Dịch COVID-19 “đánh sập” các nhà hàng hàng đầu châu Âu
Carmen Gonzalez, người quản lý của Zalacain, nhà hàng khai trương cách đây gần 5 thập niên và trở thành nhà hàng Tây Ban Nha đầu tiên nhận được chứng nhận ba sao Michelin vào đầu những năm 1980 bày tỏ sự tiếc nuối rằng: “Chúng tôi đã làm mọi thứ có thể”.
Các nhà hàng uy tín ở châu Âu khác cũng trong tình trạng khó khăn tương tự, khi hồi tháng 6/2020, hai địa điểm mang tính biểu tượng của London là The Greenhouse và The Ledbury đều buộc phải đóng cửa. Hai nhà hàng này đều được nhận chứng nhận hai sao Michelin.
Mauro Colagreco, đầu bếp nổi tiếng người Argentina đồng thời điều hành nhà hàng Mirazur ba sao ở Menton, French Riviera, cảnh báo nếu cuộc khủng hoảng COVID-19 vẫn tiếp diễn vào năm 2021, ngành này sẽ rất khó tồn tại.
Giống như các nhà hàng Pháp khác, nhà hàng Mirazur sẽ không thể sớm mở cửa trở lại cho đến ngày 20/1/2021 do các biện pháp hạn chế đang được áp đặt.
Trong khi đó, Cristina Bowerman, người điều hành nhà hàng Glass Hostaria một sao Michelin ở Rome, giống như hầu hết các đầu bếp đồng nghiệp của cô trên khắp châu Âu, đã phải cho một số nhân viên nghỉ việc.
Trước tình hình khó khăn, Cristina Bowerman phải tìm mọi cách để trụ lại và cô đã tự mình tạo ra một thực đơn cơm trưa sang trọng với giá 90 USD/hộp. Đây được coi là điều gì đó mang tính cách mạng trong lĩnh vực ẩm thực cao cấp.
Claude Bosi, một đầu bếp người Pháp, người điều hành nhà hàng Bibendum hai sao ở London đã bị đóng cửa trong nhiều tháng, nghĩ rằng bản thân mình vẫn còn khá may mắn khi chủ nhà đồng ý giảm tiền thuê nhà và xin được sự hỗ trợ từ ngân hàng. Ông thừa nhận “với một chút may mắn này, chúng tôi sẽ bắt đầu lại và năm sau sẽ tốt hơn”.
Tại cảng Marseille của Pháp, một số đầu bếp ngôi sao thậm chí đã chuyển sang hình thức kinh doanh đồ ăn bằng xe tải, như Alexandre Mazzia, người đang sở hữu hai sao Michelin. Đây được coi là một ý tưởng có thể thu hút nhiều khách hàng địa phương hơn đến nhà hàng của mình.
Đối với chuyên gia ẩm thực cao cấp người Đức Jorg Zipprick, ông cho rằng đại dịch COVID-19 đã nêu bật sự tiếp cận thiếu sót của một số đầu bếp lớn, những người quyết định đánh cược vào du lịch quốc tế thay vì khách hàng địa phương vì cho rằng họ không sẵn sàng để chi trả cho một bữa ăn “sanh chảnh”.
Và điều đó đã tạo ra một "bong bóng" trong lĩnh vực này, "giống như bong bóng trên thị trường bất động sản năm 2008".
Gwendal Poullennec, Giám đốc toàn cầu của cẩm nang Michelin (Michelin Guide), cho biết chỉ có 15-20% các quán ăn hàng đầu ở châu Âu là đang mở cửa, số còn lại đã đóng cửa do các biện pháp hạn chế hoặc khó khăn tài chính.
Ông Poullennec cũng lưu ý các nhà hàng châu Âu phụ thuộc vào khách du lịch quốc tế nhiều hơn, khiến tình hình của họ khó khăn hơn so với nhiều nhà hàng ở châu Á, "khách hàng địa phương kinh doanh nhà hàng"./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Thách thức của làn sóng COVID-19 thứ tư ở Hong Kong (Trung Quốc)
18:27' - 11/12/2020
Ngay trước thềm Giáng sinh và Năm mới, Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) bất ngờ bùng phát làn sóng dịch COVID-19 thứ tư, khiến nền kinh tế tiếp tục rơi vào suy thoái.
-
Kinh tế Thế giới
70 triệu ca COVID-19 và Giáng sinh chưa an lành
17:43' - 11/12/2020
Dấu mốc 70 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ghi nhận sáng 11/12 thực sự đã phủ bóng đen lên không khí đón Giáng sinh ở nhiều nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị triệu tập thẩm vấn lần cuối liên quan đến lệnh thiết quân luật
18:13' - 01/07/2025
Theo hãng tin Yonhap, Công tố viên đặc biệt Cho Eun Suk ngày 1/7 đã ra lệnh triệu tập cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol để thẩm vấn liên quan đến việc ban bố thiết quân luật vào tháng 12 năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể áp thuế cao hơn nếu Nhật Bản không nhập khẩu gạo
16:54' - 01/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ gửi thư cho Tokyo thông báo mức thuế mới, chỉ vài ngày trước thời hạn các mức thuế cao hơn được tái áp đặt với hàng chục đối tác thương mại, trong đó có Nhật Bản
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
15:06' - 01/07/2025
Hàn Quốc đang giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc đại lục, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam...
-
Kinh tế Thế giới
Các công ty nước ngoài lạc quan về thị trường Trung Quốc
14:34' - 01/07/2025
Trung Quốc đã nổi lên như một điểm đến hàng đầu cho đầu tư nước ngoài, được hỗ trợ bởi những lợi thế chiến lược rộng rãi trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu thay đổi sâu sắc.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cảnh báo áp lại mức thuế cao nếu không đạt được thỏa thuận thương mại
13:12' - 01/07/2025
Washington có thể áp lại mức thuế quan cao với các nước đối tác như đã công bố hồi đầu tháng Tư vừa qua, nếu không đạt được thỏa thuận trước ngày 8/7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong kỷ niệm 28 năm trở về Trung Quốc
11:24' - 01/07/2025
Sáng 1/7, tại Quảng trường Kim Tử Kinh, quận Wanchai, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã diễn ra lễ thượng cờ nhân kỷ niệm 28 năm ngày Hong Kong trở về Trung Quốc (1/7/1997-1/7/2025).
-
Kinh tế Thế giới
Chính quyền Tổng thống D.Trump kết luận Đại học Harvard vi phạm luật liên bang
08:16' - 01/07/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo với Đại học Harvard kết quả điều tra cho thấy trường đã vi phạm luật liên bang về quyền công dân.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo có thể tăng thuế cao hơn
08:15' - 01/07/2025
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo nhiều quốc gia có thể phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn đáng kể sau ngày 9/7.
-
Kinh tế Thế giới
5 dấu hiệu cảnh báo cho nền kinh tế thế giới
08:15' - 01/07/2025
Ngoài những biến động thị trường trong ngắn hạn, có ít nhất 5 thay đổi cấu trúc có thể định hình lại cục diện kinh tế toàn cầu.