Canh bạc thuế quan của Mỹ
Tờ The Globe and Mail mới đây đăng bài phân tích của Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Toronto, Carla Norrlöf (nghiên cứu viên cấp cao không thường trú tại tổ chức tư vấn chiến lược Hội đồng Đại Tây Dương) về canh bạc rủi ro của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong vấn đề thuế quan, nội dung như sau:
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp thuế 10% trên diện rộng đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, cảnh báo áp mức thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico, và tuyên bố các biện pháp tương tự với Liên minh châu Âu (EU). Mục tiêu được ông tuyên bố là nhằm đạt được các thỏa thuận ngăn chặn dòng chảy ma túy và nhập cư trái phép vào Mỹ, ngụ ý rằng giờ đây thuế quan sẽ là công cụ bảo vệ an ninh biên giới Mỹ.
Thế nhưng, hàng rào thuế quan quy mô lớn như vậy có thể làm bất ổn thị trường toàn cầu, đẩy giá cả lên cao đối với người tiêu dùng Mỹ, và có thể kéo nền kinh tế Mỹ - cũng như thế giới - vào suy thoái. Khi đặt cược về việc hậu quả kinh tế tiềm tàng này là xứng đáng để đổi lấy các lợi ích về an ninh biên giới, ông Trump đang đánh cược với ảnh hưởng và sự thịnh vượng dài hạn của nước Mỹ.
Trên thực tế, luật liên bang Mỹ trao cho tổng thống quyền hạn đáng kể để áp thuế mà không cần Quốc hội thông qua. Dựa vào Đạo luật quyền lực kinh tế khẩn cấp quốc tế năm 1977, một tổng thống, khi ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vì mối đe dọa bên ngoài, có thể điều chỉnh thương mại - mặc dù truyền thống lâu nay là áp các biện pháp trừng phạt kinh tế, chứ không phải thuế quan. Thêm vào đó, Mục 232 của Đạo luật mở rộng thương mại (Trade Expansion Act) năm 1962 cho phép cơ quan hành pháp điều chỉnh nhập khẩu khi an ninh quốc gia bị đe dọa. Ông Trump từng sử dụng quyền này trước đây, năm 2018, để áp thuế lên các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu từ Canada, Mexico và EU.
Lần này, các nước bị ảnh hưởng đã nhanh chóng phản ứng sau khi ông Trump công bố các mức thuế mới. Trước khi ông Trump thông báo “hoãn” 30 ngày việc áp thuế với Canada và Mexico, Canada cho biết sẽ áp thuế 25% đối với lượng hàng hóa Mỹ trị giá 155 tỷ CAD (khoảng 108 tỷ USD), làm dấy lên nguy cơ về một cuộc chiến thương mại có thể gây gián đoạn chuỗi cung ứng Bắc Mỹ vốn gắn kết sâu sắc.
Tuy nhiên, dường như cách tiếp cận của ông Trump lại hiệu quả đối với các nước láng giềng của Mỹ. Mặc dù Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum đã yêu cầu áp thuế đáp trả lên đến 20% đối với một số hàng hóa nhập khẩu của Mỹ - ngoại trừ ngành ô tô - song bà cũng đồng ý triển khai 10.000 lính Vệ binh Quốc gia tới biên giới Mexico để ngăn chặn ma túy fentanyl và các hoạt động buôn lậu ma túy khác. Sau đó, Canada cũng có động thái tương tự. Canada sẽ triển khai nhân sự tới biên giới để thực hiện kế hoạch biên giới trị giá 1,3 tỉ CAD, đồng thời bổ nhiệm một “chỉ huy phòng chống buôn bán fentanyl” nhằm giảm bớt lo ngại của Mỹ về luồng ma túy bất hợp pháp.
Về phần mình, Trung Quốc đã lên án mức thuế 10% áp đối với hàng hóa của họ (mức này cộng thêm vào các khoản thuế đã có) và tuyên bố khiếu nại vấn đề này lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Khi đưa ra những lời cảnh báo, ông Trump đặt cược rằng Canada, Mexico và Trung Quốc sẽ vẫn phụ thuộc vào thị trường Mỹ, qua đó Chính phủ Mỹ có đòn bẩy đàm phán lớn hơn ở các vấn đề phi thương mại. Nhưng việc trừng phạt các đối tác quan trọng này có thể phản tác dụng, khiến họ phải tìm nguồn cung cấp thay thế, làm suy yếu ảnh hưởng kinh tế dài hạn của Mỹ. Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ dựa vào việc duy trì quan hệ kinh tế chặt chẽ với các đồng minh và tạo khoảng cách kinh tế với những nước cạnh tranh. Một cuộc chiến thương mại sẽ khiến mục tiêu đó khó đạt được hơn nhiều.
Tin liên quan
-
Tài chính
IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ
08:18' - 07/02/2025
Ngày 6/2, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết đang theo dõi sát các động thái của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc dừng viện trợ nước ngoài và áp thuế đối với Trung Quốc.
-
Ý kiến và Bình luận
Thuế quan của Mỹ có thể làm chệch hướng đà tăng trưởng ở châu Âu
08:00' - 07/02/2025
Các nhà phân tích hàng đầu tại Phố Wall cảnh báo rằng chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump có thể làm chệch hướng đà tăng trưởng của châu Âu trong năm 2025.
-
Doanh nghiệp
Shein và Temu gặp khó do quy định thuế quan mới của Mỹ
07:30' - 07/02/2025
Các quy định mới của Mỹ về thuế quan đối với hàng nhập từ Trung Quốc có thể khiến giá sản phẩm trên các nền tảng thương mại Shein và Temu tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.
-
Giá vàng
Căng thẳng thuế quan gia tăng, các nhà đầu tư đổ xô sang vàng
12:24' - 06/02/2025
Giá vàng lên mức đỉnh 2.844,56 USD/ounce vào ngày 4/2 và tiếp tục xác lập kỷ lục mới do nhu cầu tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn của các nhà đầu tư trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung Quốc leo thang.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiều hệ lụy từ “cuộc chiến” thuế quan
17:01' - 05/02/2025
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng phát động “cuộc chiến” thuế quan được dự báo sẽ tác động trực tiếp tới chính nền kinh tế số 1 thế giới và toàn cầu.
-
Tài chính
Thuế quan có thể “đóng sập” khả năng Fed giảm lãi suất trong năm 2025
10:54' - 05/02/2025
Theo các chuyên gia kinh tế, các biện pháp thuế quan mới của Mỹ có thể đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ không được hưởng lợi từ việc giảm chi phí vay trong năm nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Ấn Độ, nơi trú ẩn mới của giới đầu tư? – Bài cuối: Triển vọng Trung Quốc + 1
06:30'
Nền tảng kinh tế của Ấn Độ bảo vệ nước này khỏi những cú sốc bên ngoài như vậy — tăng trưởng mạnh, dự trữ ngoại hối lớn và nền kinh tế đa dạng khiến Ấn Độ mạnh mẽ hơn nhiều nước mới nổi khác.
-
Phân tích - Dự báo
Ấn Độ, nơi trú ẩn mới của giới đầu tư? – Bài 1: Cơ hội và rủi ro
05:30'
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung tiếp diễn, các nhà đầu tư ngày càng chuyển hướng sang Ấn Độ như một điểm đến an toàn và đầy hứa hẹn.
-
Phân tích - Dự báo
“Hiệu ứng Trump” bắt đầu tác động đến kinh tế châu Âu?
06:30' - 28/05/2025
Chủ nghĩa bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu đè nặng lên hoạt động kinh tế châu Âu, và những thay đổi đột ngột trong chính sách của ông đã tạo ra tình trạng bất ổn cho các doanh nghiệp.
-
Phân tích - Dự báo
“Nỗi niềm” của doanh nghiệp thời trang nhỏ tại Pháp
06:30' - 27/05/2025
Trước sự mở rộng của các nền tảng thương mại điện tử giá rẻ, các thương hiệu thời trang nhỏ đang phát đi tín hiệu báo động về sự lụi tàn của một ngành từng được xem là biểu tượng của Pháp.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Mỹ đã thoát hiểm?
05:30' - 27/05/2025
Nền kinh tế Mỹ đang đứng trước ngã rẽ quan trọng sau những biến động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
-
Phân tích - Dự báo
Đất hiếm - cuộc chiến thầm lặng nhưng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc
06:30' - 26/05/2025
Nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc nhằm bảo vệ tài nguyên khoáng sản đang dần được hé lộ. Trung Quốc kiểm soát khoảng 70% hoạt động khai thác đất hiếm và 90% hoạt động chế biến đất hiếm trên thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhật Bản có thể tiến tới một cuộc đại cải cách chính sách nông nghiệp?
05:30' - 26/05/2025
Để đối phó với tính hình gạo liên tục tăng giá, Thủ tướng Nhật Bản đã đặt mục tiêu tháo gỡ bằng cách kiềm chế giá gạo ở mức 3.000 yen/5kg
-
Phân tích - Dự báo
Đồng USD và “khoảnh khắc kinh tế”
06:30' - 25/05/2025
Từ đầu tư, thương mại đến lưu trữ giá trị, “đồng tiền dự trữ toàn cầu” là yếu tố không thể thiếu của hệ thống tài chính toàn cầu, vốn luôn cần một "thước đo chung" để thúc đẩy các hoạt động kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Căng thẳng thuế quan Mỹ–EU: "Ngoại lệ Pháp"
05:30' - 25/05/2025
Cuộc chiến thuế quan do Tổng thống Donald Trump khởi xướng nhằm trừng phạt EU vì thặng dư thương mại với Mỹ không ảnh hưởng đến Pháp theo cách tương tự như với các đối tác khác trong khối.