Chủ tịch Fed cảnh báo tình trạng bất bình đẳng gia tăng tại Mỹ
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell ngày 29/5 cảnh báo dịch COVID-19 có thể làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng tại Mỹ, sau khi số liệu chính thức cho thấy chi tiêu tiêu dùng của nước này đã giảm kỷ lục.
Nền kinh tế lớn nhất thế giới đang bị ảnh hưởng nặng nề, với hơn 40 triệu người mất việc làm kể từ khi tình trạng phong tỏa được ban hành giữa tháng Năm nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Và khi những người lao động thu nhập thấp ở lĩnh vực dịch vụ là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tình trạng mất việc làm, ông Powell cảnh báo dịch COVID-19 có thể là một yếu tố lớn làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã tăng chóng mặt từ mức gần như thấp nhất trong lịch sử ngay trước khi dịch bệnh bùng phát lên 14,7% trong tháng Tư.
Bên cạnh đó, số liệu được công bố ngày 29/5 của Bộ Thương mại Mỹ còn cho thấy chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của nước này đã giảm kỷ lục 13,6% trong tháng 4/2020, tháng đầu tiên phản ánh trọn vẹn một tháng Mỹ áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc để ngăn chặn đại dịch COVID-19.
Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ khi Chính phủ Mỹ bắt đầu thu thập các số liệu này vào năm 1959, chủ yếu do mức chi tiêu tại các nhà hàng, khách sạn, thực phẩm và đồ uống giảm.
Cũng theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ, giá các loại hàng hóa đã giảm 0,5%, mức giảm mạnh nhất trong 5 năm qua, để kích thích tiêu dùng do sức mua yếu trong bối cảnh hơn 40 triệu người Mỹ đang tạm thời phải nghỉ việc trong giai đoạn dịch bệnh.
Kết quả một cuộc khảo sát khác còn cho thấy người tiêu dùng Mỹ đang ngày càng bi quan hơn về triển vọng phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Chuyên gia Rubeela Farooqi tại hãng tư vấn High Frequency Economics cho rằng chi tiêu hộ gia đình của Mỹ có thể sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng do người tiêu dùng thắt chặt hầu bao hơn khi ngày càng có nhiều người bị mất việc làm. Tuy nhiên, bà Farooqi dự báo chi tiêu tiêu dùng ở Mỹ sẽ cải thiện trong tháng này và tháng sau.
Sự sụt giảm mạnh trong chi tiêu đã đưa tiết kiệm cá nhân tăng đến 33%. Ngoài ra, thu nhập ghi nhận mức tăng 10,5% trong tháng Tư, nhưng sự gia tăng này là do Đạo luật CARES khổng lồ trị giá 2.200 tỷ USD của chính phủ đã nâng mức trợ cấp thất nghiệp và còn bao gồm các khoản tiền trợ cấp trực tiếp cho tất cả người dân Mỹ, trong đó có cả trẻ em.
Khi loại bỏ các trợ cấp này đi, thu nhập trên thực tế giảm 6,3%, mức mà chuyên gia kinh tế Jason Furman của Đại học Harvard cho là lớn nhất từ trước đến nay.
Cũng trong ngày 29/5, Chủ tịch Fed Jerome Powell còn cho biết chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ của ngân hàng này sẽ giải ngân các khoản cho vay đầu tiên trong vài ngày tới.
Ngay sau khi dịch COVID-19 lan đến nền kinh tế lớn nhất thế giới, Fed đã công bố chương trình cho vay "Main Street Lending Program" cùng với một loạt các công cụ khác nhằm hỗ trợ cho giới doanh nghiệp.
Nhưng kể từ đầu tháng Tư, Fed đã mở rộng và điều chỉnh các điều khoản của chương trình sau khi nhận được hàng ngàn yêu cầu từ các ngân hàng và người vay tiềm năng.
Chương trình nói trên của Fed nhằm mục đích góp phần xoa dịu tình trạng căng thẳng tài chính của các công ty có quy mô lớn vượt phạm vi hỗ trợ của Chương trình bảo vệ tiền lương (PPP) của chính phủ, vốn chỉ hướng đến các công ty có dưới 500 nhân viên, nhưng lại không đủ lớn để có thể tiếp cận các thị trường tài chính./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ giảm tuần thứ tám liên tiếp
10:07' - 29/05/2020
Số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ đã giảm tuần thứ tám liên tiếp trong tuần trước, có thể do nhiều người đã đi làm việc trở lại, nhưng số đơn vẫn ở mức cao đáng kinh ngạc.
-
Kinh tế Thế giới
Nước Mỹ nhọc nhằn tránh "kịch bản xấu nhất"
14:15' - 28/05/2020
Nếu lấy mốc ngày 29/2/2020, khi nước Mỹ ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên do virus SARS-CoV-2 tại bang Washington, thì sau đúng 3 tháng, con số này đã lên tới hơn 102.100 trường hợp.
-
Ý kiến
Mỹ: Thống đốc bang New York đề nghị sớm triển khai 3 dự án lớn để vực dậy kinh tế
09:44' - 28/05/2020
Ngày 27/5, Thống đốc bang New York của Mỹ Andrew Cuomo đề nghị sớm cho triển khai một số dự án hạ tầng lớn có tầm quan trọng trong việc vực dậy nền kinh tế của bang New York.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến
IMF: Trung Quốc cần thúc đẩy tiêu dùng nội địa
06:30'
Trung Quốc đang chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Ý kiến
Chuyên gia Nga: Tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt trên 7%
12:21' - 11/04/2021
Báo điện tử của Nga Infox.ru vừa đăng bài viết “Việt Nam và vòng cung Đại Á – Âu” đánh giá rất cao vai trò của Việt Nam trong các tiến trình hội nhập tại không gian Đại Á – Âu.
-
Ý kiến
IMF: Tăng chi cho vaccine là cách nhanh nhất để củng cố tài chính công
06:00' - 11/04/2021
IMF cho rằng việc dành thêm tiền để thúc đẩy tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 là cách nhanh nhất để bắt đầu đưa tình hình tài chính của các chính phủ về trạng thái bình thường.
-
Ý kiến
IMF: Kinh tế Czech và Slovakia sẽ tăng trưởng thấp hơn dự kiến
07:30' - 10/04/2021
Theo trang tin patria.cz, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ thấp hơn triển vọng của nền kinh tế CH Czech trong năm 2021 với dự kiến tăng trưởng 4,2%, thấp hơn mức dự kiến tăng 5,1% đưa ra năm ngoái.
-
Ý kiến
OECD cảnh báo thực trạng định giá carbon thấp trên toàn thế giới
07:10' - 10/04/2021
Không có nền kinh tế lớn nào trên thế giới có chính sách định giá carbon phù hợp với mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu nhằm giới hạn nhiệt độ trên toàn cầu tăng ở mức 1,5 độ C.
-
Ý kiến
IMF: Việt Nam sẽ tăng trưởng nhanh nhất ASEAN năm 2022
12:33' - 09/04/2021
Theo dự báo của IMF, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 sẽ lên tới 7,2% và là mức tăng trưởng nhanh nhất trong ASEAN.
-
Ý kiến
IMF: Campuchia sẽ vào nhóm các nước tăng trưởng nhanh nhất ASEAN vào năm tới
11:37' - 09/04/2021
Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Campuchia sẽ tăng từ 4,2% năm 2021 lên 6,0% năm 2022, đưa Campuchia vào nhóm các nước tăng trưởng nhanh nhất ASEAN vào năm tới.
-
Ý kiến
Báo Nam Phi: Việt Nam đặt hy vọng vào thế hệ lãnh đạo mới
08:40' - 09/04/2021
Báo Pretoria News đã đăng bài của bà Val Boje – Chủ tịch Câu lạc bộ Báo chí quốc gia Nam Phi – về những hy vọng mà người dân Việt Nam dành cho đội ngũ lãnh đạo mới của đất nước.
-
Ý kiến
Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Hoàn thiện thể chế và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính
16:28' - 08/04/2021
Ngày 8/4, Quốc hội đã bỏ phiếu tán thành phê chuẩn ông Hồ Đức Phớc, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Kiểm toán Nhà nước, giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2021 - 2026.