Citigroup bị cáo buộc trục lợi từ ngừng hỗ trợ quỹ tín dụng khi COVID-19 bùng nổ
Citigroup đang phải giải quyết một vụ kiện do đã quyết định ngừng hỗ trợ một quỹ tín dụng châu Âu khi đại dịch COVID-19 bùng nổ và làm đảo lộn thị trường, nhưng mang lại cho những thương nhân giao dịch của họ lợi nhuận từ những mất mát của quỹ này.
Ngân hàng với trụ sở tại New York này bị kiện bởi quỹ Ver Capital Partners đến từ London, vì đã ép buộc quỹ này phải đệ đơn vỡ nợ đối với một khoản vay có giá trị 224 triệu Euro (263 triệu USD) vào tháng 3 năm 2020 vừa rồi và phải bán lại những tài sản liên quan cho bộ phận giao dịch của ngân hàng này.
Trong một hồ sơ pháp lý, Ver Capital Partners đã khẳng định rằng quá trình thanh lý tài sản trên đã tạo nên xung đột lợi ích tại ngân hàng này, phớt lờ khả năng quỹ này có thể tiếp nhận những đề nghị mua lại có lợi hơn từ những phía những người mua tiềm năng khác khiến cho quỹ này thâm hụt nặng nề hơn.
Cũng trong hồ sơ pháp lý này, các luật sư của Ver Capital Partners đã cho biết, Citigroup đã định giá số tài sản mà họ bán cho những thương nhân của họ thấp hơn so với thực tế, và họ đã làm vậy “với chủ đích kiếm được lợi nhuận cho chính họ” mà không màng tới “mức giá hợp lý cao nhất có thể đạt được”.
Vụ tranh chấp này mang lại một góc nhìn mới vào sự hỗn loạn bao trùm lên thị trường tài chính thế giới khi COVID-19 đảo lộn kinh tế toàn cầu, khiến cho các công ty và các cơ quan quản lý từ quy mô nhỏ như cho vay kinh doanh vừa và nhỏ đến quy mô lớn như thị trường cho vay tiền mặt quốc tế phải chạy đua để kiểm soát được sự xáo trộn đó.
Ngân hàng này hiện vẫn chưa nộp đơn bào chữa đối với những cáo buộc này. Một phát ngôn viên đã từ chối bình luận về vụ kiện này. Giám đốc điều hành của Ver Capital Partners, Andrea Pescatori cũng đã từ chối bình luận.
Cơn hỗn loạn trong thị trường tín dụng thời COVID-19
Tháng 3 năm 2020 là tháng tồi tệ nhất của thị trường tín dụng châu Âu kể từ cơn khủng hoảng tài chính năm 2008.
Quỹ Ver được quản lý bởi Ver Capital, một công ty quản lý quỹ tài chính tại Milan. Quỹ này nằm trong số những quỹ đầu tư đã chớp thời cơ tận dụng những khoản nợ rủi ro cao từ các tập đoàn tại châu Âu vào những năm trước khi cơn đại dịch bùng nổ, do bị thu hút bởi tiềm năng lợi nhuận có được khi nhận được những khoản trả nợ vào thời kỳ mà lãi suất chạm sàn.
Theo những cáo buộc trong vụ kiện, Citigroup đã đồng ý đầu tư tài chính cho công ty này dựa trên những quyết định đánh cược vào những khoản vay có đòn bẩy đó - những trái phiếu lãi suất cao sử dụng trong những thương vụ sáp nhập hay mua lại - và đã mở rộng quy mô của họ lớn gấp ba lần cho tới tháng 2 năm 2020.
Mặc dù những khoản vay có đòn bẩy đã đều đặn tăng giá trị trong thập kỷ vừa rồi, tất cả quá trình đó đã đột ngột ngừng lại vào tháng 3 năm 2020, tháng tồi tệ nhất cho những tài sản tín dụng lãi suất cao của châu Âu kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Những công ty đầu tư có sử dụng tài sản mượn được vào những vụ đánh cược của họ nhanh chóng phải đối mặt với những yêu cầu hoàn trả và thường phải chấp nhận bán đi tài sản của họ ở mức giá tồi tệ nhằm tránh bị vỡ nợ.
Theo những cáo buộc của Ver, khi những cơn xáo trộn trong thị trường vay nợ ngày càng lớn, họ đã phải bán đi tài sản của mình và thu lại tổng cộng 78.5 triệu Euro. Nhưng con số này chưa đủ.
Vào ngày 24 tháng 3, giám đốc điều hành của Citigroup, bà Cristina Paviglianiti đã gửi email cho Ver nhằm tuyên bố rằng bên cho vay có ý định thực thi điều khoản đối với những tài sản thế chấp liên quan tới khoản vay này.
Theo những cáo buộc, nhân viên tại quỹ này đã có nhiều lo ngại về quy trình bán lại tài sản, đã trao đổi với ngân hàng này thông qua các kênh nhắn tin trực tuyến với hàng loạt tin nhắn, hỏi rằng liệu họ có thể có được “mức giá ổn thỏa” hay không. Một thành viên trong nhóm tín dụng của Citigroup đã trả lời: “như đã thỏa thuận từ trước, chúng tôi không muốn chờ đợi thêm nữa”.
Theo những cáo buộc, trong cùng ngày mà Citigroup đã sắp xếp thương vụ mua lại tài sản của Ver, dữ liệu giao dịch cho thấy trong 37 đầu mục tài sản, 36 đầu mục có những đề nghị mua ở mức giá cao hơn. Quỹ này khẳng định mức giá mua của Citigroup là thấp nhất trong phần lớn các đầu mục.
Quỹ Ver cũng đã khẳng định Citigroup đã tiếp tục bán lại khối tài sản này cho tới khi một nhà đầu tư chưa rõ danh tính của Ver đã đầu tư thêm vào quỹ này để hoàn trả phần nợ còn lại của cơ sở.
- Từ khóa :
- Citigroup
- covid 19
- dịch covid
- quỹ tín dụng châu Âu
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Citigroup rút khỏi một loạt thị trường trong đó có Việt Nam
11:29' - 17/08/2021
Một nguồn tin cho biết Citibank Korea Inc., chi nhánh tại Hàn Quốc của ngân hàng Citigroup Inc. (Mỹ), sẽ đưa ra quyết định về kế hoạch chuyển nhượng mảng ngân hàng bán lẻ vào tuần tới.
-
Ngân hàng
Citigroup thu hẹp mảng ngân hàng tiêu dùng toàn cầu
07:10' - 23/04/2021
Ngân hàng Citigroup cho biết sẽ rút mảng ngân hàng tiêu dùng khỏi 13 thị trường quốc tế sau khi ghi nhận lợi nhuận quý I/2021 tăng đột biến, trong bối cảnh đà phục hồi của kinh tế Mỹ đang tăng tốc.
-
Chuyển động DN
Citigroup sẽ áp dụng “ngày thứ Sáu không Zoom”
14:05' - 24/03/2021
Nhằm giúp nhân viên lấy lại sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc thời dịch COVID-19, tập đoàn Citigroup (Mỹ) sẽ áp dụng “ngày thứ Sáu không Zoom” và cho phép nhân viên nghỉ một ngày trong tháng 5.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
OpenAI muốn mua lại Windsurf với giá 3 tỷ USD
12:44'
Các nguồn thạo tin ngày 16/4 tiết lộ OpenAI đang trong quá trình đàm phán để mua lại công ty cung cấp công cụ hỗ trợ lập trình bằng trí tuệ nhân tạo (AI) Windsurf với giá khoảng 3 tỷ USD.
-
Doanh nghiệp
Vốn hóa thị trường của Apple tiếp tục giảm
10:10'
Cổ phiếu Apple đã giảm gần 4% trong phiên giao dịch 16/4, khiến giá trị vốn hóa thị trường của nhà sản xuất iPhone giảm xuống dưới mốc 3.000 tỷ USD.
-
Doanh nghiệp
Toyota Industries phát triển vật liệu chịu nhiệt trong ngành hàng không vũ trụ
09:38'
Ngày 16/4, công ty công nghiệp Toyota Industries thông báo sẽ phát triển vật liệu chịu nhiệt với công ty khởi nghiệp ElevationSpace đang phát triển dịch vụ vận chuyển từ không gian vũ trụ về Trái Đất.
-
Doanh nghiệp
Nvidia đầu tư các máy chủ AI trị giá 500 tỷ USD tại Mỹ
07:56'
Nhà sản xuất chip Nvidia cho biết có kế hoạch xây dựng các máy chủ trí tuệ nhân tạo trị giá 500 tỷ USD tại Mỹ với sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế như TSMC, Foxconn đều của Đài Loan (Trung Quốc).
-
Doanh nghiệp
Những “ông lớn” sẽ bị ảnh hưởng ra sao khi Mỹ áp thuế bán dẫn?
19:22' - 16/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tiết lộ kế hoạch sắp công bố thuế quan đối với chất bán dẫn, nhưng cũng để ngỏ khả năng linh hoạt với một số công ty.
-
Doanh nghiệp
Hội nghị P4G Việt Nam 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam
14:57' - 16/04/2025
Các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam đang có những bước tiến quan trọng trong phát triển các giải pháp công nghệ xanh nhằm góp phần bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững.
-
Doanh nghiệp
Đóng điện thành công trạm biến áp 220kV Phú Bình 2 và đường dây rẽ Thái Nguyên – Bắc Giang
13:40' - 16/04/2025
EVNNPC vừa phối hợp cùng các đơn vị liên quan, đã hoàn thành và đóng điện thành công công trình trọng điểm trạm biến áp (TBA) 220kV Phú Bình 2 và đường dây rẽ Thái Nguyên – Bắc Giang.
-
Doanh nghiệp
Sản lượng điện thương phẩm của EVNNPC tăng gần 6%
12:35' - 16/04/2025
Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện tiếp tục gia tăng, sản lượng điện thương phẩm toàn EVNNPC quý I năm 2025 đạt 22,889 tỷ kWh, tăng 5,95% so với cùng kỳ năm trước.
-
Doanh nghiệp
Hàng chục hãng dược phẩm đa quốc gia kêu gọi EU hỗ trợ hoạt động
09:40' - 16/04/2025
Gần 30 tập đoàn dược phẩm đa quốc gia đã đồng loạt gửi thư tới Chủ tịch Ủy ban châu Âu yêu cầu hỗ trợ duy trì hoạt động tại thị trường EU trước mối đe dọa thuế quan mới của Mỹ.