một nỗ lực ngoại giao xuyên suốt của nước này trong nhiều thập kỷ qua và dựa trên bốn lĩnh vực chiến lược quan trọng sau:
Một là tăng cường hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng, kết nối giữa Ấn Độ với các nước trong khu vực Nam Á dựa trên nền tảng về truyền thống văn hóa, địa lý, đặc biệt là hỗ trợ xây dựng các dự án phát triển cộng đồng liên quan đến an sinh, xã hội như nhà cửa, đường xá với quy mô lớn của các địa phương.
Hai là thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giáo dục chất lượng cao theo sáng kiến xây dựng kỹ năng như Hợp tác kinh tế và kỹ thuật Ấn Độ (ITEC) và Dự án áp dụng công nghệ được chính phủ Ấn Độ tài trợ hoàn toàn, cùng với sự hỗ trợ của hơn 68 tổ chức hàng đầu của Ấn Độ.
Ba là đẩy mạnh triển khai các dự án cơ sở hạ tầng phục vụ chính sách an ninh và tăng trưởng cho người dân trong khu vực (SAGAR) và nhằm tăng cường hợp tác kinh tế và an ninh với các nước láng giềng trên biển. Một số dự án trọng điểm của Ấn Độ tại Sri Lanka là cảng Kankesanthurai ở phía Bắc Sri Lanka và Colombo. Tương tự, đối với Maldives, Ấn Độ đang hỗ trợ Dự án Kết nối Male Greater.
Bốn là Ấn Độ cũng cam kết cải thiện cơ sở hạ tầng năng lượng và giúp đối phó với sự biến đổi khí hậu trong khu vực, với sự hỗ trợ chuyên môn về lĩnh vực năng lượng Mặt Trời.
Trên thực tế, các khoản đầu tư của Ấn Độ đã tập trung vào phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ triển khai phần lớn trong các lĩnh vực sử dụng nhiều việc làm. Điều này trái ngược với nỗ lực của Bắc Kinh.Trung Quốc đã phát triển mối quan hệ đặc biệt chặt chẽ với các chính phủ cầm quyền trước đây ở Sri Lanka và Maldives.
Trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Mahinda Rajapaksa và Maithripala Sirisena, Sri Lanka đã cam kết tham gia sáng kiến "Vành đai và Con đường". Khi đó Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất ở Sri Lanka và một trong những dự án của nước này, Cảng biển nước sâu Hambantota, đã được cho Trung Quốc thuê trong 99 năm dẫn đến khoản nợ nước ngoài lớn của Sri Lanka.
Tương tự, ở Maldives, trong nhiệm kỳ của Tổng thống Abdullah Yameen (2013-2018), Maldives được coi là có mối quan hệ thân thiết với Trung Quốc. Trung Quốc đã đầu tư phát tiển nhiều dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng của Maldives.
Vì phần lớn các khoản đầu tư của Trung Quốc là vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng với thời gian lâu dài và đều là những khoản viện trợ phát triển dưới dạng các khoản vay không ưu đãi, do đó Sri Lanka và Maldives đã rơi vào “bẫy nợ” của Trung Quốc.
Đối với Maldives, hiện nước này đang gánh khoản nợ 1,3 tỷ USD của Trung Quốc, (tương đương 25% GDP của Maldives). Chính vì vậy, mức nợ lớn này khiến chính phủ hiện nay của cả hai nước đang rất thận trọng khi xem xét cho các đối tác Trung Quốc tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn.
Tuy nhiên, Ấn Độ có thể tìm cách tăng cường sự tham gia của mình lên gấp ba lần. Thứ nhất, New Delhi có thể đóng một vai trò lớn hơn nhiều thông qua ngoại giao khí hậu với Maldives và Sri Lanka, vì Ấn Độ đã đi đầu trong việc thúc đẩy hai sáng kiến trên toàn cầu là Liên minh năng lượng Mặt Trời quốc tế và Liên minh cơ sở hạ tầng chống thiên tai (CDRI).
Thứ hai, Ấn Độ có thể sử dụng tương tự chính sách ngoại giao “sắc bén” của Trung Quốc và tận dụng sức mạnh, ưu thế về truyền thông của mình để triển khai hợp tác với các sáng kiến toàn cầu.
Và cuối cùng, vai trò, tầm ảnh hưởng của nhóm "Bộ tứ" gồm Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Australia có thể đóng một vai trò lớn hơn trong việc tăng cường hợp tác với Sri Lanka và Maldives nhằm cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc.
Trong đó, từng nước Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Autralai đang hiện diện ở cả hai nước trên với tư cách là các quốc gia tài trợ độc lập và có thể làm được nhiều hơn nữa thông qua các hành động phối hợp nhằm thúc đẩy quyền lực mềm và ngoại giao kinh tế./.
- Từ khóa :
- trung quốc
- ấn độ
- nam á
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Nippon Steel và ArcelorMittal dự kiến tăng đầu tư tại Ấn Độ
06:00' - 07/12/2020
Tập đoàn sản xuất thép Nippon Steel và tập đoàn ArcelorMittal sẽ tăng gấp đôi công suất sản xuất thép của công ty con ở Ấn Độ lên 24 triệu tấn mỗi năm vào năm 2030.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ gia hạn thuế chống bán phá giá sản phẩm thép từ Trung Quốc và Mỹ
14:52' - 04/12/2020
Ấn Độ đã gia hạn áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội bản rộng trên 600 mm nhập khẩu từ Trung Quốc, Mỹ và một số nước khác .
-
Tài chính
Phải chăng Ấn Độ đang hướng tới một thế giới ngoài RCEP?
06:30' - 27/11/2020
Những lo ngại của New Delhi đối với việc giảm bớt thuế quan thương mại đã làm mất đi động lực để chỉ ra những điểm yếu của nền kinh tế.
-
Công nghệ
Trung Quốc phản ứng Ấn Độ ban hành lệnh cấm hàng loạt ứng dụng trực tuyến
20:40' - 25/11/2020
Ngày 25/11, Trung Quốc đã chỉ trích Ấn Độ sau khi nước này cấm thêm hàng chục ứng dụng trực tuyến của Trung Quốc với lí do an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ xem xét nới lỏng quy định về đầu tư FDI từ các nước láng giềng
17:29' - 17/11/2020
Ngày 17/11, trang mạng Economic Times đưa tin Ấn Độ đang xem xét nới lỏng các quy định về Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các nước láng giềng.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN 2020: Hiệp định RCEP để mở cho sự gia nhập của Ấn Độ
13:05' - 15/11/2020
Các Bộ trưởng các nước thành viên RCEP khẳng định, Hiệp định RCEP để mở cho sự gia nhập của Ấn Độ kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực như quy định tại Điều 20.9 (Gia nhập) của Hiệp định RCEP.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ấn Độ tung gói kích thích kinh tế mới hơn 35 tỷ USD
07:39' - 13/11/2020
Ngày 12/11, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Nirmala Sitharaman đã công bố gói kích thích trị giá 265.000 rupee crore (trên 35 tỷ USD) nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang suy thoái do tác động của dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
WTO thảo luận về căng thẳng thương mại
08:25'
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 19/2 cho biết cuộc thảo luận về căng thẳng thương mại do cơ quan này tổ chức đã diễn ra "mang tính xây dựng".
-
Kinh tế Thế giới
Canada đầu tư đường sắt cao tốc 1.000 km
08:08'
Hệ thống đường sắt cao tốc mới sẽ đưa hành khách đi từ Montréal đến Toronto trong khoảng ba giờ. Nếu đi bằng ô tô, hành trình này thường mất khoảng năm tiếng rưỡi.
-
Kinh tế Thế giới
Bước quan trọng hướng đến giải pháp tương lai cho Ukraine
20:28' - 19/02/2025
Nga khẳng định cuộc đàm phán giữa phái đoàn cấp cao Nga và Mỹ ở Saudi Arabia là bước quan trọng để hướng tới giải pháp tương lai cho Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
EU áp đặt vòng trừng phạt thứ 16 đối với Nga
20:24' - 19/02/2025
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 19/2 cho biết Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp đặt các lệnh cấm mới đối với các hoạt động xuất nhập khẩu của Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Nhật Bản tăng tháng thứ tư liên tiếp
19:59' - 19/02/2025
Theo dữ liệu, tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 1/2025 tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn dự báo trung bình của thị trường là tăng 7,9%.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế của Singapore có thể đạt 1-3% trong năm 2025
18:47' - 19/02/2025
Bộ Công Thương Singapore vừa công bố số liệu tăng trưởng kinh tế nước này trong năm 2024 và triển vọng năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát tại Anh tăng vọt
18:23' - 19/02/2025
Lạm phát tại Anh đã tăng cao hơn dự kiến vào tháng trước, gây thêm áp lực cho chính phủ Công đảng vốn đang phải đối mặt với tăng trưởng kinh tế ì ạch.
-
Kinh tế Thế giới
EU, Trung Quốc hợp tác về phương tiện sử dụng năng lượng mới
16:32' - 19/02/2025
Các nhà sản xuất ô tô của Trung Quốc và đối tác châu Âu đã thiết lập quan hệ hợp tác để thúc đẩy sản xuất các phương tiện sử dụng năng lượng mới.
-
Kinh tế Thế giới
Kỷ lục mới về lượng khách quốc tế đến Nhật Bản trong một tháng
16:30' - 19/02/2025
Theo số liệu do Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản (JITO) công bố ngày 19/2, số lượng khách quốc tế đến nước này trong tháng 1/2025 là 3.781.200 lượt, mức cao nhất từ trước đến nay trong một tháng.