Hà Nội: Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND các cấp
Đồng thời triển khai Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hoạt động giám sát xủa HĐND, Thường trực HĐND, Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND.
Hà Nội là địa phương triển khai Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 sớm nhất trong cả nước, quy mô phổ biến rộng khắp với 435 điểm cầu trực tuyến từ HĐND thành phố tới HĐND cấp xã, trên 11.700 đại biểu tham dự. Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn dự hội nghị.
Đánh giá kết quả hoạt động của HĐND các cấp 9 tháng của năm 2022, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà nhấn mạnh, thời gian qua, HĐND các cấp thành phố đã phát huy tinh thần chủ động, quyết liệt, đoàn kết, sáng tạo, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm để thể chế hóa, ban hành các chương trình, kế hoạch và thực hiện tốt các nhiệm vụ theo chức năng, thẩm quyền, đảm bảo đúng quy định, sát với thực tiễn và yêu cầu phát triển của Thủ đô. HĐND các cấp tiếp tục phát huy trí tuệ tập thể, dân chủ thảo luận, bàn bạc, thống nhất cao trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương; tích cực triển khai các nhiệm vụ để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố; Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; 10 chương trình công tác lớn của Thành ủy và nghị quyết của cấp ủy các địa phương.Trong 9 tháng qua, Thường trực HĐND thành phố đã cơ bản hoàn thành các nội dung theo chương trình công tác đề ra và thực hiện 48 nội dung công việc phát sinh theo chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy và yêu cầu thực tiễn của thành phố; trong đó tập trung chỉ đạo phối hợp rà soát, xây dựng các cơ chế chính sách, đề án phân cấp quản lý kinh tế-xã hội, ngân sách, kế hoạch đầu tư công, chủ trương đầu tư các dự án...
Thường trực HĐND thành phố tham mưu Đảng đoàn HĐND báo cáo Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Đề án số 15-ĐA/TU về “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2026 gắn với thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và củng cố chính quyền nông thôn tại thành phố Hà Nội”; kịp thời ban hành Kế hoạch số 245-KH/ĐĐ của Đảng đoàn để chỉ đạo triển khai thực hiện và phối hợp, tham mưu Thường trực Thành ủy tổ chức hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai thực hiện Đề án. Đây là cơ sở để HĐND các cấp ban hành các đề án, kế hoạch triển khai để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND của đơn vị trong nhiệm kỳ 2021-2026. Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, trong 9 tháng, HĐND thành phố đã tổ chức 6 kỳ họp (1 kỳ họp thường lệ, 5 kỳ họp chuyên đề) quyết định các nhiệm vụ cấp bách theo thẩm quyền. Trong đó, đã xem xét 16 báo cáo, biểu quyết thông qua 30 nghị quyết; nhiều nghị quyết có nội dung lớn, quan trọng, tác động trực tiếp đến chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, điều hành của thành phố.HĐND các quận, huyện, thị xã đã tổ chức 74 kỳ họp thường lệ và chuyên đề; ban hành 451 nghị quyết; HĐND cấp xã tổ chức 508 kỳ họp, ban hành 1.931 nghị quyết.
Các nghị quyết được ban hành đã cụ thể hóa những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các cơ chế, chính sách đặc thù và các biện pháp triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật; là cơ sở pháp lý quan trọng, điều kiện thuận lợi để các cấp, các ngành tăng cường quản lý đầu tư, mở ra hướng đi mới nhằm khơi dậy, phát huy tiềm năng, thế mạnh, xây dựng, phát triển toàn diện các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, giáo dục và đào tạo, y tế và chăm lo đến đời sống dân sinh. Cũng trong 9 tháng, HĐND thành phố Hà Nội đã tổ chức 15 cuộc giám sát; các tổ đại biểu HĐND thành phố cũng tổ chức 20 cuộc giám sát; khối quận, huyện, thị xã tổ chức 344 cuộc khảo sát, giám sát; các tổ đại biểu HĐND cấp huyện tổ chức 151 cuộc giám sát.Ở cấp xã, Thường trực, các Ban HĐND cấp xã tổ chức 1.657 cuộc khảo sát, giám sát; các tổ đại biểu HĐND cấp xã tổ chức 21 cuộc giám sát. Công tác tiếp xúc cử tri, tiếp công dân và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cử tri cũng được HĐND các cấp thực hiện tốt.
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Quí Tiên đã triển khai Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 đến đại biểu HĐND các cấp thành phố, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND các cấp thành phố. Đại diện HĐND các cấp tại các địa bàn Thanh Xuân, Ba Đình, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thường Tín, Thạch Thất, Đông Anh… đã tham luận về các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy hoạt động của HĐND hiệu quả, thiết thực hơn. Các đại biểu cho rằng, để nâng cao chất lượng hoạt động cơ quan dân cử, mỗi đại biểu cần phát huy trách nhiệm, đổi mới, nâng cao chất lượng các kỳ họp HĐND; triển khai có hiệu quả chương trình giám sát, khảo sát chuyên đề, chất vấn, giải trình.Phát biểu kết luận, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định, Hội nghị tổ chức bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến hiệu quả; các ý kiến tham luận rất sâu sắc, trí tuệ và xác đáng; tập trung phân tích, đánh giá về các kết quả đã được trong thời gian qua; trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động của HĐND các cấp thành phố Hà Nội.
Từ nay đến cuối năm 2022, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị HĐND các cấp tiếp tục bám sát các chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy và các cấp ủy địa phương để cụ thể hóa bằng các nghị quyết nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu năm 2022; tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2026 gắn với thí điểm thực hiện mô hình chính quyền đô thị và củng cố chính quyền nông thôn thành phố Hà Nội”. HĐND các cấp tích cực triển khai Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó rà soát lại các quy chế hoạt động, quy trình để bổ sung, hoàn thiện đảm bảo phù hợp với các quy định mới của Nghị quyết; chuẩn bị thật tốt các nội dung kỳ họp thường lệ cuối năm 2022; tăng cường hoạt động giám sát, khảo sát, chất vấn, giải trình; tiếp tục đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân; theo dõi, đôn đốc, giám sát giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cử tri, của nhân dân Thủ đô./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội chuyển đổi số trong cung cấp các dịch vụ điện
13:22' - 07/10/2022
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về xây dựng xã hội số, kinh tế số, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) cho biết đã sớm đầu tư cơ sở hạ tầng để cơ bản đáp ứng yêu cầu trên.
-
Bất động sản
Hà Nội khởi công dự án tăng cường giao thông đô thị
10:16' - 07/10/2022
UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ khởi công dự án tăng cường giao thông đô thị bền vững cho dự án tuyến đô thị số 3 Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
68 năm giải phóng Thủ đô - Bài 2: Hà Nội vươn mình đi lên trong thời đại mới
09:15' - 07/10/2022
Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển Thủ đô, Hà Nội cần có những xung lực mới nhằm hiện thực hóa "khát vọng hóa rồng".
-
Lịch cắt điện
Lịch cắt điện Hà Nội ngày mai 8/10 cập nhật mới nhất
08:10' - 07/10/2022
Lịch cắt điện tại Hà Nội ngày mai 8/10 được cập nhật mới nhất tại website của Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo thuận lợi cho việc phân cấp, phân quyền
19:06'
Chiều 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao
18:51'
Theo chuyên gia, Việt Nam cần giải quyết những điểm nghẽn về hạ tầng, nguồn nhân lực và tăng cường chuyển đổi xanh để duy trì sức hút đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Top 10 công ty uy tín ngành logistics năm 2024
17:46'
Khảo sát của Vietnam Report cho thấy cộng đồng doanh nghiệp logistics lạc quan về triển vọng năm 2025, tiếp tục đà phục hồi trong năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Đầu tư công (sửa đổi): Gỡ những ách tắc tồn tại trong thời gian dài
17:07'
Sửa luật lần này được thực hiện kỹ càng, tiếp thu hầu hết ý kiến của các tỉnh, thành phố, đáng chú ý là việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, từ đó tháo gỡ được những ách tắc, khó khăn
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp cắt giảm phát thải và sản xuất bền vững cho ngành gỗ
16:47'
Tín hiệu tích cực là trong ngành gỗ, nhiều doanh nghiệp đã chủ động triển khai kiểm kê khí nhà kính để sẵn sàng đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường trong ESG, hướng tới phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển điện hạt nhân: Đảm bảo nhiệm vụ kép
16:44'
Chính phủ nhận định việc phát triển nguồn điện hạt nhân ở Việt Nam mang lại nhiều tác dụng, giúp đa dạng hóa nguồn cung cấp điện, bảo đảm an ninh năng lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội kết nối công nghệ số giữa các tỉnh vùng Tây Nguyên và Tp. Hồ Chí Minh
16:33'
Ngày 29/11, UBND Tp. Hồ Chí Minh phối hợp cùng UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số trong nông nghiệp – cơ hội kết nối công nghệ giữa Tây Nguyên và Tp. Hồ Chí Minh”.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng tầm hợp tác giữa Tp. Hồ Chí Minh với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
16:12'
Tiềm năng hợp tác giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn và các địa phương cũng kỳ vọng rất nhiều.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chính sách tài chính tạo động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam
16:11'
Sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo nền tảng vững chắc để thúc đẩy sự phát triển bứt phá trong giai đoạn tới.