Dịch COVID-19: Cập nhật tình hình dịch bệnh sáng 15/10
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8h ngày 15/10 (giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 38.728.334 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.096.316 ca tử vong. Số bệnh nhân hồi phục hiện nay là gần 30 triệu người.
Mỹ là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới với 8.148.706 ca nhiễm và 221.840 ca tử vong. Trong vòng 24 giờ qua nước này ghi nhận 58.356 ca nhiễm mới và gần 1.000 ca tử vong.
Đứng thứ hai sau Mỹ là Ấn Độ với 7.305.070 ca nhiễm và 111.311 ca tử vong. Mặc dù số ca nhiễm mới giảm, song với gần 68.000 ca trong 24 giờ qua, Ấn Độ là nước có số ca nhiễm mới tính theo ngày cao nhất thế giới.
Brazil đứng thứ ba thế giới và đứng đầu khu vực Nam Mỹ về số ca mắc COVID-19. Với 26.675 ca mắc mới trong vòng 24 giờ qua, đến nay Brazil đã ghi nhận tổng cộng 5.141.498 ca nhiễm và 151.779 ca tử vong.
Châu Âu tiếp tục là khu vực có số ca mắc mới cao. Nga đứng thứ tư thế giới và đứng đầu châu Âu về số ca mắc COVID-19, với 1.340.409 ca mắc, tăng 14.231 trong 24 giờ qua, và 23.205 ca tử vong.
Thị trưởng thành phố Moskva Sergei Sobyanin thông báo chính quyền thủ đô sẽ áp dụng hình thức học trực tuyến cho nhiều học sinh kể từ ngày 19/10.
Ông Sobyanin nêu rõ biện pháp trên sẽ áp dụng với học sinh lớp 6 đến lớp 11 trong 2 tuần, trong khi học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 sẽ trở lại trường vào ngày 19/10 sau kỳ nghỉ kéo dài 2 tuần.
Các nước Pháp, Anh và Tây Ban Nha là những quốc gia tiếp theo có số ca mắc mới cao trong vòng 24 giờ qua, trong đó Pháp tăng 22.591 ca lên tổng cộng 779.063 ca; Anh tăng 19.724 lên 654.644 ca và Tây Ban Nha tăng 11.970 lên 937.311 ca.
Italy trong vòng 24 giờ ghi nhận 7.332 ca mắc mới, cao nhất từ trước đến nay và nâng tổng số ca mắc tại nước này lên 372.799 ca.
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte cho biết ông quyết tâm tránh việc tái áp đặt lệnh phong tỏa trên toàn quốc tại thời điểm nền kinh tế nước này chỉ vừa mới bắt đầu hồi phục sau đợt phong tỏa đầu tiên.
Ngày 14/10, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố quyết định áp đặt lệnh giới nghiêm trong vòng 4 tuần kể từ ngày 17/10, từ 21h đêm hôm trước đến 6h sáng hôm sau, tại vùng thủ đô Ile-de-France và 8 thành phố lớn gồm Lille, Rouen, Saint-Etienne, Toulouse, Lyon, Grenoble, Aix và Montpellier. Tình trạng y tế khẩn cấp cũng được thiết lập lại từ ngày 17/10.
Mặc dù số ca nhiễm tại Đức không cao như một số nước châu Âu khác, Thủ tướng Angela Merkel cùng các bộ trưởng và thủ hiến các bang đã thảo luận và đưa ra các quyết sách ứng phó trước sự lây lan nhanh của dịch bệnh trong những ngày gần đây.
Các quy định chặt chẽ hơn đã được Chính phủ quyết định như lệnh giới nghiêm, yêu cầu đeo khẩu trang...
Cụ thể, tại các điểm nóng dịch COVID-19 với tỷ lệ lây nhiễm 50 người/100.000 dân trong vòng 1 tuần, lệnh giới nghiêm chung sẽ được áp dụng vào lúc 23h đối với ngành kinh doanh ăn uống, các quán bar, nhà hàng và các hộp đêm sẽ phải đóng cửa.
Tại châu Phi, Nam Phi là quốc gia có số ca mắc COVID-19 cao nhất châu lục, với 696.414 ca. Ngày 14/10, Nội các Nam Phi thông báo quyết định gia hạn tình trạng thảm họa quốc gia thêm 1 tháng, đến ngày 15/11, nhằm tiếp tục duy trì các quy định và biện pháp cần thiết trong cuộc chiến chống dịch. Lệnh phong tỏa cấp độ 1 hiện tại cũng sẽ tiếp tục được áp dụng ít nhất đến thời điểm trên.
Tổng số ca mắc không cao, nhưng Maroc hiện đang là nước có số ca mắc mới trong ngày cao nhất châu lục, theo đó trong 24 giờ qua ghi nhận 3.387 ca mắc mới, nâng tổng số lên 160.333 ca.
Tại Ai Cập, các biện pháp khống chế dịch đang phát huy hiệu quả, ghi nhận 128 ca mắc mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số lên 104.915 ca mắc.
Tại khu vực Đông Nam Á, Lào thông báo nới lỏng các biện pháp phòng dịch COVID-19. Theo đó, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống COVID-19 của Lào đã ban hành hướng dẫn mới, tiếp tục nới lỏng các biện pháp phòng chống đại dịch này liên quan việc cách ly người nhập cảnh.
Hướng dẫn nêu rõ, người nhập cảnh Lào đến từ các nước không có dịch trong cộng đồng cần có giấy xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ.
Sau khi nhập cảnh Lào, người nhập cảnh tiếp tục được lấy mẫu xét nghiệm và ở tại điểm cách ly do nhà chức trách chỉ định trong vòng 48 giờ hoặc đến khi có kết quả.
Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 của Lào sẽ đánh giá tình hình lây lan dịch bệnh của quốc gia người nhập cảnh khởi hành và quyết định cho tiếp tục cách ly tại nhà, tại cơ quan hay tại khách sạn đủ 14 ngày theo quy định. Người nhập cảnh có kết quả xét nghiệm dương tính sẽ được điều trị cách ly theo quy định.
Những người nhập cảnh đến từ các nước đang có dịch COVID-19 lây lan trong cộng đồng sẽ thực hiện cách ly 14 ngày tại các địa điểm do nhà chức trách chỉ định./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nga phê chuẩn vaccine thứ hai ngừa COVID-19
21:21' - 14/10/2020
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 14/10 thông báo Nga đã phê chuẩn vaccine thứ hai ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Thị trường
Indonesia công bố giá vaccine ngừa COVID-19
17:20' - 14/10/2020
Công ty dược phẩm nhà nước PT Bio Farma của Indonesia cho biết, vaccine phòng bệnh COVID-19 sẽ có giá khoảng 200.000 rupiah (13,57 USD)/liều.
-
Đời sống
Tay golf số một thế giới phải rút khỏi giải đấu CJ Cup vì mắc COVID
10:18' - 14/10/2020
Theo thông báo mới nhất của PGA Tour, tay golf số một thế giới Dustin Johnson đã mắc COVID-19 và phải rút khỏi giải đấu CJ Cup sắp diễn ra tại thành phố Las Vegas, Mỹ.
-
Tài chính & Ngân hàng
WB hỗ trợ các nước đang phát triển 12 tỷ USD mua vắc-xin và điều trị COVID
10:05' - 14/10/2020
WB đã phê duyệt khoản tài chính mới 12 tỷ USD để hỗ trợ các nước đang phát triển mua và phân phối vắc-xin ngừa COVID-19, cũng như xét nghiệm và điều trị dịch bệnh này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
“Tàu du lịch bạc” thành từ khoá hot tại Trung Quốc
13:05'
Những năm gần đây, người cao tuổi chú trọng vào “du lịch chậm” đã dần trở thành lực lượng chủ lực của ngành du lịch, “tàu du lịch bạc” đã trở thành một từ khóa hot tại thị trường du lịch Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Israel muốn nâng cấp thỏa thuận FTA với Mỹ
12:50'
Ngày 28/4, Bộ trưởng Kinh tế Israel, ông Nir Barkat cho biết nước này đã đề xuất cải tổ hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có từ 4 thập kỷ với Mỹ, nhằm tránh bị áp thuế từ đồng minh thân cận nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với rủi ro và thách thức
09:43'
Từ đầu năm đến nay, những rủi ro và thách thức đối với sự phát triển ngoại thương của Trung Quốc đã tăng lên rõ rệt.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ nhận định về thuế thu nhập cá nhân
16:16' - 28/04/2025
Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, các biện pháp thuế quan sâu rộng sẽ giúp giảm thuế thu nhập cho người có thu nhập dưới 200.000 USD/năm.
-
Kinh tế Thế giới
Vòng xoáy bất ổn do thuế quan
14:54' - 28/04/2025
Nhiều chuyên gia cho rằng chính quyền ông Trump chưa nhất quán trong các yêu cầu đặt ra đối với các đối tác thương mại đang chịu ảnh hưởng bởi các loại thuế quan sâu rộng mà Mỹ áp đặt.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Ukraine thống nhất thêm chi tiết thỏa thuận đất hiếm
11:35' - 28/04/2025
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Ukraine Yuliia Svyrydenko thông báo Mỹ và Ukraine đã ký biên bản ghi nhớ xác nhận ý định hoàn tất và ký kết thỏa thuận hợp tác về khoáng sản đất hiếm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đứng đầu thế giới về quy mô điện hạt nhân
09:22' - 28/04/2025
Trung Quốc hiện có 58 tổ máy điện hạt nhân thương mại đang vận hành, với tổng công suất lắp đặt 60,96 triệu kilowatt, và 44 tổ máy đang được xây dựng, tổng quy mô đứng đầu thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thông điệp “Nước Việt Nam là một” vang vọng truyền thông Mỹ Latinh
21:50' - 27/04/2025
Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã trở thành tâm điểm trong loạt bài đặc biệt của Thông tấn xã Mỹ Latinh Prensa Latina.
-
Kinh tế Thế giới
IMF dự báo quá trình phục hồi kinh tế ở châu Phi bị gián đoạn
13:59' - 27/04/2025
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara công bố ngày 25/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định đà phục hồi kinh tế tại khu vực này đang bị gián đoạn.