Bản đồ quy hoạch chi tiết quận Ba Đình, Hà Nội

19:29' - 29/03/2019
BNEWS Bản đồ quy hoạch giao thông quận Ba Đình thuộc phân khu đô thị H1-2, kéo dài từ đường vành đai 2 vào trong nội đô với nhiều danh lam thắng cảnh lịch sử.

Quận Ba Đình là một trong 4 quận trung tâm của thành phố Hà Nội, nơi tập trung nhiều cơ quan đầu não của đất nước.

Vị trí bản đồ quy hoạch giao thông quận Ba ĐìnhBản đồ quy hoạch giao thông quận Ba Đình thuộc phân khu đô thị H1-2, kéo dài từ đường vành đai 2 vào trong nội đô với nhiều danh lam thắng cảnh lịch sử.Diện tích bản đồ quy hoạch giao thông quận Ba Đình khoảng 9,25 km2 với tổng dân số vào khoảng 228.352 người.Việc quy hoạch giao thông quận Ba Đình sẽ làm đồng bộ hóa hạ tầng, nâng cao thẩm mỹ kiến trúc và cải thiện cảnh quan sống chung.

Ranh giới bản đồ quy hoạch giao thông quận Ba Đình

Vị trí đầu não trung tâm, quận Ba Đình tiếp giáp với các quận nội thành.

Phía Bắc giáp quận Tây Hồ và sông Hồng.

Phía Nam giáp quận Đống Đa.

Phía Đông giáp một đoạn sông Hồng và phía Đông Nam giáp quận Hoàn Kiếm.

Phía Tây giáp đường vành đai 2, quận Cầu Giấy.

Nội dung bản đồ quy hoạch giao thông quận Ba Đình

Hệ thống giao thông quận Ba Đình hiện tại nhìn chung khá đơn giản, trục đường chính được tiếp nối với các quận bên cạnh tạo thành con đường giao thông huyết mạch.

Độ rộng đường trục chính hiện tại khá nhỏ, giải tỏa mặt bằng khó khăn bởi ảnh hưởng tới nhiều di tích lịch sử. Vì thế giải pháp để quy hoạch giao thông quận Ba Đình cần làm cẩn thận, khéo léo và khoa học.

a, Nối thông trục đường chính Kim Mã với Trần Phú

Đường Kim Mã là trục đường tiếp nối với quận Cầu Giấy, con đường này tập trung một lượng xe cộ lớn cả chiều đi lẫn về.

Nối thẳng đường Kim Mã với Trần Phú sẽ giúp thuận tiện cho giao thông trong quận Ba Đình.

b, Quy hoạch, mở rộng đường Đội Cấn

Đường Đội Cấn song song với trục đường Kim Mã và dẫn tới thẳng trung tâm du lịch như quảng trường Ba Đình, hoàng thành Thăng Long, công viên Bách Thảo.

Hiện tại bề rộng đường Đội Cấn khá khiêm tốn, phục vụ hai làn xe đi lại và thường tắc đường vào giờ cao điểm.

c, Nới rộng các tuyến đường phụ

Những tuyến đường phụ, nhỏ trong khu vực quận Ba Đình cần được thiết kế mặt bằng thông nhau để phân tán luồng phương tiện giao thông hàng ngày.

Đặc điểm các đường song song nên giới hạn chiều phương tiện xe đi lại.

d, Giải quyết các nút giao thông trọng điểm

Những nút giao thông trọng điểm trên địa bàn quận Ba Đình có thể kể đến như: nút giao Điện Biên Phủ với quận Đống Đa, nút giao vành đai 2 với Kim Mã, nút giao Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng và Quán Thánh, nút giao Yên Phụ với đường Thanh Niên, nút giao tại dốc ga Long Biên,…

Vị trí giao nhau giữa các trục đường cần được nới rộng, phân làn rõ, xây dựng hệ thống cầu vượt, quy đinh diện tích hề phố cho người đi bộ để giảm thiểu lượng người trên đường.

Bản đồ quy hoạch giao thông quận Ba Đình dự kiến mở rộng

– Tuyến đường Hoàng Hoa Thám dài khoảng 3500 m, mặt cắt ngang 53,5 m vơí 6 làn xe. Điểm đầu tuyến là đường Hùng Vương, điểm cuối tuyến là nút giao thông Bưởi.

– Tuyến đường vành đai 2 đoạn Cầu Giấy – Bưởi dài khoảng 2050 m, mặt cắt ngang 50 m với 6 làn xe và đảm bảo tốt cho giao thông nội bộ trong khu vực.

(dự kiến xây dựng cầu cạn trong đoạn này)

– Tuyến đường Kim Mã – Thủ Lệ dài khoảng 1200 m, mặt cắt ngang 40 m với 6 làn xe.

– Tuyến đường Hoàng Hoa Thám – Khách sạn La Thành – Sứ quán Thuỵ Điển dài khoảng 1200 m, mặt cắt ngang 30 m.

– Tuyến đường Giang Văn Minh – Đội Cấn – Hoàng Hoa Thám dài khoảng 1000 m, mặt cắt ngang 22,5-30 m.

– Cải tạo và mở rộng tuyến đường Đội Cấn:

+ Đoạn từ chợ Ngọc Hà đến khách sạn La Thành với mặt cắt ngang 30m.

+ Đoạn từ khách sạn La Thành đến đê Bưởi dự kiến mở rộng 40 m.

+ Trước mắt để hỗ trợ đường Đội Cấn cần mở tuyến đường song song tại vị trí mương Kẻ Khế (Đường Liễu Giai – Núi Trúc).

>>> Quy hoạch khu trung tâm Đà Lạt: Song hành bảo tồn và phát triển

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục