Châu Âu loay hoay tìm lời giải cho bài toán năng lượng
Mùa Đông đang đến gần. Tuy nhiên, khu vực châu Âu vốn phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ và khí đốt nhập khẩu lại đang chứng kiến giá năng lượng tăng chóng mặt.
Chính sách năng lượng là mối quan tâm hàng đầu trong những cuộc họp lớn của Liên minh châu Âu (EU), nhưng các cuộc thảo luận dường như chỉ làm hiện ra thêm những bất đồng, chia rẽ giữa 27 nước thành viên.
Sau hai hội nghị thượng đỉnh hôm 6/10 tại Slovenia và 21-22/10 tại Brussels, đến lượt các Bộ trưởng phụ trách năng lượng của các nước thành viên EU có cuộc họp bất thường tại Luxembourg hôm 26/10 đã để tìm ra một chính sách chung, trong đó hướng tới việc không để vấn đề năng lượng làm ảnh hưởng đến các kế hoạch phục hồi kinh tế sau khủng hoảng.
Tuy nhiên một lần nữa, 27 nước châu Âu lại chia rẽ sâu sắc.
* Sự chia rẽ giữa các nước thành viên
Trước mắt, các nước đều có quan điểm chung duy nhất là không thể chỉ trông đợi vào chính sách chung của EU mà từng quốc gia phải hành động theo cách riêng của mình, như giảm thuế và trợ cấp cho các đối tượng khó khăn hay tự xoay sở tìm nguồn cung ứng.
Trái lại, về chính sách năng lượng dài hạn nhằm bảo đảm an ninh năng lượng và làm chủ được thị trường thì các thành viên chia rẽ thành ba khối rõ rệt sau cuộc họp các Bộ trưởng Năng lượng EU.
Nhóm thứ nhất bao gồm các nước ở phía Bắc Liên minh châu Âu. Đó là những nước như Áo, Đức, Đan Mạch, Hà Lan hay Luxembourg. Những nước này cho rằng tình trạng giá năng lượng tăng vọt hiện nay chỉ mang tính nhất thời và thị trường sẽ tự điều chỉnh, vì thế họ muốn giữ nguyên trạng và không cần cải cách hay điều chỉnh.
Quan điểm này trái ngược với nhóm thứ hai, bao gồm Pháp, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Romania hay Cộng Hòa Czech, với chủ trương phải cải cách lại thị trường khí đốt và điện để làm chủ tình hình khi xảy ra gián đoạn nguồn cung.
Nhóm nước thứ ba, chủ yếu là các nước ở Đông Âu, dẫn đầu là Ba Lan. Nhóm này “tận dụng” cuộc khủng hoảng năng lượng để lật lại các quy định pháp lý chung nhằm đưa EU tiến tới mục tiêu cam kết trung hòa carbon vào năm 2050. Để bỏ dần năng lượng hóa thạch, các nước này đòi hỏi được hỗ trợ tài chính nhiều hơn.
Theo nhóm nước còn lệ thuộc nhiều vào than đá này, việc chuyển tiếp sang năng lượng sạch sẽ càng làm giá thành tăng cao.
Trong bối cảnh chia rẽ như vậy, Ủy ban châu Âu không thể có quyết định nào khác ngoài chủ trương giữ nguyên tình hình.
* Yếu tố Nga gây tranh cãi
Bên cạnh những bất đồng về chủ trương chính sách, cuộc khủng hoảng năng lượng đã làm dấy lên một cuộc tranh luận khác trong số 27 nước thành viên. Đó là mối quan hệ giữa Liên minh châu Âu và Nga - quốc gia hiện là nhà cung cấp khí đốt chủ yếu cho EU.
Trong các nước châu Âu, Ba Lan là nước luôn tỏ ra ngờ vực Nga, với lo ngại các thành viên trong EU sẵn sàng quay sang Moskva để giảm bớt tình trạng căng thẳng năng lượng hiện nay.
Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin luôn sẵn sàng tạo điều kiện về giá để thu hút các nước ký hợp đồng lâu dài với tập đoàn khí đốt Nga Gazprom.
Đề nghị của Nga hồi tháng Chín nhằm sẵn sàng hỗ trợ châu Âu giữ ổn định nguồn cung và giá khí đốt được đón nhận với thái độ thận trọng, do tại “Lục địa Già” vẫn tồn tại không ít lo ngại về sự lệ thuộc vào Nga và sợ rằng Moskva sẽ sử dụng khí đốt như một thứ vũ khí địa chính trị để gây sức ép với châu Âu về các hồ sơ khác về lâu dài.
Trong hội nghị thượng đỉnh EU ngày 21/10 vừa rồi, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đã lớn tiếng kêu gọi Ủy ban châu Âu mở cuộc điều tra về thao túng thị trường và lạm dụng ưu thế trong cách làm ăn của Gazprom.
Tất nhiên tiếng nói của Ba Lan đã trở nên yếu ớt trước thái độ của Đức, nước có nguồn cung ứng khí đốt trực tiếp từ Nga qua đường ống dẫn khí đốt North Stream 2 vừa hoàn thành, cũng như Hungary hay Cộng hòa Czech, những nước vốn vẫn có thiện cảm với Nga.
Mùa Đông đang đến gần, trong khi giá khí đốt và điện vẫn tiếp tục xu hướng tăng. Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP 26) sẽ diễn ra vào đầu tháng tới. Tuy nhiên, tình trạng hóa đơn năng lượng tăng vọt hiện nay được coi là hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi các nước phải có cam kết mạnh mẽ hơn về chuyển đổi năng lượng.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Số lượng nhà cung ứng cho Apple sử dụng năng lượng sạch tăng mạnh
15:33' - 28/10/2021
Công ty công nghệ Mỹ Apple Inc. (Mỹ) ngày 27/10 thông báo số lượng nhà cung ứng cho doanh nghiệp này cam kết sử dụng 100% năng lượng sạch đã tăng mạnh.
-
Tài chính
Giá năng lượng góp phần đẩy lạm phát của Đức lên cao
09:18' - 28/10/2021
Chính phủ Đức dự kiến lạm phát của nước này sẽ tăng lên 3% vào năm 2021, trước khi giảm dần trong những năm tiếp theo.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyển đổi năng lượng: “Cuộc chạy marathon” dài hạn của thế giới
05:30' - 27/10/2021
Hiện tượng tăng giá điện ở châu Âu là hậu quả của quá trình chuyển đổi năng lượng một cách vội vàng, khi các nhà hoạch định chính sách đã không tính đến những hậu quả tiêu cực có thể xảy đến.
-
Kinh tế Thế giới
9 nước EU phản đối cải cách thị trường điện để điều chỉnh giá năng lượng
11:50' - 26/10/2021
Đức, Đan Mạch, Ireland và sáu quốc gia châu Âu khác ngày 25/10 cho hay họ sẽ không hỗ trợ cải cách thị trường điện của Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
EU loay hoay giải bài toán năng lượng
14:32' - 23/10/2021
Các nhà lãnh đạo EU đã không đạt được tiến triển đáng chú ý nào khi tiếp tục tìm cách giữ giá năng lượng trong tầm kiểm soát.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu
06:30'
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump có thể ủng hộ lập trường thương mại "Nước Mỹ trên hết", do đó một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng phức tạp.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu Âu
05:30'
Chính sách của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, lần này, quy mô của những gì ông dự định làm có thể sẽ lớn chưa từng có.
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30' - 24/11/2024
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30' - 24/11/2024
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.