Cuộc đua gay cấn tiếp cận vaccine ngừa COVID-19

06:30' - 01/01/2021
BNEWS Trở ngại chính trên con đường phân phối một cách công bằng vaccine ngừa COVID-19 là việc vaccine này vẫn được sản xuất với số lượng nhỏ và không hề rẻ.

Một số quốc gia, gồm Mỹ, Anh và Nga, đã bắt đầu tiêm vaccine ngừa COVID-19. Các nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ bắt đầu chiến dịch tiêm vaccine vào cuối tháng 12. Tuy nhiên, các biện pháp phòng chống COVID-19 đã làm nổi bật một vấn đề không phải y tế, mà là xã hội, theo nhà phân tích Piotr Tsvetov của đài Sputnik.
Câu hỏi đặt ra không chỉ liên quan đến chất lượng của vaccine, mà đến nay 170 loại vaccine được tạo ra trong các phòng thí nghiệm trên thế giới. Ngoài ra, cần phải thừa nhận rằng, nhiều người từ chối tiêm vì cho rằng, những tác động lên sức khỏe của việc tiêm chủng vẫn chưa được xác định chính xác.
Tuy nhiên, trở ngại chính trên con đường phân phối một cách công bằng vaccine ngừa COVID-19 là việc vaccine này vẫn được sản xuất với số lượng nhỏ và không hề rẻ. Do đó, ở các nước nghèo, 1/4 dân số có thể không được tiếp cận với vaccine cho đến năm 2022.

Trong khi đó, các nước giàu, bao gồm Nhật Bản, Australia, Canada, đã đặt hàng 7,5 triệu liều vaccine từ 13 nhà sản xuất cho công dân nước mình. Mỹ dự kiến tiêm chủng cho tất cả những ai muốn nhận, còn Indonesia đã đặt chưa đủ cho hai người một liều.
Điều này diễn ra trong khi tình hình kinh tế trên thế giới đã xấu đi do đại dịch COVID-19. Hàng chục triệu người lao động trong ngành thương mại, sản xuất công nghiệp và xây dựng bị mất việc làm. Tỷ lệ nghèo ở các quốc gia Đông Á lên tới 10% dân số, và ở Tây Phi đã tăng số người rơi vào cảnh đói ăn.
Trước tình hình này COVAX, một liên minh 172 quốc gia (không bao gồm Mỹ), đang tìm cách “đảm bảo sự tiếp cận vaccine nhanh chóng, công bằng và hợp lý” cho “những người dân ở tất cả mọi quốc gia”.

Dưới sự đồng chỉ đạo của Gavi, Liên minh Đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), COVAX đã xúc tiến các thỏa thuận với 9 hãng chế tạo dược phẩm để đặt mua vaccine ngay khi chúng được thông qua sử dụng. Cho đến nay, cả EU và cá nhân các nước thành viên EU đã đóng góp phần lớn nhất cho nỗ lực này (tính đến nay là 1 tỷ USD), tiếp đến là Quỹ Bill & Melinda Gates và các nhà tài trợ lớn khác.
COVAX đang tìm cách gia tăng ngân sách này lên 5 tỷ USD từ nay đến cuối năm 2021 để có thể mua 2 tỷ liều vaccine.

Tuy nhiên, dù là với loại vaccine chỉ cần dùng một liều duy nhất (loại vaccine được thông qua hiện nay cần 2 liều), thì 2 tỷ USD cũng là không đủ để đảm bảo vaccine cho tất cả người dân của các nước đang phát triển. Và mặc dù có những hy vọng rằng các nhà sản xuất tại các quốc gia như Ấn Độ có thể chế tạo các loại vaccine rẻ hơn, thì nguồn cung toàn cầu vẫn còn khá thiếu hụt mới đủ đáp ứng nhu cầu của tất cả.
Ngoài COVAX, còn có những nỗ lực hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các nước nghèo. Chẳng hạn, Ngân hàng Thế giới (WB) đã trao 160 tỷ USD cho các nước khách hàng của mình, và nhiều nhà tài trợ cũng các quỹ nhân ái khác cũng đã đóp góp theo một hình thức tương tự.

Thêm vào đó, theo Sáng kiến Đình chỉ Nghĩa vụ Trả Nợ (DSSI) chung của WB và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, 73 quốc gia nghèo đã được trao cơ hội hoãn trả nợ cho đến tháng 6/2021.
Mặc dù sự tiếp cận vaccine phổ quát là điều quan trọng để vượt qua đại dịch, song chưa rõ là liệu việc tài trợ thêm tiền cho các nước nghèo để mua vaccine có thực sự đảm bảo cho họ mua được thêm nhiều liều vaccine hơn trong bối cảnh nguồn cung còn thiếu./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục