Điểm lại một số thay đổi của Mỹ trong chính sách nhập cư
Việc Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Kirstjen Nielsen mới đây thông báo chính sách mới để giữ những người xin tị nạn ở Mexico trong thời gian chờ đợi phán quyết từ tòa án của Mỹ có thể được coi là biện pháp mới nhất trong một loạt chính sách nhập cư của chính quyền Tổng thống Donald Trump liên quan đến quyền lợi của những người di cư trong năm qua.
Những tiêu chuẩn mới để chứng minh "nỗi sợ"Đầu năm 2018, chính quyền Mỹ đã đưa ra những hướng dẫn mới và mang tính khắt khe hơn để xác định tiêu chuẩn qua được cuộc phỏng vấn về nỗi sợ xác tín. Theo truyền thông, cách diễn giải “nỗi sợ xác tín” đã được điều chỉnh lại để bao gồm “tác phong, thái độ và sự hồi đáp” để xem xét độ tin cậy của thông tin do người di cư cung cấp. Các luật sư về di cư nói với đài TNHK rằng sang chấn tâm lý, khác biệt về văn hóa, bất đồng ngôn ngữ và hành trình dài từ Trung Mỹ đến Mỹ thường ảnh hưởng đến hành vi của người di cư. Hướng dẫn mới này nói rằng những yếu tố này không được xem là quan trọng khi xác định mức độ đáng tin, do đó cho phép các quan chức xét duyệt hồ sơ xem những dấu hiệu căng thẳng là nguyên nhân để nghi ngờ về sự thành thật của những người có đơn.Hệ thống Di trú Hợp pháp Công giáo, một tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ pháp lý cho người di cư, cho biết trên trang web của họ rằng "bằng cách nâng cao điều kiện ngay từ giai đoạn đầu, cơ quan Dịch vụ Di trú và Quốc tịch Mỹ đã tạo ra nguy cơ loại bỏ những người có lời khai thành thật nhưng không có khả năng hay sự tinh tế để trình bày trước những người có thẩm quyền xét duyệt ngay từ lúc đầu"."Không khoan nhượng"Ngày 6/4/2018, chính quyền Tổng thống Trump thông báo thực thi chính sách “không khoan nhượng” tại biên giới Mỹ-Mexico. Hướng dẫn mới yêu cầu các Công tố viên liên bang truy tố hình sự tất cả những người di cư trưởng thành vào Mỹ "bất hợp pháp", quy định rằng những người này phải bị giam giữ trong suốt quá trình họ làm hồ sơ xin tị nạn.Trước khi có chính sách “không khoan nhượng” này, khi người di cư vào Mỹ không thông qua cửa khẩu, họ đối mặt với tội "tiểu hình". Chính sách đã dẫn đến sự chia cắt con cái với cha mẹ do trẻ em không thể bị cầm tù trong thời gian lâu. Sự phẫn nộ của dư luận khiến Tổng thống Trump phải ký một Sắc lệnh hành pháp vào tháng 6/2018 để rút lại chính sách này.Theo Bộ An ninh Nội địa, từ ngày 5/5/2018 đến ngày 9/6/2018, hơn 2.500 trẻ em đã bị chia cắt với cha mẹ hay người bảo trợ của các em ở biên giới. Sau khi rút lại chính sách “không khoan nhượng”, chính quyền Trump đã đề nghị tòa án cho phép giam giữ trẻ em cùng với cha mẹ "vô thời hạn" nhưng không nhận được sự ủng hộ.Các phiên tòa nhanh hơnTháng 3/2018, ông Jeff Sessions đã vô hiệu hóa một phán quyết năm 2014 của Hội đồng Kháng cáo Di trú thuộc Bộ Tư pháp Mỹ, trong đó bãi bỏ yêu cầu những người di cư cần phải có một buổi trình bày đầy đủ trước một thẩm phán di trú. Điều này có nghĩa là các thẩm phán di trú giờ đây được phép bác bỏ các đơn kháng nghị xin tị nạn mà không cần lắng nghe nguyên đơn nếu như tại buổi xem xét ban đầu các nguyên đơn đã có dấu hiệu bị xem là lừa đảo hay không có khả năng được thông qua. Ông cũng ra lệnh đặt chỉ tiêu về số trường hợp mà mỗi thẩm phán di trú cần phải hoàn thành. Đồng thời, số lượng thẩm phán di trú mới được tuyển cũng gia tăng nhanh chóng. Tại một buổi lễ chào đón 44 tân thẩm phán di trú vừa tuyên thệ, ông Sessions đã yêu cầu họ thực thi chức trách theo mệnh lệnh. Ông nói: "Những quyết định này sẽ giúp quý vị làm việc với sự rõ ràng hơn, giúp quý vị ra phán quyết nhất quán và công bằng. Và điều quan trọng hơn bao giờ hết là quý vị chỉ cần làm như vậy".Theo TRAC, Cơ quan theo dõi số liệu về di trú, tài khóa 2018 đã phá kỷ lục về số lượng phán quyết cấp hay từ chối quy chế tị nạn do các thẩm phán di trú đưa ra. Số lượng các vụ việc bị từ chối tăng nhanh hơn số vụ được đồng ý. Khoảng 65% hồ sơ xin tị nạn bị bác bỏ. TRAC cho rằng năm 2018 là năm thứ sáu liên tiếp tỷ lệ hồ sơ bị bác tăng lên. Sáu năm trước, tỷ lệ đó chỉ là 42%. Dù cuối cùng cũng bình ổn, tỷ lệ hồ sơ bị bác một lần nữa lại tăng lên sau khi ông Sessions hạn chế những cơ sở mà các thẩm phán di trú dựa vào đó để cấp quy chế tị nạn.Xâm nhập bất hợp phápChính quyền Tổng thống Trump đã ra một sắc lệnh vào ngày 9/11/2018 để hạn chế người di cư vào Mỹ từ biên giới với Mexico, trong đó quy định bất cứ người nào vào Mỹ "bất hợp pháp" thì không đủ điều kiện để xin tị nạn. Liên đoàn các Quyền Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) đã phát đơn kiện và vào ngày 30/11/2018, Thẩm phán liên bang Jon Tigar đã không cho chính quyền Trump thực thi lệnh cấm này. Thẩm phán Tigar nói: "Tổng thống không thể viết lại luật di trú để áp đặt một điều kiện mà Quốc hội đã công khai cấm". Sau đó, phán quyết này đã được các tòa phúc thẩm và Tối cao Pháp viện giữ nguyên.Vụ kiện vào tháng Bảy về việc đuổi người di cư ở biên giới quay về nguyên quán đã được điều chỉnh vào đầu tháng 12/2018 để bổ sung một cách làm khác để hạn chế người di cư. Được những người cổ súy di cư gọi là “đo lường” và bà Nielsen, Bộ trưởng An ninh Nội địa, gọi là “xếp hàng”, biện pháp này giới hạn số lượng người di cư được xử lý tại các cửa khẩu ở biên giới Mỹ-Mexico, để dồn một số lượng lớn những trường hợp chưa được giải quyết ở bên phần lãnh thổ của Mexico.Hợp tác với MexicoCuối năm 2018, Mỹ và Mexico đã quyết định cùng hợp tác. Theo đó, những người di cư vẫn ở trên lãnh thổ Mexico trong khi hồ sơ của họ được xử lý ở Mỹ. Các quan chức chính quyền Trump cho biết chính phủ Mexico đã tự nguyện đồng ý việc này. Những thay đổi nào, dù khi nào có hiệu lực đi nữa, cũng sẽ ảnh hưởng đến những người vượt biên hợp pháp và bất hợp pháp. Các chuyên gia di cư cho biết chính sách mới nhất này sẽ bị đưa ra tòa.Tin tức trên truyền thông đưa cho thấy cuộc khủng hoảng ngày càng tăng tại các cửa khẩu ở biên giới với Mexico nơi mà các khu tạm trú đã quá tải. Trong khi đó, hiện đã có 2 trẻ em thiệt mạng khi bị giam giữ trong cơ sở của biên phòng của Mỹ do nhập cảnh bất hợp pháp. Bà Nielsen cho biết trong một thông cáo được công bố vào ngày 29/12/2018 sau khi có chuyến đi El Paso, Texas, một trong những cửa khẩu có tỷ lệ người di cư vượt biên tấp nập nhất ở Mỹ, có đoạn viết: "Hệ thống đã bị quá tải, và chúng ta phải làm việc cùng nhau để giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo này và bảo vệ những người dễ bị tổn thương"./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Mỹ đang bị "bào mòn" vì chính phủ đóng cửa một phần
19:05' - 13/01/2019
Việc chính phủ buộc phải đóng cửa một phần đã bắt đầu tác động đến mọi khía cạnh đời sống của người dân “xứ cờ hoa”.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đóng cửa có thể làm tăng tỷ lệ thất nghiệp lên trên 4%
15:42' - 12/01/2019
Việc Chính phủ Mỹ đóng cửa một phần tác động trực tiếp đến nền kinh tế nước này với việc hàng trăm nghìn việc làm đứng trước khả năng bị cắt giảm và tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng lên trên mức 4%.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ "dọa" cắt viện trợ cho các nước Trung Mỹ
10:08' - 29/12/2018
Tháng 10 năm nay, Tổng thống Trump cũng từng đưa ra lời cảnh báo tương tự, khi tuyên bố sẽ cắt viện trợ cho Tam giác Bắc của Trung Mỹ. Tuy nhiên sau đó, ông vẫn chưa thực thi hành động cụ thể nào.
-
Đời sống
Người di cư Trung Mỹ được tạo điều kiện nhập cảnh hợp pháp vào Mexico
09:47' - 11/12/2018
Ngày 10/12, Ngoại trưởng Mexico Marcelo Ebrard cho biết nước này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhập cảnh hợp pháp đối với người di cư từ các quốc gia Trung Mỹ, gồm El Salvador, Guatemala, Honduras.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Anh chi 3,15 tỷ USD vào ngành công nghiệp thép
07:56'
Ngày 16/2, Bộ Thương mại và Kinh doanh Anh thông báo cơ quan này mong muốn nhận được phản hồi của công chúng về một chiến lược về thép nhằm duy trì khả năng cạnh tranh toàn cầu của ngành thép Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Trí tuệ nhân tạo: Thái Lan soạn thảo dự luật AI đầu tiên
21:09' - 16/02/2025
Luật mới sẽ đảm bảo người dùng có thể tận hưởng đầy đủ lợi ích của AI và sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Anh chi "khủng" để bảo vệ ngành thép nội địa
19:26' - 16/02/2025
Ngày 16/2, Chính phủ Anh đã công bố kế hoạch trị giá hàng tỷ bảng Anh nhằm bảo vệ ngành thép trước thách thức thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
SỰ KIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI NỔI BẬT TUẦN QUA
12:32' - 16/02/2025
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế nhập khẩu 25% đối với thép và nhôm, "không có ngoại lệ hoặc miễn trừ"; giá vàng thế giới lần đầu tiên vượt mốc 2.900 USD/ounce... là một số sự kiện nổi bật.
-
Kinh tế Thế giới
Người Đức quan tâm nhiều hơn đến xe điện
09:41' - 16/02/2025
Ông Georg Mrusek, chuyên gia ô tô tại Horváth, chia sẻ với Hãng thông tấn Đức (dpa) rằng: "Mức độ sẵn sàng mua ô tô điện ở Đức gần đây đã tăng đáng kể. Sự cởi mở đối với xe điện cũng đang tăng lên”.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan định vị là trung tâm thương mại và vận tải khu vực Đông Nam Á
22:57' - 15/02/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan và Australia đang tìm cách thúc đẩy hợp tác về cơ sở hạ tầng giao thông và giảm phát thải carbon trong lĩnh vực logistics.
-
Kinh tế Thế giới
Canada sẵn sàng đàm phán lại hiệp định thương mại với Mỹ trước thời hạn
15:59' - 15/02/2025
Bộ trưởng Thương mại Nội địa Canada Anita Anand cho biết Chính phủ liên bang “sẵn sàng” đàm phán lại Hiệp định Canada-Mỹ-Mexico (CUSMA) trước năm 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Gần một nửa chuyên gia dịch tễ học của CDC bị sa thải
08:34' - 15/02/2025
Tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), gần một nửa số chuyên gia trong chương trình dịch tễ học tinh nhuệ được biết đến với tên gọi "thám tử dịch bệnh" đã bị sa thải.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mexico "dọa" mở rộng vụ kiện các nhà sản xuất vũ khí Mỹ
08:17' - 15/02/2025
Nếu Thượng viện Mỹ thông qua sắc lệnh liệt các băng đảng ma túy vào danh sách các tổ chức khủng bố, chính phủ Mexico sẽ cân nhắc mở rộng vụ kiện nhắm vào các nhà sản xuất và phân phối vũ khí của Mỹ.