Doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Hội thảo bàn luận những giải pháp để doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long trang bị kiến thức, tiềm lực… nhằm thích ứng, hội nhập với xu hướng thay đổi của kinh tế thế giới trước cuộc cách mạng này.
Theo Tiến sĩ Huỳnh Thế Du, Giám đốc đào tạo Chương trình giảng dạy Kinh tế Fullbright, năm 2017, số lượng doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đăng ký thành lập mới là 4.275 doanh nghiệp, tăng 110,5% so với năm 2016, tổng số vốn đăng ký là 30.816 tỷ đồng, tăng 122,7%.Tuy vậy, số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể cũng tăng hơn 114% với 2.426 doanh nghiệp.
Qua khảo sát và phân tích cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp khu vực ĐBSCL kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, có quy mô nhỏ và vừa, tức thuộc nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trước áp lực cạnh tranh về vốn, đầu tư đổi mới công nghệ, quản trị nguồn nhân lực…
Vì thế, cần có những chính sách đặc thù phù hợp với đặc điểm của vùng để hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp từng bước phát triển bền vững.
Tiến sĩ Huỳnh Thế Du nhấn mạnh, doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật về luật kinh doanh, đặc biệt là những chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ… để không vô tình vi phạm pháp luật, cũng như không bỏ lỡ những cơ hội được hỗ trợ từ các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của nhà nước.Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp, có rất nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp công nghệ…
Tuy nhiên, Tiến sĩ Huỳnh Thế Du cũng cho rằng hiện nay chúng ta đang có sự nhầm lẫn trong khái niệm khởi nghiệp (start – up) và lập nghiệp.Khởi nghiệp đòi hỏi phải đổi mới, sáng tạo, đột phá, từ đó tạo ra sản phẩm hoàn toàn mới hoặc chất lượng tốt hơn hẳn cái truyền thống.
Khởi nghiệp có thể tạo ra một phân khúc mới trong sản xuất, một mô hình kinh doanh mới, hoặc một loại công nghệ độc đáo mới… Khởi nghiệp thường đòi hỏi nguồn vốn lớn, nguy cơ “sập tiệm” cao do đặc điểm thử nghiệm, bứt phá.
Trong khi đó lập nghiệp là gây dựng cơ nghiệp bằng cách lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh cá thể theo cách nhiều người đã làm trước đó. Do đó, chỉ có doanh nghiệp khởi nghiệp mới nằm trong diện được ưu tiên hỗ trợ của Nhà nước để khởi sự kinh doanh.
Ngoài ra, đối với những doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, cần cập nhật cả những thay đổi rất thường xuyên trong luật kinh doanh của nước nhập khẩu để tránh những tổn thất thương mại.Thói quen xuề xòa, rộng rãi của người miền Tây sẽ rất dễ khiến bị thiệt hại trong các hợp đồng mua bán.
Tiến sĩ Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chi nhánh Cần Thơ đề cập tới những hạn chế, khó khăn của ĐBSCL như cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém, logistics non trẻ, hoạt động đẩy mạnh công nghệ vào sản xuất còn thấp… cộng với dân số giảm.Điều này khiến cho các doanh nghiệp trong khu vực gặp nhiều khó khăn hơn trong hoạt động kinh doanh so với các địa phương khác, đồng nghĩa với sự cạnh tranh phải khốc liệt hơn.
Chính vì thế, để tăng tính cạnh tranh, các doanh nghiệp trong vùng phải chú trọng đến liên kết, hợp tác và nỗ lực đưa công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh.
Theo ông Võ Hùng Dũng, chỉ có cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mới có thể giúp doanh nghiệp ĐBSCLgiảm chi phí nhân công, tăng năng suất, đa dạng mẫu mã … từ đó tăng lợi nhuận, trong điều kiện toàn vùng ngày càng đối diện với những biến đổi khí hậu khắc nghiệt, khiến sản lượng nông – thủy sản giảm, đất đai canh tác giảm độ màu mỡ.Công nghệ tự động còn giúp doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng hàng hóa không đồng đều, không đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng như GlobalGAP. Từ đó tự tin hướng tới ký hợp đồng cung ứng sản phẩm cho các khách hàng lớn, với chất lượng được đảm bảo.
Đồng quan điểm về tính cấp thiết phải liên kết, hợp tác và ứng dụng công nghệ cao, ông Nguyễn Thế Quang, Phó Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin, Bộ Công Thương đề cập đến mô hình “Kinh tế chia sẻ”.Theo ông Quang, đây là mô hình đang được các nước tiên tiến áp dụng thành công, bước đầu manh nha tại Việt Nam dù còn gặp nhiều tranh cãi, nhưng còn khá mới đối với các doanh nghiệp ĐBSCL.
Ông Quang dẫn chứng các hình thức kinh doanh trên nền tảng ứng dụng công nghệ, hướng tới chia sẻ chi phí, gia tăng lợi nhuận như Grab, Uber, Trip me, Ahamove… hoặc các hình thức cho thuê chỗ ngồi trong văn phòng chung theo ngày với giá rất rẻ, khách hàng được sử dụng tất cả các đầu tư cơ bản như máy lạnh, wifi, máy chiếu, bảo vệ… "Đây là xu hướng thay đổi của nền kinh tế thế giới, dựa trên khái niệm Internet kết nối vạn vật (IoT), do đó doanh nghiệp nào chuyển đổi phương thức hoạt động theo mô hình này chắc chắn sẽ có sự hội nhập tốt” – Ông Quang nhấn mạnh./.Xem thêm:
Công nghiệp 4.0 - thách thức lớn cho các ngành thâm dụng lao động
Trí tuệ nhân tạo sẽ là làn sóng đột phá trong cách mạng công nghiệp 4.0Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cải cách hành chính để tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
13:36' - 03/06/2017
Sự đẩy mạnh công nghiệp 4.0 dựa trên số hóa và kết nối là xu thế của thế giới và có thể mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
-
Doanh nghiệp
Cách mạng công nghiệp 4.0: Doanh nghiệp tự đổi mới để không bị “lão hóa”
12:28' - 30/05/2017
Hiện phong trào khởi nghiệp đang diễn ra sôi nổi tại Việt Nam nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng, với nhiều doanh nghiệp được thành lập thông qua đổi mới sáng tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhân tài Đất Việt 2017 hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
11:29' - 30/05/2017
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2017 khuyến khích các sản phẩm Công nghệ thông tin (CNTT) ứng dụng công nghệ mới như Trí tuệ nhân tạo, Internet of things, Big data...
-
Chuyển động DN
Công nghiệp 4.0 - cơ hội mới cho ngành dệt may Việt Nam
20:32' - 23/05/2017
Công nghiệp 4.0 sẽ là thách thức lớn với ngành dệt may Việt Nam bởi đây là ngành sử dụng nhiều lao động ở mức độ đào tạo đơn giản.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.