Điều gì đang xảy ra với giá “vàng đen”?
Trang money.it mới đây có đăng bài đánh giá của chuyên gia chính trị quốc tế Violetta Silvestri, từng làm việc cho Liên hiệp quốc, về triển vọng của giá dầu.
Theo bài viết, trong khi căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông tiếp tục làm dấy lên lo ngại, mức tăng giá của dầu vẫn bị hạn chế. Dầu đã tăng trong suốt cả năm qua, nhưng biến động giá vẫn không có một hướng đi rõ ràng. Việc cắt giảm nguồn cung của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) đã được bù đắp bằng sản lượng cao hơn ở bên ngoài nhóm này, trong khi những lo ngại về nhu cầu của Trung Quốc và bất ổn địa chính trị vẫn tồn tại.Vậy khi giá dầu tăng, điều gì xảy ra và cần quan sát những yếu tố nào?Dầu tiếp tục đà tăng trước hàng loạt báo cáo thị trường và dữ liệu lạm phát của Mỹ, điều có thể tạo ra áp lực giảm hoặc tăng mới.Giá dầu WTI có thể được thúc đẩy nhờ các chất xúc tác từ nền kinh tế của Mỹ, cụ thể là chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Chỉ số giá sản xuất (PPI) và dữ liệu doanh số bán lẻ. Kết quả lạm phát mạnh sẽ củng cố lập trường tích cực của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trong việc giữ lãi suất ở mức hiện tại cho đến giữa năm, trong khi dữ liệu yếu có thể khơi dậy kỳ vọng về việc nới lỏng.Ngoài ra, số lượng hàng tồn kho từ Viện Dầu khí Mỹ và Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) là những chất xúc tác tiềm năng cho giá nhiên liệu. Một đợt giảm mạnh hàng tồn kho khác có thể đủ để đưa dầu thô trở lại xu hướng tăng, vì điều này sẽ khẳng định tình trạng nhu cầu được duy trì. Lưu ý rằng OPEC gần đây đã đồng ý gia hạn thỏa thuận sản xuất đến hết tháng 6/2024, gây áp lực giảm mức cung toàn cầu và giữ giá được hỗ trợ trong thời gian tới.Giá dầu cũng phụ thuộc vào các sự kiện địa chính trị. Trong khi cuộc xung đột giữa Israel và nhóm Hamas không dẫn đến sự gián đoạn đáng kể về nguồn cung dầu, thì căng thẳng ở Biển Đỏ đã làm gián đoạn hoạt động vận chuyển hàng hải ở khu vực này và Vịnh Aden kể từ tháng 11/2023. Sự leo thang trong cuộc xung đột hàng hải có thể ảnh hưởng đến nguồn cung dầu thô.Tuy nhiên, hạn chế mức tăng là triển vọng nhu cầu yếu hơn và nguồn cung tăng từ các nhà sản xuất ngoài OPEC. Chuyên gia Serena Huang, người đứng đầu bộ phân phân tích của APAC tại Vortexa cho biết: “Tâm lý nhu cầu giảm giá và nguồn cung ngoài OPEC ngày càng tăng khiến thị trường dầu có rất ít cơ hội để tăng giá vào thời điểm này”.Một biến số thú vị được các nhà đầu tư dầu mỏ quan sát là các dự báo khác nhau về lĩnh vực này của OPEC và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAEA). Như Reuters đã nhấn mạnh, trên thực tế, khoảng cách trong ước tính tương lai giữa IEA, đại diện cho các nước công nghiệp phát triển, và OPEC có nghĩa là cả hai đang gửi những tín hiệu trái ngược nhau tới các nhà giao dịch và nhà đầu tư về sức mạnh của thị trường dầu mỏ vào năm 2024 và về lâu dài là tốc độ chuyển đổi của thế giới chuyển sang sử dụng nhiên liệu sạch hơn.Vào tháng 2/2024, IEA dự đoán nhu cầu sẽ tăng 1,22 triệu thùng/ngày (bpd) vào năm 2024, trong khi trong báo cáo tháng 2, OPEC ước tính 2,25 triệu thùng/ngày. Sự khác biệt này là khoảng 1% nhu cầu toàn cầu.
IEA cũng dự đoán rằng mức tiêu thụ dầu sẽ đạt đỉnh vào năm 2030 khi thế giới chuyển sang sử dụng nhiên liệu sạch hơn trong khi OPEC bác bỏ quan điểm này.OPEC gần đây đã nhắc lại rằng các dự báo của họ cho đến năm 2045 không đạt đỉnh điểm, với lý do tăng trưởng dự kiến bên ngoài Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế và các nước công nghiệp phát triển và "từ chối một số chính sách ban đầu không phát thải".IEA, được thành lập cách đây 50 năm với tư cách là cơ quan giám sát năng lượng của thế giới công nghiệp hóa, đã chuyển trọng tâm từ đảm bảo nguồn cung cấp dầu và khí đốt sang ủng hộ năng lượng tái tạo và hành động về khí hậu. Đối với một số thành viên OPEC, điều này làm suy yếu vai trò của họ như một cơ quan có thẩm quyền công bằng.Trong phiên giao dịch ngày 14/3, giá dầu đã chạm mức cao nhất của 4 tháng. Cụ thể, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 5/2024 tăng lên 85,42 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ (WTI) của Mỹ giao tháng 4/2024 cũng chạm mốc 81,26 USD/thùng.
- Từ khóa :
- opec
- giá dầu
- xung đột israel
- lạm phát mỹ
- kinh tế mỹ
Tin liên quan
-
Thị trường
Indonesia thúc đẩy khai thác dầu mỏ
09:46' - 15/03/2024
SKK Migas - cơ quan quản lý các hoạt động kinh doanh dầu khí thượng nguồn của Indonesia - đang đặt mục tiêu nâng sản lượng năm nay lên mức 600.000 thùng/ngày.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2024 và 2025
07:40' - 13/03/2024
Trong báo cáo thị trường dầu mỏ hàng tháng công bố ngày 12/3, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã giữ nguyên các mức dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2024 và 2025.
-
Thị trường
Mỹ đứng đầu thế giới về sản lượng dầu thô năm thứ sáu liên tiếp
22:11' - 12/03/2024
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, sản lượng dầu thô của nước này dẫn đầu toàn cầu trong năm thứ sáu liên tiếp, với sản lượng trung bình phá kỷ lục 12,9 triệu thùng/ngày.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do khiến nhu cầu dầu toàn cầu suy giảm
05:30' - 08/03/2024
Một số người cho rằng sự suy giảm nhu cầu dầu hiện nay là do sự phục hồi kinh tế yếu, nhưng nhiều người khác coi đó là tác động của quá trình chuyển đổi năng lượng và sự khởi đầu của kỷ nguyên mới.
-
Thị trường
Thị trường dầu ra sao sau khi OPEC+ siết chặt nguồn cung?
18:53' - 04/03/2024
Kể từ đầu năm 2024 tới nay, giá dầu ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) đã tăng khoảng 9%, còn giá dầu Brent Biển Bắc tăng hơn 8%, sau khi chứng kiến sự khởi đầu năm mới đầy biến động.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Viện trợ phát triển của Đức: Khi tiền không tạo ra thay đổi
06:30'
Hàng năm, nước Đức đầu tư gần 30 tỷ euro (34,45 tỷ USD) cho viện trợ phát triển, nhưng bất cấp việc chi tiêu nhiều, tiến bộ đạt được thực sự không đáng kể.
-
Phân tích - Dự báo
Căng thẳng biên giới Thái Lan–Campuchia: Những tác động đến nền kinh tế
05:30'
Phòng Thương mại Thái Lan cho biết, căng thẳng kéo dài giữa Thái Lan và Campuchia sẽ tác động đến niềm tin kinh doanh ở cả hai nước, đặc biệt là các thương nhân hoạt động tại các khu chợ biên giới.
-
Phân tích - Dự báo
Tăng trưởng số – Bài cuối: Đối mặt với “bẫy tẩy xanh”
06:30' - 24/06/2025
Để ứng phó với nhu cầu năng lượng gia tăng, Chính phủ Malaysia hiện chủ trương giảm thiểu tác động của các trung tâm dữ liệu đối với môi trường.
-
Phân tích - Dự báo
Tăng trưởng số – Bài 1: Đòn bẩy AI hay quả bom năng lượng?
05:30' - 24/06/2025
Malaysia dự kiến xây dựng các trung tâm dữ liệu quy mô lớn với sự hợp tác từ tập đoàn Amazon Web Services tại Cyberjaya, Microsoft.
-
Phân tích - Dự báo
Chảy máu chất xám đe dọa tham vọng AI của Hàn Quốc
06:30' - 23/06/2025
Hàn Quốc đã công bố mục tiêu tham vọng trở thành một trong ba cường quốc hàng đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Phân tích - Dự báo
Xung đột Israel-Iran: Mạch dầu châu Á trước nguy cơ tắc nghẽn
05:30' - 23/06/2025
Xung đột leo thang giữa Israel và Iran đang đặt ra những rủi ro mới đối với an ninh năng lượng của châu Á
-
Phân tích - Dự báo
Thế giới và than đá – Bài cuối: Cuộc chơi năng lượng chưa ngã ngũ
06:30' - 22/06/2025
Triển vọng đối với nhu cầu về than đá sẽ phụ thuộc lớn vào Trung Quốc và Ấn Độ - các nhà sản xuất than lớn nhất thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Thế giới và than đá - Bài 1: Cuộc ly hôn bị trì hoãn
05:30' - 22/06/2025
Ngày 18/6, Financial Times đăng tải bài phân tích về sự bám trụ dai dẳng của than đá trong cơ cấu năng lượng toàn cầu, bất chấp những cam kết khí hậu mạnh mẽ.
-
Phân tích - Dự báo
Đòn bẩy cho khoa học công nghệ Trung Quốc - Bài cuối: Tối ưu hóa môi trường phát triển
06:30' - 21/06/2025
Chính sách tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và định hướng các tổ chức tài chính hỗ trợ đổi mới khoa học công nghệ.