CSIS phân tích về quan hệ đồng minh Mỹ-Thái Lan
Trong số 5 đồng minh hiệp ước tại châu Á-Thái Bình Dương, Thái Lan rõ ràng đang bị gạt ra ngoài chiến lược của Mỹ đối với khu vực. Trước đây, cả Mỹ và Thái Lan đều nhận thấy Thái Lan là một "quân cờ tiềm năng" trong Chiến tranh Lạnh. Thế nhưng, trong hơn 40 năm qua, quan hệ đồng minh này đã phải vật lộn để tìm ra một hướng đi rõ ràng.
Các diễn biến chính trị tại Thái Lan và phản ứng của Mỹ đối với các cuộc khủng hoảng ở Thái Lan làm dấy lên nghi ngờ liệu quan hệ đồng minh này có được đặt trên một nền tảng vững chắc hay không. Sự tồn tại lâu dài của mối quan hệ đối tác Mỹ-Thái Lan đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong viễn cảnh chính sách đối ngoại của cả hai nước và mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Đối với Thái Lan, Mỹ vẫn là một đối tác kinh tế quan trọng và là đối tác an ninh mà họ lựa chọn. Đối với Mỹ, hợp tác quân sự - nhất là việc Thái Lan định kỳ cho phép các phương tiện quân sự của Mỹ vào nước này - là điều không gì có thể thay thế được ở Đông Nam Á, góp phần quan trọng vào chiến lược tổng thể của Mỹ ở khu vực này.
So sánh với những mối quan hệ đối tác mới hơn của Mỹ tại Đông Nam Á, mối quan hệ hợp tác sâu rộng hiện nay giữa Mỹ và Thái là rất đáng chú ý.
Trong tương lai ngắn hạn, Mỹ và Thái Lan khó có thể tương đồng về mục đích bởi hai nước không có kẻ thù chung - hay thậm chí là một đối thủ chiến lược chung.
Trong khi Mỹ ngày càng coi Trung Quốc là một đối thủ chiến lược và phát hiện ra rằng nhiều nước Đông Nam Á đang mong chờ sự hiện diện của Mỹ để làm đối trọng với ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc, thì Thái Lan lại đứng ngoài cuộc bởi nước này cảm thấy thoải mái với sự phát triển và ý đồ của Trung Quốc, cho dù Thái Lan là 1 trong 2 đồng minh hiệp ước của Mỹ ở Đông Nam Á.
Tuy nhiên, lợi ích của Mỹ tại châu Á không bắt đầu và cũng không kết thúc bằng sự cạnh tranh với Trung Quốc, và quan hệ Mỹ-Thái Lan mang đến những cơ hội quan trọng cho Mỹ trong việc theo đuổi những lợi ích tại Đông Nam Á và rộng hơn là Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Vị trí địa lý của Thái Lan - là cầu nối giữa Nam Á, Đông Nam Á và Đông Bắc châu Á - và tầm quan trọng của Bangkok trong việc thúc đẩy sự kết nối khu vực đã mang đến những cơ hội để Mỹ và Thái Lan hợp tác nhằm định hình sự phát triển của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Mặc dù trong hơn 1 thập kỷ qua, Thái Lan đặt trọng tâm vào chính trị nội bộ, song hiện giờ, nước này đã bắt đầu "chui ra khỏi vỏ ốc". Giới chính khách Thái Lan đã nhận thức được tầm quan trọng của chính sách kinh tế mạnh nhằm thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình trong bối cảnh những thách thức về nhân khẩu học đang dần hiện rõ.
Chính phủ đương nhiệm đã đề ra kế hoạch kinh tế 20 năm đầy tham vọng với tầm nhìn "Thái Lan 4.0", đồng thời phát triển "Hành lang kinh tế phía Đông" (EEC) xuyên suốt 3 tỉnh. Thái Lan cũng tỏ ra rất quan tâm tới việc tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong tương lai gần, mặc dù nước này chưa chính thức có những động thái để khởi động tiến trình gia nhập CPTPP.Hầu hết các ý kiến đều cho rằng Thái Lan là nhân tố chủ chốt trong việc định hình khu vực này hội nhập về kinh tế và lãnh thổ, theo đó, tập trung đặc biệt vào kết nối Nam Á và Đông Nam Á. Kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng được đề ra trong EEC cũng "ăn khớp" với những tham vọng này, bởi Chính phủ Thái Lan tập trung vào "Sáng kiến vùng Vịnh Bengal về hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật đa khu vực" (BIMSTEC) - gồm 7 nước thành viên kéo dài từ Đông sang Tây, từ Ấn Độ tới Thái Lan.
Tương tự, Thái Lan đang tìm cách khôi phục khuôn khổ hoạt động của "Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyarwady-Chao Phraya- Mekong" (ACMECS) nhằm dẫn dắt các nỗ lực kết nối khu vực Đông Nam Á. Tại hội nghị ACMECS tổ chức ở Bangkok hồi tháng 7 vừa qua, các nước thành viên đã cam kết hình thành một quỹ cơ sở hạ tầng khu vực vào năm 2019.
Đối với Mỹ, phối hợp với Thái Lan trong những nỗ lực nói trên sẽ là sự mở đầu đầu cho mối quan hệ hợp tác Mỹ-Thái Lan tại một khu vực rộng lớn hơn, với cơ sở vững chắc là sự hợp tác vốn có giữa hai bên theo "Sáng kiến Hạ nguồn sông Mekong" (LMI). Những chính sách kinh tế hướng ngoại sẽ mang đến cho các thành phần kinh tế Mỹ nhiều cơ hội đầu tư tại Thái Lan và khu vực.
Vào năm 2019, Thái Lan cũng sẽ phải chịu nhiều sức ép trên cương vị Chủ tịch Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Về phía Mỹ, Tổng thống Trump nên tổ chức một Hội nghị Mỹ-ASEAN, có thể tại Mar-a-Lago, nhằm thúc đẩy quan hệ Mỹ-ASEAN ngang tầm với các mối quan hệ lớn của Mỹ tại Đông Bắc Á và tạo thêm động lực cho năm Thái Lan làm Chủ tịch.
Tham vọng của Mỹ đối với mối quan hệ song phương này cần vượt trên cả mục tiêu đưa quan hệ Mỹ-Thái trở lại mức "bình thường". Mỹ nên hợp tác chặt chẽ với nước đồng minh lâu đời nhất ở châu Á này để giúp định hình tương lai của cấu trúc khu vực và thúc đẩy ổn định, thịnh vượng. Đầu tư vào những ưu tiên của chính Thái Lan là điểm khởi đầu phù hợp với Mỹ./.
- Từ khóa :
- quan hệ đồng minh mỹ thái
- kinh tế mỹ
- mỹ
- thái lan
Tin liên quan
-
Tài chính
"Mặt trận" tiền tệ mới trong cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ
09:56' - 15/08/2018
Như thể các đòn “ăn miềng trả miếng” thuế quan vẫn chưa đủ tồi tệ, dư luận đang nóng lên về việc Bắc Kinh đã mở "mặt trận" tiền tệ mới trong cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc xúc tiến thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO đối với Mỹ
07:45' - 15/08/2018
Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo nước này ngày 14/8 đã xúc tiến thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO liên quan đến các biện pháp bảo hộ của Mỹ đối với mặt hàng điện Mặt Trời nhập khẩu...
-
Kinh tế Thế giới
Khả năng chiến tranh thương mại Mỹ-Trung kéo dài
06:30' - 15/08/2018
Có ý kiến nhận định rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là thời điểm gia tăng áp lực, buộc Trung Quốc thay đổi hành vi.
-
Kinh tế Thế giới
Washington áp đặt trừng phạt, Thổ Nhĩ Kỳ tẩy chay hàng điện tử Mỹ
17:25' - 14/08/2018
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết nước này sẽ tẩy chay các sản phẩm điện tử của Mỹ, sau khi Washington áp đặt trừng phạt và tăng thuế hàng xuất khẩu của Ankara vào Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Khôi phục lại đối thoại Triều-Mỹ trong thực thi thỏa thuận thượng đỉnh
12:46' - 14/08/2018
Triều Tiên trong tuần này đã tái khẳng định lời kêu gọi của nước này đối với tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) thông qua các kênh tuyên truyền đối ngoại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các ngân hàng lớn tăng dự báo suy thoái của nền kinh tế đầu tàu thế giới
21:20' - 07/04/2025
Ngân hàng Goldman Sachs đã tăng dự báo suy thoái của Mỹ từ 35% lên 45%.
-
Kinh tế Thế giới
Anh nới lỏng các quy định về xe điện trước tác động từ thuế quan của Mỹ
18:11' - 07/04/2025
Động thái này được đưa ra sau khi chính phủ thực hiện cuộc tham vấn kéo dài hai tháng với ngành ô tô về mục tiêu xe không phát thải của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Thủ tướng tương lai kêu gọi phản ứng nhanh chóng trước thuế quan của Mỹ
18:08' - 07/04/2025
Là một quốc gia xuất khẩu lớn, Đức đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi thuế quan, báo hiệu thêm rắc rối cho nền kinh tế Đức vốn đã trì trệ.
-
Kinh tế Thế giới
"Bóng ma" suy thoái rình rập: Mỹ có “gánh” nổi hệ quả chính sách?
13:51' - 07/04/2025
Trong tuần qua, giá trị cổ phiếu chu kỳ toàn cầu kém hơn cổ phiếu phòng thủ toàn cầu khoảng 8 điểm phần trăm - khoảng cách lớn nhất kể từ khi bắt đầu lệnh phong tỏa do đại dịch COVID-19 vào năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Nhật Bản sẵn sàng sang Mỹ đàm phán
13:49' - 07/04/2025
Thủ tướng Ishiba mô tả việc Tổng thống Trump áp thuế đối với ô tô nhập khẩu, ngành công nghiệp trọng yếu của Nhật Bản, là điều “rất đáng thất vọng”.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Malaysia kêu gọi thiết lập thỏa thuận chung cho ASEAN
13:46' - 07/04/2025
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho rằng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần cùng nhau thiết lập một thỏa thuận chung để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Anh công bố gói hỗ trợ ngành ô tô
12:22' - 07/04/2025
Ngày 6/4, Chính phủ Anh đã công bố gói hỗ trợ toàn diện cho ngành ô tô của nước này trước áp lực ngày càng tăng từ các mức thuế cao của Mỹ và xu hướng chuyển dịch toàn cầu sang xe điện (EV).
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Hơn 50 quốc gia liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán
06:00' - 07/04/2025
Ngày 6/4, trả lời phỏng vấn trên chương trình "This Week" của ABC News, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ Kevin Hassett cho biết hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia và Indonesia không áp thuế trả đũa Mỹ
21:59' - 06/04/2025
Malaysia và Indonesia khẳng định sẽ không trả đũa quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thuế quan thương mại.