Cảnh báo tình trạng gián đoạn nguồn cung cản trở phục hồi kinh tế
Những người đứng đầu các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới, trong đó có Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng trung ương Anh, nhận định tình trạng tắc nghẽn nguồn cung và các vấn đề về chuỗi cung ứng toàn cầu đang khiến lạm phát tăng và cản trở đà phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Phát biểu tại một diễn đàn thường niên của ECB được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại Frankfur, Đức, Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho rằng sự bất ổn về các vấn đề nguồn cung là mối đe dọa đối với tăng trưởng kinh tế và hiện chưa biết mất bao lâu để giải quyết các vấn đề này.
Bà Lagarde nhấn mạnh: "Tình trạng tắc nghẽn nguồn cung và gián đoạn các chuỗi cung ứng mà chúng ta đã trải qua trong vài tháng qua dường như sẽ tiếp diễn, thậm chí gia tăng trong một số lĩnh vực, như vận tải biển và xử lý hàng hóa".
Trong khi đó, Chủ tịch Fed Jerome Powell đánh giá tình trạng tắc nghẽn nguồn cung khiến lạm phát gia tăng lâu hơn dự kiến. Thống kê của Fed cho thấy chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân tại Mỹ trong tháng 7 vừa qua tăng 4,2% - cao hơn nhiều so với mức mục tiêu 2%.
Theo ông Powell, tình trạng thiếu nguyên liệu thô và các linh kiện quan trọng khiến nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu bị ảnh hưởng vẫn chưa được cải thiện và có thể tiếp tục gây tác động trong năm tới, dù Fed nhận định tăng trưởng kinh tế vẫn mạnh.
Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh Andrew Bailey nêu rõ việc thiếu nguồn cung đang cản trở kinh tế và thách thức trong những tháng tới là đưa kinh tế vượt qua giai đoạn tăng trưởng không ổn định do sự thiếu hụt này.
Theo ông Bailey, nguồn cung thiếu không xuất phát từ cùng một nguyên nhân, do đó không thể giải quyết tất cả bằng việc điều chỉnh chính sách của ngân hàng trung ương. Tại Anh, tình trạng thiếu lái xe tải chở hàng liên quan việc nước này rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) đã dẫn tới sự khan hiếm nhiên liệu và thực phẩm.
Trong khi đó, tình trạng thiếu chip - linh kiện quan trọng của ô tô và các thiết bị điện tử tiêu dùng - gia tăng trên toàn cầu do các biện pháp phong tỏa nhằm kiểm soát dịch ở các điểm chủ chốt của chuỗi cung ứng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội kinh tế khởi sắc
13:27' - 30/09/2021
Việt Nam vẫn còn cơ hội để cải thiện mức tăng trưởng hiện tại nếu sớm đạt được những thành quả tích cực hơn trong phòng chống dịch bệnh COVID-19.
-
Ý kiến và Bình luận
WB: Nghèo đói sẽ gia tăng tại hầu hết các nền kinh tế mới nổi ở châu Á
08:45' - 30/09/2021
Theo nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB), tình trạng nghèo đói sẽ gia tăng tại tất cả các nền kinh tế mới nổi của châu Á, ngoại trừ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Nhân tố chính giúp kinh tế Italy phục hồi từ đại dịch
07:54' - 30/09/2021
Ngày 29/9, Thủ tướng Italy Mario Draghi tuyên bố rằng chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 là nhân tố chính đằng sau sự phục hồi kinh tế của nước này từ đại dịch.
-
Kinh tế Thế giới
May rủi đan xen cho nền kinh tế thế giới khi giá dầu vượt ngưỡng 80 USD/thùng
07:03' - 30/09/2021
Lần đầu tiên trong gần ba năm qua, giá dầu thế giới đã tăng vượt ngưỡng 80 USD/thùng trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
NABE hạ dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2021 xuống 5,6%
11:32' - 29/09/2021
Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh Quốc gia Mỹ (NABE) ngày 28/9 đã hạ dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm 2021, do sự lây lan mạnh mẽ biến thể Delta của virus SARS-CoV-2.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia WB tại Việt Nam: Thúc đẩy đầu tư – chìa khóa cho tăng trưởng
08:06'
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Andrea Coppola, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam về những giải pháp Việt Nam cần hướng tới để phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.
-
Ý kiến và Bình luận
WB cảnh báo kinh tế toàn cầu vẫn trong tình trạng không ổn định
15:24' - 09/06/2023
Trang mạng The New York Times trích dẫn báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 6/6 cảnh báo rằng nền kinh tế toàn cầu vẫn đang trong tình trạng không ổn định.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF kêu gọi các ngân hàng trung ương duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ
09:49' - 09/06/2023
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã kêu gọi Cục Dự trữ liên bang (Ngân hàng trung ương Mỹ - Fed) và các ngân hàng trung ương toàn cầu khác tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ.
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch COP28: Cắt giảm nhiên liệu hóa thạch là không thể tránh khỏi
09:12' - 09/06/2023
Việc cắt giảm nhiên liệu hóa thạch diễn ra nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào tốc độ của việc triển khai “các giải pháp thay thế phi carbon”, đồng thời đảm bảo an ninh năng lượng.
-
Ý kiến và Bình luận
Ai Cập kêu gọi khối Thị trường Trung Đông và Nam Phi hội nhập khu vực
09:00' - 09/06/2023
Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi kêu gọi các quốc gia thành viên khối Thị trường Trung Đông và Nam Phi nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy hội nhập khu vực nhằm vượt qua những thách thức hiện nay.
-
Ý kiến và Bình luận
Phó Chủ tịch Quốc hội M.Mátrai: Quan hệ Hungary - Việt Nam ngày càng phát triển tốt đẹp
14:52' - 08/06/2023
Phó Chủ tịch Quốc hội Hungary Márta Mátrai khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN đã khẳng định Quan hệ Hungary - Việt Nam sẽ ngày càng phát triển tốt đẹp trong tương lai.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ biển trong phát triển bền vững
09:08' - 08/06/2023
Đại diện của Việt Nam cho rằng các quốc gia cần thúc đẩy tích cực việc phát triển và chuyển giao khoa học biển và công nghệ biển theo các điều khoản và điều kiện công bằng và hợp lý...
-
Ý kiến và Bình luận
IEA: Đầu tư hiệu quả năng lượng cần tăng gấp ba lần
05:30' - 08/06/2023
Theo IEA, ngày 7/6 cho rằng các khoản đầu tư vào việc cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng phải tăng gấp ba lần trong thập kỷ này nếu thế giới muốn kiềm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C.
-
Ý kiến và Bình luận
WB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023
09:07' - 07/06/2023
Ngân hàng Thế giới (WB) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 lên mức 2,1%, do Mỹ và các nền kinh tế lớn khác đã chứng tỏ khả năng phục hồi mạnh hơn so với kỳ vọng