Bộ Thông tin và Truyền thông tập trung xây dựng, hoàn thiện nhiều chiến lược lớn của ngành
Tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông vào cuối tuần qua.
Tại hội nghị, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra những nhiệm vụ trọng tâm và xác định phương hướng cho 6 tháng cuối năm 2021; trong đó,Bộ sẽ tập trung xây dựng và hoàn thiện các chiến lược lớn như: chiến lược phát triển hạ tầng bưu chính; chiến lược phát triển hạ tầng số; chiến lược dữ liệu quốc gia hướng tới Chính phủ số; chiến lược An toàn không gian mạng quốc gia; chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam; chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số và xã hội số; Chiến lược chuyển đổi số báo chí.
Đồng thời, Bộ triển khai hiệu quả chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
*Những chiến lược trọng tâm của ngành thông tin và truyền thông
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - Nguyễn Mạnh Hùng, từ nay đến cuối năm Bộ sẽ xây dựng và hoàn thiện nền tảng “Địa chỉ số”, đưa nền tảng mã địa chỉ bưu chính trên nền tảng bản đồ số đi vào cuộc sống, đến với từng hộ gia đình; bảo đảm tính chính xác, an toàn, bảo mật và tính riêng tư. Chỉ đạo các doanh nghiệp công nghệ phát triển các sàn thương mại điện tử (TMĐT), nền tảng truy xuất nguồn gốc, thương hiệu gắn với người nông dân, đưa nông sản đến từng hộ gia đình cả nước.
Bộ tập trung thúc đẩy việc triển khai đấu giá băng tần; chỉ đạo doanh nghiệp viễn thông (DNVT) đẩy mạnh cung cấp 5G tại các khu CNTT tập trung, các khu công nghiệp, khu nghiên cứu, các trường đại học tiến tới việc sớm thương mại hóa dịch vụ 5G; triển khai các biện pháp nhằm phủ sóng BRDĐ, triển khai cáp quang tới 100% thôn, bản trong năm 2021. Xử lý triệt để tình trạng rác viễn thông (sim rác, tin nhắn rác, cuộc gọi rác).
Đồng thời, thúc đẩy các Bộ, ngành, địa phương triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình chuyển đổi số quốc gia với 3 trụ cột chính gồm: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Hoàn thiện nền tảng công nghệ số tập trung toàn quốc giúp các tỉnh phòng chống COVID-19.
Bên cạnh đó, Bộ sẽ xây dựng bộ chỉ tiêu thống kê, đo lường về kinh tế số và tính toán tỷ trọng kinh tế số trong GDP/GRDP; đẩy mạnh triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhỏ và vừa (SMEs) chuyển đổi số; xây dựng và triển khai bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp. Hỗ trợ và thúc đẩy 100% địa phương ban hành kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số, gắn chặt với việc thực hiện chuyển đổi số quốc gia.
*Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ địa phương phòng chống dịch, phát triển kinh tế
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, trong bối cảnh tình hình Kinh tế - xã hội nước ta 6 tháng đầu năm 2021 có nhiều biến động, đặc biệt là các đợt bùng phát dịch COVID-19 ngày càng nguy hiểm hơn. Trong bối cảnh đó, ngành Thông tin và Truyền thông cũng đã nỗ lực để hoàn thành các nhiệm vụ đề ra trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước. Đó là vừa tích cực tham gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 vừa giữ vững và thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Theo Báo cáo đánh giá, đây là lần đầu tiên có sự vào cuộc đồng bộ của các Bộ, ngành và các địa phương thông qua việc Bộ Thông tin và Truyền thông thúc đẩy các doanh nghiệp bưu chính thực hiện hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản thông qua các sàn thương mại điện tử (TMĐT).
Qua kết quả cho thấy số lượng hộ nông dân lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) lên tới 7.987 hộ (tăng 191% so với cùng kỳ năm 2020). Số lượng các sản phẩm nông sản đưa lên sàn TMĐT đạt 14.594 sản phẩm, tăng 268% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng giá trị sản phẩm nông sản giao dịch trên sàn TMĐT đạt 944 tỷ, tăng 293% so với cùng kỳ năm 2020.
Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam có nông sản (vải thiều Bắc Giang) xuất khẩu sang thị trường châu Âu theo mô hình "Thương mại điện tử xuyên biên giới" trên nền tảng TMĐT Make in Viet Nam. Lần đầu tiên tại Việt Nam, chỉ riêng với sản phẩm Vải thiều Bắc Giang, đã có gần 10 triệu lượt truy cập vào 2 sàn TMĐT Postmart và Vỏ sò với tổng lượng vải thiều tiêu thụ là 8.280 tấn, đạt giá trị giao dịch gần 250 tỷ đồng và xuất khẩu được gần 140 tấn vải thiều đi các thị trường châu Âu, Nhật Bản, Úc...
Trong việc phòng chống dịch COVID-19, Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai khảo sát, kết nối gần 9000 camera giám sát tại hơn 700 cơ sở cách ly của 60 tỉnh/thành trên toàn quốc; triển khai nhắn tin với hơn 12 tỷ bản tin SMS và cài đặt âm thông báo nhằm tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; ủng hộ Quỹ vaccine chống COVID-19 của Chính phủ và hỗ trợ nhiều địa phương trong vùng dịch. Bên cạnh đó, đã triển khai các hệ thống tiếp nhận hơn 2,5 triệu tin nhắn ủng hộ với gần 114 tỷ đồng ủng hộ Quỹ vaccine chống COVID-19 của Chính phủ chỉ trong 1 tháng phát động.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã thành lập Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 Quốc gia với các thành viên nòng cốt là Lãnh đạo các Đơn vị của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế và các doanh nghiệp công nghệ lớn nhất của Việt Nam.
Trung tâm có nhiệm vụ điều phối, phối hợp, hỗ trợ các yêu cầu về kỹ thuật, hướng dẫn tổ chức triển khai các biện pháp công nghệ cho các bộ ngành, địa phương trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã nhiều lần làm việc với Tổng biên tập các báo lớn nhằm định hướng tuyên truyền về công tác phòng chống dịch để thống nhất cách thức truyền thông hiệu quả, chính xác, không gây hoang mang dư luận về tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống dịch. Bộ cũng hỗ trợ, đặt hàng 86 cơ quan báo chí thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 với tổng số tiền 58 tỷ đồng.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng các chỉ số phát triển trong cả 6 lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ đều có bước tiến đáng ghi nhận. Trong 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu bưu chính đạt gần 900 triệu USD, tăng 23% so với cùng kỳ; sản lượng bưu gửi đạt trên 590 triệu bưu gửi, tăng trên 30% so với cùng kỳ.
Tổng doanh thu dịch vụ viễn thông đạt gần 66,5 nghìn tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ Internet di động có sự cải thiện tương đối rõ rệt, tăng 35,5% so với cùng kỳ./.
>>>Bộ Giao thông Vận tải đề nghị xử lý trang thông tin điện tử giả mạo về giấy phép lái xe
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines nâng cấp ứng dụng di động đáp ứng chuyển đổi số
16:49' - 15/07/2021
Hôm nay 15/7, Vietnam Airlines chính thức giới thiệu phiên bản nâng cấp ứng dụng di động Vietnam Airlines với nhiều tính năng ưu việt, tối ưu hóa trải nghiệm bay cho hành khách.
-
Chuyển động DN
Ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số trong hoạt động văn phòng
09:15' - 02/07/2021
Chuyển đổi số đã gõ cửa tất cả các lĩnh vực của ngành Điện và hoạt động văn phòng không thể chậm trễ hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cơ hội định vị thương hiệu Việt trên nền tảng số toàn cầu
12:17' - 12/07/2025
Vietnam International Sourcing 2025 là sự kiện thường niên do Bộ Công Thương tổ chức, dự kiến năm nay sẽ quy tụ khoảng 600 gian hàng trong nước và quốc tế...
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lên kế hoạch thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại
10:47' - 10/07/2025
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động nhằm thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2025.
-
DN cần biết
Thép Việt được miễn trừ thuế tự vệ tại Nam Phi
20:43' - 09/07/2025
Nam Phi áp thuế tự vệ tạm thời 52,34% với thép cuộn chống ăn mòn nhập khẩu, nhưng Việt Nam được loại trừ do thị phần dưới 3%. Đây là tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp thép xuất khẩu.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội nghị kết nối giao thương Việt Nam – Campuchia 2025
20:27' - 09/07/2025
Khi kinh tế toàn cầu nhiều biến động, xung đột cục bộ gia tăng và chủ nghĩa bảo hộ quay trở lại ở một số khu vực, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là ưu tiên chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển thị trường sau hợp nhất
12:31' - 09/07/2025
Trước việc tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép hình chữ H từ Malaysia
10:46' - 09/07/2025
Vụ việc rà soát cuối kỳ ER01.AD12 sẽ được thực hiện theo Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.