Giới chuyên gia Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021
Trong báo cáo kinh tế thường niên, Hội đồng chuyên gia kinh tế Đức đã giảm mạnh dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất châu Âu trong năm nay xuống 2,7%, chủ yếu do tình trạng thiếu nguyên liệu trong ngành xây dựng và ô tô làm chậm tiến trình phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, các chuyên gia kinh tế hàng đầu của Đức nhận định mức tăng trưởng sẽ yếu hơn trong năm nay và sự tăng trưởng mạnh mẽ sau sự sụt giảm sản lượng kinh tế năm 2020 do đại dịch COVID-19 sẽ không được kỳ vọng cho tới năm 2022.Thay vì mức dự báo đưa ra hồi tháng 3/2021 là 3,1%, các nhà kinh tế cho rằng tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ chỉ đạt 2,7% trong năm nay. Năm ngoái, các chuyên gia từng nhận định GDP của Đức thậm chí có thể đạt trên 4%.
Theo các nhà kinh tế, Đức tiếp tục phục hồi kinh tế trong mùa Hè, song tình trạng tắc nghẽn nguồn cung đã ảnh hưởng tới tiến trình phục hồi. Tuy nhiên, trong năm tới, nếu nhu cầu tư nhân đối với các ngành dịch vụ và việc sản xuất trở lại bình thường, tăng trưởng sẽ được thúc đẩy và được dự báo sẽ đạt mức 4,6%.
Dù vậy vẫn có những rủi ro đáng kể đối với sự phát triển của nền kinh tế, bao gồm tắc nghẽn việc giao hàng kéo dài và đại dịch bùng phát trở lại vào mùa Đông. Năm ngoái, GDP của Đức sụt giảm 4,9% so với năm trước đó.
Về mặt bằng giá cả, các nhà kinh tế dự báo mức lạm phát sẽ tăng lên 3,1% trong năm nay và tới năm 2022 sẽ bình thường trở lại và giảm xuống 2,6%. Đối với thị trường lao động, các chuyên gia dự báo số người thất nghiệp trong năm nay sẽ giảm nhẹ xuống trung bình 2,633 triệu người và trong năm 2022 tiếp tục giảm xuống mức 2,367 triệu người. Báo cáo kinh tế thường niên nêu trên sẽ được gửi tới Chính phủ liên bang và dự kiến công bố trong ngày 11/11. Trước đó hồi tháng 9/2021, Viện kinh tế Ifo của Đức dự báo nền kinh tế nước này sẽ thoát khỏi khủng hoảng đại dịch COVID-19 chậm hơn dự kiến. Theo dự báo của Ifo, GDP của Đức trong năm nay sẽ chỉ tăng 2,5%, thấp hơn 0,8% so với dự báo đưa ra trước đó.Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho rằng tình trạng thiếu nguyên liệu tiếp diễn là nguy cơ lớn nhất đối với sự tăng trưởng. Theo nhà kinh tế trưởng Philip Lane thuộc ECB, tình trạng thiếu nguyên liệu và giá năng lượng tăng cao kéo dài có thể làm chậm đà phục hồi của nền kinh tế./.
- Từ khóa :
- đức
- kinh tế đức
- dịch covid-19 tại đức
- covid-19
- gdp
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Xuất khẩu của Đức giảm tháng thứ 2 liên tiếp
08:57' - 11/11/2021
Kim ngạch xuất khẩu của Đức trong tháng 9 đạt 112,3 tỷ euro (130,2 tỷ USD), giảm 0,7% so với tháng trước đó.
-
Kinh tế và pháp luật
Tổ chức môi trường Đức kiện hãng Volkswagen
07:50' - 11/11/2021
Những người đứng đầu tổ chức Hòa bình Xanh của Đức kiện hãng sản xuất ô tô Volkswagen tại tòa án nước này, cáo buộc hãng này không thực hiện nghĩa vụ chống biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế & Xã hội
Động thái mới của Đức nhằm đạt mục tiêu về trung hòa khí thải vào năm 2045
08:26' - 10/11/2021
Ngày 9/11, Bộ Ngoại giao Đức thông báo nước này đã mở Văn phòng hydro tại Nigeria. Bộ Ngoại giao Đức cho biết, hydro có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng của Đức.
-
DN cần biết
Các doanh nghiệp Đức được phép trở lại thị trường Mỹ
08:37' - 09/11/2021
Mỹ không chỉ là điểm đến đầu tư hàng đầu, mà còn là thị trường xuất khẩu quan trọng và là đối tác thương mại lớn thứ ba của doanh nghiệp Đức.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
TS. Nguyễn Quốc Hùng: Sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng 2024 giúp thu hồi nợ xấu một cách minh bạch, an toàn
16:17'
TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã chia sẻ làm rõ một số nội dung trọng tâm tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD 2024.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Thương mại Mỹ đề cập tới việc công bố hàng loạt thỏa thuận thương mại
10:03'
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết trong vòng một tháng tới, Mỹ sẽ công bố hàng chục thỏa thuận thương mại mới.
-
Ý kiến và Bình luận
ASEAN cần hợp tác về ứng phó với biến đổi khí hậu
07:30' - 08/05/2025
Đây là nhận định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường bền vững Malaysia Nik Nazmi Nik Ahmad đưa ra ngày 7/5.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia nhìn nhận thế nào về phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam?
16:23' - 07/05/2025
Các chuyên gia Việt Nam đã và đang trực tiếp tham gia những dự án hạt nhân lớn của Pháp, đã có cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Paris về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).
-
Ý kiến và Bình luận
LHQ, Mỹ kêu gọi kiềm chế, hạ nhiệt căng thẳng Ấn Độ - Pakistan
08:22' - 07/05/2025
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Ấn Độ và Pakistan, Liên hợp quốc (LHQ) và Mỹ đã kêu gọi hai bên kiềm chế tối đa để tránh leo thang căng thẳng.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Nga ủng hộ thỏa thuận hạt nhân "công bằng" giữa Mỹ-Iran
08:10' - 07/05/2025
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định với người đồng cấp Iran Masoud Pezeshkian rằng Moskva sẵn sàng thúc đẩy đối thoại giữa Tehran và Washington nhằm đạt được một thỏa thuận hạt nhân “công bằng”.
-
Ý kiến và Bình luận
Iran, EU sẵn sàng khởi động đàm phán chính trị để cải thiện quan hệ song phương
08:30' - 06/05/2025
Iran và Liên minh châu Âu (EU) ngày 5/5 tuyên bố sẵn sàng khởi động tiến trình đàm phán chính trị để giải quyết những bất đồng và mối quan tâm chung nhằm cải thiện quan hệ song phương.
-
Ý kiến và Bình luận
Nhà báo New Zealand ấn tượng sâu sắc về đất nước con người Việt Nam
11:54' - 05/05/2025
Cuối tuần qua, trang tin The New Zealand Herald đã đăng tải bài viết của tác giả Cath Johnsen, khẳng định Việt Nam có một trong những nền văn hóa thân thiện nhất thế giới.
-
Ý kiến và Bình luận
Tỷ phú Warren Buffett: Mỹ không nên sử dụng thương mại như một vũ khí
09:35' - 05/05/2025
Nhà đầu tư, tỷ phú Warren Buffett mới đây đã lên tiếng phản đối chính sách thuế quan cứng rắn của chính quyền Tổng thống Donald Trump, cho rằng nước Mỹ không nên sử dụng "thương mại như một vũ khí".