WB: Nghèo đói sẽ gia tăng tại hầu hết các nền kinh tế mới nổi ở châu Á
Trong năm 2021, năm thứ hai liên tiếp, giữa bối cảnh đại dịch COVID-19 kéo dài đang làm giảm các cơ hội việc làm và giáo dục tại khu vực này.
Báo cáo của WB nêu rõ, số người nghèo - những người kiếm được 5,50 USD/ngày trở xuống - tại 22 quốc gia đang phát triển ở Đông Á và Thái Bình Dương đã tăng lên 264 triệu người vào năm 2020, từ mức 259 triệu người vào năm 2019 và con số đó ước sẽ đạt 266 triệu vào năm 2021. Dự báo tiền COVID-19 của WB cho thấy, số người nghèo đói tại các quốc gia đang phát triển sẽ giảm xuống còn 241 triệu người vào năm 2021, ít hơn 25 triệu người so với dự báo mới nhất. Đáng chú ý, riêng ba nước là Indonesia, Philippines và Myanmar được cho là sẽ phải “vật lộn” nhiều hơn với tình trạng gia tăng đói nghèo. Các nền kinh tế mới nổi của châu Á đã phải “chật vật” hơn các nước phát triển để đưa nền kinh tế thoát khỏi đại dịch, chủ yếu do sự chậm trễ trong việc triển khai các chương trình tiêm chủng. Điều này được WB gọi là sự "đảo ngược vận may" ở Đông Á và Thái Bình Dương, nơi mà năm 2020 thành công hơn các khu vực khác trong việc ngăn chặn dịch COVID-19 và phục hồi các hoạt động kinh tế.Tới năm 2021, đây lại là khu vực đang bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi dịch bệnh này, trong khi các nước phát triển lại đang khá thuận lợi trên con đường phục hồi kinh tế, nhờ vào thành công lớn hơn trong việc hạn chế hậu quả nặng nề của dịch bệnh và những gói kích thích lớn từ chính phủ.
WB cảnh báo rằng COVID-19 có nguy cơ tạo ra “sự kết hợp” giữa tăng trưởng kinh tế yếu kém và bất bình đẳng gia tăng lần đầu tiên trong thế kỷ này ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, nơi vốn có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trước khi đại dịch bùng phát. Đại dịch cũng đã “giáng một đòn” nặng nề vào đối tượng trẻ em trong khu vực này, khi các trường học phải đóng cửa và nhiều học sinh không đủ khả năng tiếp tục đi học.Trẻ em ở các nền kinh tế mới nổi tại châu Á dự kiến sẽ được đi học ít hơn 0,7 năm và kiếm được ít hơn 524 USD/năm, do mất 3,5% thu nhập trong tổng thời gian sống so với kịch bản không xảy ra đại dịch.
Mặc dù cũng là một nền kinh tế mới nổi, song kinh tế Trung Quốc vững mạnh hơn nhiều so với phần còn lại của khu vực. Số người nghèo ở nước này dự kiến sẽ giảm 37 triệu người vào năm 2021. Trẻ em Trung Quốc được dự đoán sẽ ít bị ảnh hưởng thu nhập tương lai hơn (chỉ khoảng 300 USD/năm) so với những trẻ em khác trong khu vực. WB đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc lên 8,5% năm 2021, từ mức dự báo hồi tháng Tư là 8,1%. Ngược lại, ngân hàng này đã cắt giảm dự báo kinh tế của 22 quốc gia đang phát triển khác ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương từ 4,4% xuống 2,5%.Tuy nhiên, Trung Quốc đang vật lộn với núi nợ doanh nghiệp gia tăng, nổi bật là cuộc khủng hoảng nợ gần đây của tập đoàn bất động sản lớn thứ hai nước này China Evergrande Group./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Pháp tăng gấp đôi cam kết viện trợ vaccine ngừa COVID-19 cho các nước nghèo
08:54' - 26/09/2021
Tổng thống Emmanuel Macron cam kết Pháp sẽ tăng gấp đôi số vaccine ngừa COVID-19 viện trợ cho các nước nghèo hơn lên con số 120 triệu liều.
-
Ngân hàng
Lực đẩy thoát nghèo ở Hoà Bình
12:10' - 24/09/2021
Nguồn vốn chính sách ở Hoà Bình đã và đang được chuyển tải an toàn về khắp địa bàn, tới tận các bản làng trong vùng sâu, vùng cao, dù gặp nhiều trở ngại do thiên tai, dịch bệnh gây ra.
-
Tài chính
EU đề xuất tăng 4 tỷ euro hỗ trợ các nước nghèo chống biến đổi khí hậu
07:20' - 16/09/2021
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết, khối này sẽ đề xuất tăng thêm 4 tỷ euro (hơn 4,7 tỷ USD) để tài trợ cho các dự án khí hậu tới năm 2027.
-
Kinh tế Thế giới
WPF cảnh báo 1/3 dân số Afghanistan lâm vào cảnh đói kém
17:50' - 20/08/2021
Hậu quả cùng lúc của chiến tranh và nạn hạn hán do biến đổi khí hậu đã đẩy 1/3 dân số Afghanistan, tức 14 triệu người, đứng trước nguy cơ đói kém nghiêm trọng.
-
Đời sống
Hà Nội: "Chợ 0 đồng" không để ai bị thiếu đói
13:59' - 14/08/2021
"Chợ 0 đồng" ở quận Ba Đình Hà Nội diễn ra trong 3 ngày, mỗi người dân, người lao động gặp khó khăn sẽ được cán bộ tổ dân phố rà soát, phát phiếu đến “Chợ 0 đồng” theo khung giờ được ghi trên phiếu.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Mã định danh cá nhân làm mã số thuế: Tiện lợi, minh bạch trong quản lý thuế điện tử
17:18' - 18/07/2025
Việc triển khai Nghị định 70/2025/NĐ-CP không chỉ mở rộng đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử mà còn đánh dấu bước tiến lớn trong hành trình chuyển đổi số của ngành thuế.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Brazil bất chấp nguy cơ Mỹ áp mức thuế 50%
08:59' - 18/07/2025
Ngày 17/7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố điều chỉnh tăng trưởng kinh tế của Brazil trong năm 2025, từ 2% lên 2,3%.
-
Ý kiến và Bình luận
Canada công bố gói biện pháp bảo vệ ngành thép trong nước
09:18' - 17/07/2025
Thủ tướng Canada Mark Carney đã công bố các biện pháp mới mà ông cho là nhằm bảo vệ ngành công nghiệp thép của Canada bao gồm việc hạn chế và giảm lượng thép nhập khẩu nước ngoài.
-
Ý kiến và Bình luận
Gỡ điểm nghẽn môi trường – Hãy bàn làm, không bàn lùi
19:21' - 16/07/2025
Chỉ thị số 20/CT-TTg (ngày 12/7/2025) của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có thể được coi là một cuộc cách mạng nhận thức về lĩnh vực bảo vệ sự trong lành cho mặt đất và bầu trời của Tổ quốc.
-
Ý kiến và Bình luận
OPEC lạc quan về triển vọng kinh tế thế giới trong nửa cuối năm 2025
09:43' - 16/07/2025
Trong báo cáo hàng tháng, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) nhận định nền kinh tế toàn cầu có thể hoạt động tốt hơn dự kiến trong nửa cuối năm 2025, bất chấp xung đột thương mại.
-
Ý kiến và Bình luận
Cấm xe máy chạy xăng trên Vành đai 1 Hà Nội: Không chỉ giải bài toán môi trường
17:02' - 15/07/2025
Hà Nội sẽ thực hiện các giải pháp, biện pháp để không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1 từ ngày 1/7/2026.
-
Ý kiến và Bình luận
EU cam kết đối thoại với Mỹ về thuế quan
08:03' - 15/07/2025
Hội đồng Thương mại Liên minh châu Âu (EU) đã nhóm họp tại Brussels nhằm thảo luận về tình hình và triển vọng quan hệ thương mại giữa EU và Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam tiếp cận góc nhìn chuyên gia WTO ứng phó rủi ro với hàng xuất khẩu
10:53' - 14/07/2025
Tham tán Công sứ Phạm Quang Huy – Phó Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva – vừa tham dự hội thảo về “Mức độ rủi ro và phản ứng thương mại của các nước đối với việc thuế quan gia tăng”.
-
Ý kiến và Bình luận
Vì sao Việt Nam là điểm đến ưa thích hàng đầu của người Australia?
09:43' - 14/07/2025
Theo trang tin Sky News (Australia), khi du khách Australia muốn tìm kiếm “những cuộc phiêu lưu văn hóa có ý nghĩa”, Việt Nam đã được họ đưa vào đầu danh sách bởi nhiều lý do.