Cảnh báo đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ gây ra lạm phát
Một năm trước, khi đại dịch COVID-19 hoành hành tại nhiều quốc gia, người tiêu dùng không dám tiến hành mua hàng, song hiện nay, kinh tế thế giới trên đà phục hồi và các doanh nghiệp đang tăng cường tích trữ hàng hóa.
Các chuyên gia nhận định hoạt động mua và tích trữ của doanh nghiệp đang gây sức ép lên chuỗi cung ứng. Tình trạng thiếu hụt, tắc nghẽn giao thông vận tải và giá cả tăng vọt gần đây đã làm dấy lên lo ngại rằng đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu sẽ gây ra lạm phát. Nhu cầu đang gia tăng đối với nhiều loại hàng hóa từ kim loại (đồng, quặng sắt, thép), thực phẩm (ngô, cà phê, lúa mì, đậu tương) cho đến các nguyên liệu khác như gỗ xẻ, chất bán dẫn, nhựa và bìa cứng.Tom Linebarger, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của nhà sản xuất động cơ và máy phát điện Cummins Inc., cho rằng khách hàng đang cố gắng mua mọi thứ có thể khi nhận thấy nhu cầu tăng cao.
Tình hình càng trầm trọng hơn khi các hiện tượng thời tiết cực đoan cũng như các sự cố bất thường tác động tiêu cực đến hệ thống phân phối hàng hóa trong những tháng gần đây.Vụ tàu vận tải mắc kẹt tại kênh đào Suez đã gây tắc nghẽn chuỗi vận chuyển toàn cầu trong tháng Ba.
Trong khi đó, hạn hán tàn phá các loại cây nông nghiệp và một đợt băng giá gây mất điện hàng loạt và làm gián đoạn các hoạt động kinh doanh năng lượng và hóa dầu trên khắp miền trung nước Mỹ trong tháng Hai.
Cách đây chưa đầy hai tuần, tin tặc đã tấn công Colonial Pipeline, mạng lưới đường ống dẫn dầu hàng đầu nước Mỹ và khiến giá xăng lần đầu tiên vọt lên trên 3 USD/gallon (1 gallon = 3,78 lít) kể từ năm 2014.
Ngày càng có nhiều nhà quan sát cảnh báo rằng lạm phát chắc chắn sẽ tăng nhanh và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang phải đối mặt với những câu hỏi mới về việc khi nào cơ quan này sẽ tăng lãi suất để ngăn chặn lạm phát. Động thái có thể làm đảo lộn các kế hoạch chi tiêu của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách đã đưa ra một số lý do khiến lạm phát khó vượt khỏi tầm kiểm soát. Quan chức Fed, Lael Brainard gần đây cho rằng các quan chức nên kiên nhẫn vượt qua sự gia tăng nhất thời của lạm phát.Các đợt tăng giá lớn gần đây của hàng hóa một phần được cho là do so sánh với mức giảm mạnh của một năm trước. Hơn nữa, doanh số bán lẻ của Mỹ đã đình trệ trong tháng Tư sau khi tăng mạnh trong tháng trước đó và giá hàng hóa gần đây cũng đã rời khỏi mức cao nhất trong nhiều năm./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế thế giới sẽ phục hồi trong năm 2021 nhưng không đồng đều
11:01' - 23/04/2021
Sau năm 2020 biến động do dịch COVID-19, bức tranh kinh tế thế giới năm 2021 trở nên sáng sủa với những dự báo lạc quan, song nền kinh tế thế giới đang phục hồi không đồng đều một cách đáng báo động.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF kêu gọi tăng chi tiêu để thúc đẩy kinh tế thế giới
08:39' - 20/04/2021
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã kêu gọi các nhà hoạch định chính sách tiếp tục chi thêm tiền để thúc đẩy kinh tế thế giới và đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế thế giới phục hồi không đồng đều một cách đáng báo động
20:28' - 05/04/2021
Kinh tế thế giới đang hướng đến đà tăng trưởng nhanh nhất trong hơn 50 năm qua trong năm nay, nhưng sự chênh lệch giữa các nước có thể cản trở kinh tế thế giới sớm đạt được mức trước dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á: “Trái tim đang đập” của kinh tế thế giới hậu COVID-19
05:30' - 16/03/2021
Bài phân tích trên trang Thinkchina.sg ngày 9/3 nhận định giữa “bầu trời u ám” của nền kinh tế thế giới, vẫn có chỗ cho sự lạc quan ở khu vực châu Á giai đoạn hậu COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng mới của ngành đóng tàu Hàn Quốc
10:43'
Các công ty đóng tàu Hàn Quốc đang cân nhắc kế hoạch sản xuất ở nước ngoài khi các xưởng đóng tàu trong nước hoạt động hết công suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về an toàn hàng hải ở Biển Azov
10:00'
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 17/2 đã ký văn bản chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Azov và Eo biển Kerch.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao chương trình chế tạo chuyên cơ Air Force One cho Tổng thống Mỹ bị trì hoãn?
08:35'
Chương trình chế tạo chuyên cơ phục vụ Tổng thống Mỹ “Không lực Một” (Air Force one) có thể bị trì hoãn thêm cho đến năm 2027 hoặc nhiều năm sau đó vì nhiều nguyên nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030
08:15'
Để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030 của Chính phủ Ấn Độ, công suất sản xuất thép thô của nước này phải tăng trưởng 8%/năm .
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu công nghệ cao của Mexico sang Mỹ đạt mức kỷ lục
08:01'
Mexico đã lập kỷ lục mới trong quan hệ thương mại với Mỹ khi kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang thị trường này vượt ngưỡng 100 tỷ USD trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng quý thứ ba liên tiếp
15:53' - 17/02/2025
Nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng trong quý IV/2024 và là quý tăng trưởng thứ ba liên tiếp, khi doanh nghiệp gia tăng đầu tư và xuất khẩu ròng cải thiện.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ sẽ xây sân bay giữa biển đầu tiên gần Mumbai
15:03' - 17/02/2025
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng sân bay ngoài khơi đầu tiên gần trung tâm tài chính Mumbai, như một phần trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng của quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
27 thành phố ở Trung Quốc có GDP đạt nghìn tỷ Nhân dân tệ
15:02' - 17/02/2025
Nhiều địa phương của Trung Quốc đã công bố “báo cáo kinh tế” năm 2024, trong đó có 27 thành phố có Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khu vực đạt hơn 1.000 tỷ nhân dân tệ (137 tỷ USD).
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đảo ngược quyết định sa thải nhân viên phụ trách vũ khí hạt nhân
13:24' - 17/02/2025
Ngày 16/2, Bộ Năng lượng Mỹ xác nhận chưa đến 50 nhân viên của Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia (NNSA) bị sa thải theo chính sách cắt giảm nhân lực của chính quyền Tổng thống Donald Trump.