Ba thách thức của Hàn Quốc trong kỷ nguyên số
Theo bình luận của tờ Thời báo Hàn Quốc (The Korea Times), những khó khăn mà Hàn Quốc và thế giới đang phải đối mặt đã cho thấy rằng mọi mối đe dọa luôn có thể đến bất thình lình và vào những thời điểm không thể ngờ tới. Đây cũng chính là những rủi ro đủ lớn để thay đổi hoàn toàn cuộc sống của con người cũng như cách xã hội vận hành.
* Đại dịch mới sau COVID-19Tháng 2/2018, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khái niệm "Bệnh X", một tên gọi tạm thời trong danh sách các loại bệnh cần ưu tiên chiến lược nhằm đại diện cho một mầm bệnh giả định có thể gây ra đại dịch toàn cầu trong tương lai. Trong một bài viết được tờ The Telegraph đăng tải vào ngày 18/5/2018, Tiến sỹ Richard Hatchett, Giám đốc điều hành Liên minh Đổi mới Sáng tạo Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI), đã viết rằng: "Nghe thì có vẻ giống như khoa học viễn tưởng, nhưng Bệnh X đúng là thứ mà chúng ta phải chuẩn bị đối phó".Chỉ 2 năm sau, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến cuộc sống trên toàn thế giới và WHO vẫn đang giữ "Bệnh X" trong danh sách theo dõi của mình. Có nghĩa là tổ chức này tin rằng vẫn còn "cơ hội" để một căn bệnh truyền nhiễm khác trở thành đại dịch toàn diện, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho nhân loại.Trong một nghiên cứu được trình lên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ vào ngày 31/8/2021, một nhóm nghiên cứu do Giáo sư Marco Marani thuộc Đại học Padua ở Italy đứng đầu đã khẳng định rằng xác suất trải qua một đại dịch có tác động tương tự COVID-19 trong cuộc đời của một người hiện ở mức khoảng 38% và con số này có thể tăng gấp đôi trong những thập kỷ tới. Nghiên cứu cũng cảnh báo rằng xác suất bùng phát dịch bệnh mới có thể sẽ tăng gấp ba lần trong vài thập kỷ tới.Trong bối cảnh đó, các chuyên gia cho rằng sự phụ thuộc của loài người vào vaccine và phương pháp điều trị sẽ tiếp tục tăng cao. Tầm quan trọng của việc chuẩn bị công nghệ cũng tỷ lệ thuận, trong đó các nhà sản xuất thuốc có thể phát triển vaccine và phương pháp điều trị một cách nhanh chóng sau khi dịch bệnh bùng phát. Ví dụ, các nhà sản xuất thuốc đã mất một năm để tạo ra vaccine mRNA ngừa COVID-19, song thực tế đây là kết quả của hơn 30 năm nghiên cứu về công nghệ mRNA.Do Hàn Quốc thiếu nghiên cứu khoa học cơ bản về virus nên không thể dẫn đầu trong cuộc chạy đua toàn cầu về cái gọi là "Chủ quyền vaccine". Tuy nhiên, một số nhà phát triển thuốc ở Hàn Quốc đang nghiên cứu công nghệ nền tảng mRNA của riêng họ và vào ngày 24/12/2021, ST Pharm đã gửi đơn đăng ký thử nghiệm giai đoạn I cho ứng cử viên vaccine mRNA đầu tiên của Hàn Quốc cho cơ quan quản lý dược phẩm trong nước. Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc cũng đang tăng cường hỗ trợ các nhà sản xuất thuốc nhằm đạt được sáng kiến của Tổng thống Moon Jae-in về việc đưa nước này trở thành trung tâm sản xuất vaccine trong khu vực, nhằm tăng cường sự hiện diện của Hàn Quốc trong chuỗi cung ứng vaccine toàn cầu. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu sự quan tâm (cả về chính trị và kinh tế) đối với công tác nghiên cứu công nghệ vaccine có tiếp tục được duy trì như đã làm trong những năm gần đây hay không?Kenneth V. Iserson, Giáo sư danh dự tại Khoa Cấp cứu thuộc Đại học Arizona, đã cảnh báo trong bài báo của mình với tiêu đề: "Đại dịch tiếp theo: Chuẩn bị cho 'Bệnh X'". Ông viết: "Khi mối đe dọa COVID-19 giảm bớt, các chính trị gia sẽ đưa ra những lời hứa lớn hơn về việc thực hiện các kế hoạch ngăn chặn, hoặc ít nhất là để chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo trong tương lai. Các chính trị gia cuối cùng sẽ thực hiện những thay đổi phù hợp về chính trị. Ký ức về sự tức giận và gián đoạn xã hội trong giai đoạn COVID-19 sẽ lùi xa".Các kịch bản tương tự cũng được dự đoán ở Hàn Quốc nơi sẽ diễn ra cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo vào tháng 3 tới. Mặc dù các ứng cử viên chủ chốt hiện đang hứa hẹn khoản tiền lên tới 100.000 tỷ won (84,2 tỷ USD) cho quỹ cứu trợ thiên tai công cộng, tương đương với 1/6 tổng ngân sách của đất nước cho năm 2022, và nâng cao trách nhiệm của chính phủ đối với những người bị tác dụng phụ của vaccine, song họ vẫn chưa đưa ra ý tưởng cụ thể về việc liệu họ có thực hiện thành công sáng kiến "Trung tâm vaccine" của người tiền nhiệm Moon Jae-in hay cách thức chuẩn bị cho đất nước đối với dịch "Bệnh X".* Biến đổi khí hậuKhông giống như một số quốc gia phải hứng chịu thiên tai thường xuyên do biến đổi khí hậu, Hàn Quốc không bị ảnh hưởng nhiều bởi những thảm họa thiên nhiên quy mô lớn đến mức phải đưa ra cảnh báo người dân về vấn đề này.Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng “xứ sở kimchi” cũng không phải là "nơi trú ẩn an toàn" trong cuộc khủng hoảng khí hậu. Bên cạnh đó, Hàn Quốc còn có nguy cơ bị tách khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu nếu đánh giá thấp tốc độ chuyển đổi năng lượng toàn cầu.Luật sư Park Jee-hye đồng thời là Giám đốc của Tổ chức "Solutions for Our Climate" (Giải pháp cho Khí hậu của chúng ta), nhận định: "Với đợt gió mùa và các đợt nắng nóng kỷ lục trong những năm gần đây dẫn đến thương vong, thiệt hại về tài sản và khiến giá lương thực tăng cao đã cho thấy Hàn Quốc đang phải đối mặt với những tác động chết người của cuộc khủng hoảng khí hậu. Tuy nhiên, mọi thứ mới chỉ được dự đoán là sẽ xấu đi và tăng tốc theo thời gian".Trong cuốn kỷ yếu năm 2020 được xuất bản vào tháng 6/2021 vừa qua, Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc (KMA) ghi nhận: "Tác động của biến đổi khí hậu, vốn hơi mơ hồ, đã trở nên rõ ràng hơn trong những năm gần đây" và "biến đổi khí hậu sẽ gia tăng gây ra nắng nóng và những đợt lạnh, tuyết rơi dày và mưa xối xả chưa từng có".
Một báo cáo riêng khác của KMA cũng lưu ý thêm rằng "tần suất và mức độ nghiêm trọng của các đợt nắng nóng trên Bán đảo Triều Tiên đã cho thấy một xu hướng tăng đáng chú ý kể từ những năm 1970" và "trong những trường hợp gần đây, các đợt nắng nóng đã phát triển mạnh mẽ trên Bán đảo Triều Tiên và ghi nhận những tác động nhân tạo từ sự gia tăng khí nhà kính ".Do đó, lũ lụt được dự đoán sẽ là một trong những thảm họa thiên nhiên phổ biến nhất trên Bán đảo Triều Tiên do biến đổi khí hậu gây ra. Tổ chức Hòa bình Xanh ước tính số người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở Hàn Quốc sẽ tăng lên 3,3 triệu người vào năm 2030.Luật sư Park Jee-hye nói thêm rằng: "Khi hệ sinh thái của chúng ta thay đổi do nhiệt độ tăng, các ngành nông nghiệp và đánh bắt cá chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều thiệt hại và chi phí thích ứng hơn. Và khi các khu vực sinh sống của động vật gây hại và động vật hoang dã thay đổi, thì nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cũng tăng lên".Việc các doanh nghiệp Hàn Quốc không quan tâm đến biến đổi khí hậu và những nỗ lực muộn màng để giảm thiểu carbon cũng là những lý do khiến các chuyên gia coi biến đổi khí hậu là một trong những rủi ro mà Hàn Quốc sẽ phải đối mặt.Theo Luật sư Park Jee-hye: "Từ quan điểm ngắn hạn, có vẻ như việc giảm thiểu carbon không thuận tiện và tốn kém cho ngành công nghiệp. Tuy nhiên, về lâu dài, việc cắt giảm khí thải sâu hơn và chuyển đổi năng lượng nhanh hơn sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế và khả năng cạnh tranh toàn cầu. Các công ty ở các nền kinh tế tiên tiến như Apple, Microsoft và BMW đã nhanh chóng nhận ra điều này và đây là lý do tại sao họ tốt hơn nhiều". Theo đó, chính quyền tiếp theo của Hàn Quốc cần tăng cường các cam kết về khí hậu bởi nếu không có những thay đổi đó, Hàn Quốc và các ngành công nghiệp của nước này sẽ bị bỏ lại phía sau.* Nguy cơ của một xã hội siêu kết nốiVào tháng 10/2021, người dùng Internet ở Hàn Quốc đã được chứng kiến hiện tượng mất kết nối mạng trên quy mô toàn quốc sau một lỗi định tuyến đơn giản tại tập đoàn KT, một trong những nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất tại Hàn Quốc. Mặc dù "sự cố" này chỉ kéo dài trong 90 phút song đã làm gián đoạn việc thanh toán bằng thẻ tín dụng, các lớp học trực tuyến, chương trình giao dịch chứng khoán và các dịch vụ liên kết Internet khác, dẫn đến thiệt hại ước tính khoảng 1.000 tỷ won.Ngoài thiệt hại trực tiếp về tài chính, còn có nhiều vấn đề cơ bản hơn như người dân bị "nhốt" trong văn phòng và bãi đậu xe và các lỗi tại hệ thống ứng cứu y tế khẩn cấp, làm tăng sự chú ý về những rủi ro của một xã hội siêu kết nối.Hàn Quốc cũng từng ghi nhận sự cố mất kết nối mạng tương tự vào năm 2018 do hỏa hoạn tại một chi nhánh của KT ở phía Tây thủ đô Seoul gây ra gián đoạn mạng ảnh hưởng đến khu vực thủ đô Seoul và các khu vực đô thị xung quanh. Kể từ thời điểm đó, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố một số biện pháp phòng ngừa, trong đó có "dịch vụ chuyển vùng thảm họa" cho phép người dùng kết nối với mạng của các công ty viễn thông khác trong trường hợp xảy ra sự cố. Tuy nhiên, kịch bản này đã không được kích hoạt hồi tháng 10/2021.Các chuyên gia cho rằng trong thời đại siêu tốc, một lỗi trong hệ thống điều khiển trung tâm có thể gây gián đoạn tạm thời trong một vùng phủ sóng nhỏ song lại có thể gây ra những xáo trộn quy mô lớn hơn trên toàn xã hội.Báo cáo năm 2019 về thành phố thông minh của Deloitte có đoạn nhấn mạnh rằng: "Trong một thành phố thông minh với cơ sở hạ tầng bao gồm các công nghệ tiên tiến của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, sẽ có nhiều rủi ro hơn khi một tai nạn nhỏ cũng có thể làm tê liệt các chức năng chính của thành phố. Mức độ công nghệ cần thiết cho cơ sở hạ tầng của thành phố càng cao thì việc khôi phục cơ sở hạ tầng sẽ khó khăn hơn do sự phức tạp của các nguyên nhân và thiệt hại. Nếu có trục trặc trong cơ sở hạ tầng dựa trên công nghệ thông minh, việc khôi phục sẽ khó khăn hơn so với những cái thông thường".Mặc dù các trường hợp xảy ra với tập đoàn KT ở trên đã được xác định là do "tai nạn" song các chuyên gia đều nhất trí rằng vẫn còn có quá nhiều trường hợp dự phòng có thể gây ra gián đoạn mạng quy mô lớn và các rối loạn sau đó, chẳng hạn như thiên tai, mất điện và thậm chí là tấn công mạng.Trong bài báo có tiêu đề "Dịch vụ 5G và dịch vụ toàn cầu" xuất bản năm 2020, Giáo sư Kim Sung-wook thuộc Đại học Nữ sinh Seoul (SWU) đã nhấn mạnh: "Việc mất kết nối mạng đã trở thành nguy cơ lớn nhất của một xã hội siêu kết nối. Do đó, chúng ta cần nỗ lực hơn nữa để giữ cho các mạng được thông suốt và những nỗ lực này nên bắt đầu từ việc thừa nhận 5G là cơ sở hạ tầng và là hàng hóa công"./.- Từ khóa :
- hàn quốc
- kinh tế hàn quốc
- covid 19
- biến thể omicron
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Thị trường IPO của Hàn Quốc năm 2022 sẽ bội thu
16:44' - 02/01/2022
Theo các nhà phân tích, thị trường phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) của Hàn Quốc dự kiến sẽ có một năm bội thu nữa trong năm 2022.
-
Thị trường
Xuất khẩu của Hàn Quốc tăng cao kỷ lục trong năm 2021
07:36' - 02/01/2022
Theo báo cáo công bố của Chính phủ Hàn Quốc, kim ngạch xuất khẩu của nước này đã đạt mức cao kỷ lục trong năm 2021 nhờ sự phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch COVID-19.
-
Phân tích - Dự báo
Những yếu tố cản trở nền kinh tế Hàn Quốc khởi sắc trong năm 2022
06:30' - 02/01/2022
Sự xuất hiện của biến thể Omicron và các đợt tăng lãi suất bổ sung sẽ là những yếu tố chính gây ra rủi ro lớn cho nền kinh tế Hàn Quốc trong năm 2022.
-
Tài chính
Hàn Quốc: Chi tiêu vốn của doanh nghiệp dự báo tăng gần 4% trong năm 2022
14:45' - 29/12/2021
Theo thăm dò của Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB), chi tiêu vốn của doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ tăng gần 4% trong năm 2022 do hoạt động sản xuất và tiêu dùng cá nhân phục hồi.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc chọn 11 ngân hàng cung cấp thanh khoản cho thị trường trao đổi won và NDT
07:36' - 29/12/2021
Hàn Quốc đã chọn 11 ngân hàng, trong đó có 5 ngân hàng nước ngoài, làm nhà cung cấp thanh khoản trên thị trường giao dịch trực tiếp đồng won và đồng NDT trong năm 2022.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thúc đẩy nộp đơn xin gia nhập CPTPP trong tháng 4/2022
12:29' - 27/12/2021
Chính phủ Hàn Quốc thông báo đã bắt đầu tiến trình tham gia CPTPP như một phần trong nỗ lực nhằm đa dạng hóa danh mục xuất khẩu của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Hàn Quốc sẽ duy trì vị trí nền kinh tế lớn thứ 10 toàn cầu trong năm 2022
07:30' - 27/12/2021
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo năm 2022 sẽ là năm thứ ba liên tiếp Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 10 toàn cầu về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.