Dịch do virus Corona: Đóng cửa thương mại sẽ ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu
Các chuyên gia cho rằng các biện pháp hạn chế đi lại và đóng cửa kinh doanh nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (2019-nCoV) có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế toàn cầu.
Sự bùng phát dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona đã khiến một số quốc gia cảnh báo người dân hoặc áp đặt các biện pháp hạn chế du lịch, trong khi nhiều hãng hàng không thông báo tạm dừng hoặc cắt giảm các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc. Đến nay, trên thế giới đã có khoảng 25 quốc gia và vùng lãnh thổ xác nhận các trường hợp lây nhiễm.Tính đến hết ngày 1/2, Trung Quốc có tổng cộng 14.411 ca nhiễm, tăng 2.590 người so với trước đó một ngày, trong đó 304 người đã tử vong do dịch virus Corona. Đến sáng 2/2, số ca tử vong tăng lên 305 trường hợp, trong đó 304 ca ở Trung Quốc và 1 ca ở Philippines.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 30/1 đã ban bố tình trạng y tế khẩn cấp vì dịch bệnh mà cả thế giới quan tâm ứng phó, nhưng nói rằng các hạn chế thương mại và du lịch toàn cầu là không cần thiết. Theo Tiến sĩ Eric Toner, học giả cao cấp tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, việc hạn chế hoạt động của máy bay, tàu thuyền, tàu hỏa và xe cơ giới chính là khởi đầu của việc đóng cửa nền kinh tế, và điều này có thể có ảnh hưởng đến toàn xã hội.Bên cạnh đó, không chỉ các hãng hàng không cắt giảm hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc. “Người khổng lồ” công nghệ Apple Inc. ngày 1/2 thông báo tạm thời đóng cửa toàn bộ 42 cửa hàng và văn phòng chính thức tại Trung Quốc đại lục.
Google, Amazon và Microsoft trước đó cũng đã công bố kế hoạch tạm thời đóng cửa các văn phòng, trong khi Starbucks và McDonald đã đóng cửa một số chuỗi cửa hàng tại đây như một biện pháp phòng ngừa.
Apple cho hay dựa trên tâm lý thận trọng và lời khuyên mới nhất từ các chuyên gia y tế hàng đầu, hãng này sẽ đóng cửa tất cả văn phòng công ty, cửa hàng và trung tâm liên lạc tại Trung Quốc đại lục cho đến ngày 9/2. Apple cũng bày tỏ mong muốn mở lại các cửa hàng "càng sớm càng tốt". Một hội nghị do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và Quỹ Bill & Melinda Gates tổ chức vào tháng 10/2019 đã tập trung thảo luận về các tác động tiêu cực của những hạn chế thương mại và du lịch trong bối cảnh xảy ra đại dịch.Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins đã kết luận rằng nỗi sợ hãi và sự không chắc chắn diễn ra trong các đợt bùng phát đại dịch trong quá khứ, ngay cả trong giới hạn cấp quốc gia hoặc khu vực, đôi khi đã dẫn đến các biện pháp kiểm soát biên giới không chính đáng.
WHO ngày 31/1 đã kêu gọi các nước mở cửa biên giới để duy trì giao thương và đi lại, dù các quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ công dân khi dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới gây ra đang hoành hành tại nhiều nơi.Trước đó, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng nhấn mạnh tổ chức này không khuyến cáo hạn chế đi lại hay giao thương với Trung Quốc.
Theo ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, việc WHO ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra "không phải là cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Trung Quốc" mà mối quan tâm lớn nhất là "khả năng virus lan sang các nước có hệ thống y tế yếu hơn"./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Virus Corona ảnh hưởng không nhỏ đến ngành dịch vụ
08:50' - 02/02/2020
Các chuyên gia ước tính, dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (2019-nCoV) gây ra tại Trung Quốc đã gây thiệt hại hơn 1.000 tỷ NDT tệ (144 tỷ USD).
-
Chuyển động DN
Hàng không Việt Nam bị ảnh hưởng thế nào từ dịch do virus Corona?
20:18' - 01/02/2020
Trung Quốc là thị trường lớn thứ 2 sau thị trường Đông Bắc Á; thậm chí nếu tính cả các chuyến bay thuê chuyến, đây có thể là thị trường lớn nhất của hàng không Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch do virus Corona: Trung Quốc có thể tổn thất 62 tỷ USD về kinh tế
10:03' - 01/02/2020
Các nhà kinh tế cho rằng tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này có thể giảm tới 2% trong quý hiện tại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ đáp trả đến cùng nếu Mỹ tiếp tục áp thuế bổ sung 50%
09:54'
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, nếu Mỹ tiếp tục tăng thuế quan đối với Trung Quốc, nước này sẽ kiên quyết thực hiện các biện pháp đáp trả để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Goldman Sachs, JPMorgan nâng dự báo về khả năng suy thoái của kinh tế Mỹ
08:28'
Ngân hàng Goldman Sachs đã tăng dự báo suy thoái của Mỹ từ 35% lên 45%.
-
Kinh tế Thế giới
EU đề xuất thuế trả đũa 25% đối với hàng hóa Mỹ
08:12'
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Ủy ban châu Âu (EC) vừa đưa ra đề xuất áp mức thuế trả đũa 25% lên một loạt hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Xuất khẩu tăng trưởng mong manh giữa tâm bão chiến tranh thương mại
06:30'
Theo Cơ quan Thống kê Liên bang Đức (Destatis), trong tháng Hai, sản lượng công nghiệp của Đức tiếp tục giảm mặc dù xuất khẩu tăng, do dự đoán tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Các ngân hàng lớn tăng dự báo suy thoái của nền kinh tế đầu tàu thế giới
21:20' - 07/04/2025
Ngân hàng Goldman Sachs đã tăng dự báo suy thoái của Mỹ từ 35% lên 45%.
-
Kinh tế Thế giới
Anh nới lỏng các quy định về xe điện trước tác động từ thuế quan của Mỹ
18:11' - 07/04/2025
Động thái này được đưa ra sau khi chính phủ thực hiện cuộc tham vấn kéo dài hai tháng với ngành ô tô về mục tiêu xe không phát thải của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Thủ tướng tương lai kêu gọi phản ứng nhanh chóng trước thuế quan của Mỹ
18:08' - 07/04/2025
Là một quốc gia xuất khẩu lớn, Đức đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi thuế quan, báo hiệu thêm rắc rối cho nền kinh tế Đức vốn đã trì trệ.
-
Kinh tế Thế giới
"Bóng ma" suy thoái rình rập: Mỹ có “gánh” nổi hệ quả chính sách?
13:51' - 07/04/2025
Trong tuần qua, giá trị cổ phiếu chu kỳ toàn cầu kém hơn cổ phiếu phòng thủ toàn cầu khoảng 8 điểm phần trăm - khoảng cách lớn nhất kể từ khi bắt đầu lệnh phong tỏa do đại dịch COVID-19 vào năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Nhật Bản sẵn sàng sang Mỹ đàm phán
13:49' - 07/04/2025
Thủ tướng Ishiba mô tả việc Tổng thống Trump áp thuế đối với ô tô nhập khẩu, ngành công nghiệp trọng yếu của Nhật Bản, là điều “rất đáng thất vọng”.