Brexit không thỏa thuận sẽ mang lại thiệt hại ngang nhau cho Anh và EU
Bài báo nhận định, mặc dù EU là một bộ máy thương thuyết thỏa thuận hoàn chỉnh, nhưng thời gian chỉ còn có hai tháng nữa mà hiện giờ hai bên chưa đạt được nhất trí cụ thể nào, rõ ràng khả năng thương thuyết có thể đi đến thất bại. Đàm phán đang rơi vào bế tắc và không có dấu hiệu dịch chuyển nào được đưa ra từ cả hai phía.
Quan điểm đối với vấn đề đánh bắt cá không phải là vấn đề khó giữa hai bên, mà "hòn đá tảng" chính là vấn đề sân chơi bình đẳng mà phía EU đặt ra với Anh. Trong phạm vi này, mục về trợ giúp nhà nước được coi là một trong những điều gai góc nhất.
EU muốn Anh chấp nhận khuôn khổ pháp lý đối với chính sách cạnh tranh giống như EU đang thực thi hiện nay. Điều mà EU lo ngại là với chính sách trợ giúp ưu đãi của nhà nước, Chính phủ Anh sẽ hỗ trợ cho các công ty để tạo ra lợi thế cơ hội và làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các công ty EU.
Đề nghị của EU đối với vấn đề sân chơi bình đẳng khả năng cao là sẽ không được Thủ tướng Anh Boris Johnson chấp thuận.
Thật dễ dàng để tính toán cái giá phải trả cho Brexit, nhưng khó có thể tính được những lợi ích mà Brexit mang lại, vì điều này còn phụ thuộc vào các chính sách đi kèm. Chính sách cạnh tranh rõ ràng là một chính sách vô cùng quan trọng.EU lo ngại Anh sẽ hỗ trợ các công ty thép tại xứ Wales hoặc các nhà sản xuất ô tô tại vùng miền Trung nước Anh và sau đó đưa các sản phẩm của họ vào thị trường EU. Hoặc Anh sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến các tiêu chuẩn lao động quốc tế hoặc các nguyên tắc môi trường.
Để khai thác được những mặt tốt nhất của Brexit, Anh chắc chắn sẽ cần thúc đẩy trợ giúp cho ngành công nghiệp, chủ yếu là các ngành công nghệ cao mới. Nước Anh có thế mạnh với những đầu tư chiến lược trong lĩnh vực công nghệ cao và quân sự.Nước Anh, theo các tiêu chuẩn của EU, có thế mạnh ở các lĩnh vực nghiên cứu dược, thế hệ tương lai của các ứng dụng trí tuệ nhân tạo và lĩnh vực quân sự. Và sẽ là không khôn ngoan nếu để Anh để việc tuân thủ khuôn khổ pháp lý của châu Âu về bảo vệ dữ liệu ảnh hưởng đến làm cản trở ngành trí tuệ nhân tạo non trẻ.
Một điều cần quan tâm hơn đó là sự thay đổi trong chính sách cạnh tranh của EU, theo đó, EU né tránh cách tiếp cận dựa trên pháp luật, quy định mà hướng theo chính trị hóa. EU hiện nay tập trung nhiều hơn vào việc bảo vệ các lợi ích của châu Âu trước Trung Quốc và các công ty công nghệ của Mỹ.
Thương mại toàn cầu đang thay đổi bản chất. Trước đây, địa lý là yếu tố quyết định chính trong các mối quan hệ thương mại. Nhưng thực tế này đã thay đổi nếu tính đến vai trò của dữ liệu. Trong dài hạn, các công nghệ như in 3D sẽ làm các chuỗi cung ứng hiện nay trở nên lỗi thời.
Nếu như Anh muốn khai thác được mặt thành công của Brexit, Anh cần khai thác các cơ hội về công nghệ cao mà EU đã bỏ lỡ hoặc có nguy cơ bỏ lỡ. Quản lý tốt Brexit có nghĩa là chấp nhận các giá phải bỏ ra trong ngắn hạn để có được những lợi ích trong dài hạn.
Một thỏa thuận là điều đáng được mong ước nếu đó là khuôn khổ cho hợp tác tương lai. Nhưng sẽ là sai lầm khi cho rằng cần có được thỏa thuận bằng mọi giá. Anh cần ưu tiên khai thác những tiềm năng của Brexit hơn là hạn chế cái giá phải trả cho tiến trình này.Trừ phi các nhà lãnh đạo EU thay đổi sứ mệnh đàm phán của họ, lúc đó mới có hy vọng đạt được thỏa thuận. Lãnh đạo các nước EU chưa thể tập trung hết sức vào các cuộc đàm phán thương mại với Anh mà họ còn đang bận rộn với các vấn đề khác như đối phó với đại dịch COVID-19, quỹ phục hồi EU, và gần đây nhất là những căng thẳng giữa các nước đông Địa Trung Hải với Belarus.Lãnh đạo các nước EU có thể phải đến tận tháng 10 mới thực sự chú tâm vào đàm phán với Anh. Một thỏa thuận nếu có thể đạt được thì nhiều khả năng sẽ rơi vào phút chót giống như các đàm phán trước đây giữa Anh và EU.
Những phản đối của EU đối với các đề xuất của Anh ở một số lĩnh vực là điều có thể hiểu được. EU cũng đúng khi nhất quyết yêu cầu có một khuôn khổ rõ ràng cho những nguyên tắc về nguồn gốc xuất xứ.
Nhưng quan điểm của EU đối với vấn đề sân chơi bình đẳng là một cách tiệm cận sai. Cách thức để xử lý các vấn đề bán phá giá trong các thỏa thuận thương mại là thông qua tổ chức thương mại quốc tế hoặc qua trọng tài.
Hiện có quá nhiều tập trung vào tranh luận về việc Anh sẽ gặp những rủi ro hay tổn thất nào nếu London rời EU mà không đạt được thỏa thuận. Nhưng Financial Times cho rằng không chỉ Anh mà cả EU cũng sẽ phải hứng chịu những thiệt hại vì EU sẽ mất đi một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của mình và một đồng mình có vị trí địa lý gần gũi nhất. Cái giá của một Brexit không thỏa thuận có thể sẽ được chia đều cho cả Anh và EU./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Anh và EU khởi động vòng đàm phán thứ 7 về quan hệ song phương hậu Brexit
16:00' - 19/08/2020
Ngày 18/8, Anh và Liên minh châu Âu (EU) nối lại đàm phán về quan hệ song phương hậu Brexit ngay trong bữa tối làm việc giữa hai trưởng đoàn diễn ra tại Brussels (Bỉ).
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản và Anh nhất trí về thỏa thuận thương mại tự do hậu Brexit
09:33' - 08/08/2020
Nhật Bản và Vương quốc Anh đã nhất trí về một thỏa thuận thương mại tự do song phương, thiết lập một “sân chơi” cho các doanh nghiệp vẫn chịu ảnh hưởng của các thỏa thuận về thuế quan song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Tiến triển trong đàm phán thỏa thuận thương mại Anh - EU hậu Brexit
05:00' - 08/08/2020
Chánh Văn phòng Nội các Vương quốc Anh Michael Gove cho biết, đàm phán giữa Anh và EU hậu Brexit đã đạt được tiến triển và hai bên có thể đạt được một thỏa thuận thương mại tự do.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại hậu Brexit giữa Anh và EU kéo dài đến tháng 10
08:57' - 01/08/2020
Ngày 31/7, Trưởng đoàn đám phán thương mại của Anh David Frost cho biết nước này và Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí tiếp tục đàm phán về một thỏa thuận thương mại tự do đến ngày 2/10.
-
Kinh tế Thế giới
Anh hối thúc doanh nghiệp và người dân chuẩn bị cho hậu Brexit
13:47' - 13/07/2020
Bộ trưởng Nội các Anh Michael Gove ngày 12/7 cho biết các cuộc đàm phán giữa Anh và EU đã có tiến triển, song đôi bên vẫn còn có sự khác biệt trong quan điểm về một số vấn đề.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump giảm nhẹ thuế quan đối với ô tô và phụ tùng
09:31'
Mức thuế 25% đối với xe ô tô và một số phụ tùng sẽ không được áp dụng chồng lên mức thuế nhôm và thép cũng như mức thuế đối với Canada và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo rủi ro của một thế giới phân mảnh
18:09' - 29/04/2025
Nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phân mảnh – xu hướng rủi ro lớn nhất đối với thị trường hiện nay, khi kéo theo tăng trưởng thấp và lạm phát cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm
17:48' - 29/04/2025
Lượng dầu thô dự trữ của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong gần ba năm vào tháng 3/2025. Điều này cho thấy nhu cầu đang tăng trưởng chậm hơn tốc độ xử lý của các nhà máy lọc dầu.
-
Kinh tế Thế giới
Giới chuyên gia: Thuế quan mới có thể đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái trong mùa Hè 2025
17:29' - 29/04/2025
Tác động kinh tế từ các mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt sẽ sớm hiện rõ với người dân Mỹ và có thể dẫn đến suy thoái kinh tế ngay trong mùa Hè năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng của “thương hiệu Mỹ” sau 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump
15:07' - 29/04/2025
Trong 100 ngày đầu nắm quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump thị trường đã trải qua những biến động mạnh, khiến một số nhà đầu tư rời bỏ tài sản Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Xếp hạng tín nhiệm AAA của Australia có thể gặp rủi ro
14:02' - 29/04/2025
Công ty xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Standard & Poor's (S&P) cảnh báo xếp hạng tín nhiệm AAA của Australia có thể gặp rủi ro, vì hàng tỷ USD cam kết bầu cử từ 2 đảng chính.
-
Kinh tế Thế giới
“Tàu du lịch bạc” thành từ khoá hot tại Trung Quốc
13:05' - 29/04/2025
Những năm gần đây, người cao tuổi chú trọng vào “du lịch chậm” đã dần trở thành lực lượng chủ lực của ngành du lịch, “tàu du lịch bạc” đã trở thành một từ khóa hot tại thị trường du lịch Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Israel muốn nâng cấp thỏa thuận FTA với Mỹ
12:50' - 29/04/2025
Ngày 28/4, Bộ trưởng Kinh tế Israel, ông Nir Barkat cho biết nước này đã đề xuất cải tổ hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có từ 4 thập kỷ với Mỹ, nhằm tránh bị áp thuế từ đồng minh thân cận nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với rủi ro và thách thức
09:43' - 29/04/2025
Từ đầu năm đến nay, những rủi ro và thách thức đối với sự phát triển ngoại thương của Trung Quốc đã tăng lên rõ rệt.