Hàng rào phi thuế quan là thách thức lớn đối với doanh nghiệp xuất khẩu
Các hàng rào phi thuế quan như kỹ thuật, quy định về xuất xứ hàng hóa của Việt Nam chưa đủ vững mạnh để tạo lợi thế cho các doanh nghiệp tận dụng, phát huy. Đây là thách thức với các doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ khi ra nhập TPP.
Nhận định trên được đưa ra tại Hội thảo “Hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong hội nhập TPP” được Bộ Công Thương tổ chức ngày 17/ 6, tại Hà Nội. Ông Lê Xuân Sang – Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, nhiều mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam như nông sản, dệt may, giày dép, thủy sản, đồ gỗ… sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu khi vào các thị trường Nhật Bản, Canada và Mỹ.Tuy nhiên, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thử thách, như thay đổi và cải cách các chính sách nhà nước theo quy định của TPP. Việc dỡ bỏ các rào cản thuế quan sẽ tạo nên xu hướng áp dụng rào cản phi thuế quan tại thị trường các quốc gia thành viên.
Cũng theo ông Lê Xuân Sang, thông tin quan trọng đầu tiên đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu là về xuất xứ hàng hóa, rồi tiếp đó là thông tin thị trường, tình hình cắt giảm thuế quan.Để xuất khẩu được sang một thị trường nào đó thì bên cạnh việc doanh nghiệp có một tư duy cũng như đầu óc nhạy bén vẫn cần hiểu biết những thông tin về địa phương để có thể cạnh tranh cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Đại diện cho doanh nghiệp xuất khẩu, bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Giám đốc Công ty CP dự án công nghệ OIC chia sẻ: Những tiêu chuẩn và cách thức cho một mặt hàng về thực phẩm bảo vệ sức khỏe đối với từng nước lại có những tiêu chuẩn khác nhau.Điều này đã gây cho phía doanh nghiệp không ít khó khăn vì phải mất thời gian mày mò tìm hiểu mới có được những chứng nhận vào một thị trường mới. Do vậy, về phía doanh nghiệp chúng tôi mong muốn các cơ quan chức năng cũng như Chính phủ cần có những hỗ trợ cụ thể và nhanh để sớm đưa sản phẩm ra thị trường.
Bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết nhấn mạnh thêm việc TPP với mục tiêu xóa bỏ phần lớn thuế quan cho hàng hóa giữa Việt Nam và các nước thành viên sẽ là con đường không thể tốt hơn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Tuy vậy, thách thức cũng nằm trước hết ở chính lợi thế về thuế quan này./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Tránh tình trạng gian lận xuất xứ để hưởng ưu đãi từ TPP
12:10' - 05/06/2016
Nhiều ý kiến quan ngại cho rằng, do hạn chế về năng lực nên không ít doanh nghiệp sẽ tìm cách làm giả Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) để được hưởng ưu đãi từ TPP.
-
Kinh tế Việt Nam
TPP thúc đẩy Việt Nam tăng tốc hội nhập
21:49' - 23/05/2016
Ngày 23/5, Giám đốc điều hành AmCham bày tỏ tin tưởng rằng TPP sẽ mang lại nhiều lợi ích và cơ hội cho các công ty, nhà đầu tư, người lao động, nông dân và người tiêu dùng ở cả Việt Nam và Mỹ.
-
DN cần biết
Hội nhập TPP: Doanh nghiệp dệt may chậm trên "sân nhà"
06:35' - 21/04/2016
Một trong những điều kiện của Hiệp định TPP về quy định nguồn gốc xuất xứ sản phẩm đang vô hình chung đẩy hàng loạt thách thức về phía doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
TPP ngăn chặn các vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ
13:33' - 20/04/2016
Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp, đặt ra nhiều thách thức. Việc xử lý các hành vi vi phạm cũng chưa đạt hiệu quả như mong muốn
-
DN cần biết
Bảo hộ sở hữu trí tuệ theo TPP có gì khác?
05:46' - 20/04/2016
Các cam kết về sở hữu trí tuệ theo TPP được đánh giá là có phạm vi điều chỉnh rộng hơn, chi tiết hơn với mức bảo hộ cao hơn ở nhiều vấn đề so với các hiệp định đã ký kết trước đây.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Đến năm 2030, Bắc Giang cần khoảng 6.300 lao động ngành bán dẫn
18:54' - 29/11/2024
Dự kiến giai đoạn 2025-2030, ngành bán dẫn tại Bắc Giang có nhu cầu tuyển khoảng 6.300 lao động; trong đó, lao động trình độ cao đẳng trở lên là 1.200 lao động; lao động phổ thông là 5.100 lao động.
-
DN cần biết
Văn hóa kinh doanh: Sức mạnh mềm đem lại lợi ích quốc gia
09:15' - 29/11/2024
Văn hóa doanh nghiệp trở thành hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Bởi văn hóa doanh nghiệp có mạnh thì doanh nghiệp mới mạnh và phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy định khi tham gia Online Friday 2024
17:03' - 28/11/2024
Doanh nghiệp, tổ chức, các nhà sáng tạo nội dung khi tham gia chương trình cần đảm bảo kinh doanh hoặc hỗ trợ người bán kinh doanh hàng hóa chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng...
-
DN cần biết
Quản trị hiệu quả tài nguyên nhãn hiệu tại doanh nghiệp
16:37' - 28/11/2024
Hội nhập kinh tế mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam để tiếp cận thị trường quốc tế nhưng cũng nhiều thách thức trong cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, cả ở trong và ngoài nước.
-
DN cần biết
Giải mã sức hút của kim cương nhân tạo với người tiêu dùng
15:06' - 28/11/2024
Kim cương nhân tạo đã dần trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với người tiêu dùng trên toàn cầu, đặc biệt là trong ngành trang sức.
-
DN cần biết
Xu hướng xanh hóa trong xây dựng thương hiệu
15:00' - 28/11/2024
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực đầu tư sản xuất nhằm cho ra đời những sản phẩm yếu tố xanh, sạch, thân thiện với môi trường và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng.
-
DN cần biết
Hàn Quốc nới lỏng quy định về chuyển đổi thị thực cho lao động lành nghề
08:33' - 28/11/2024
Hàn Quốc sẽ cải đổi chính sách nhập cư để thu hút hơn 100.000 lao động nước ngoài xuất sắc trong 5 năm tới.
-
DN cần biết
Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Bulgaria
18:58' - 27/11/2024
Việt Nam – Bulgaria có nhiều dư địa hợp tác đa lĩnh vực từ công nghiệp công nghệ cao, chế tạo ô tô, nông nghiệp và chế biến thực phẩm đến y tế, giáo dục…
-
DN cần biết
Thiết lập tiêu chuẩn xanh với hàng hoá xuất khẩu vào EU
16:19' - 27/11/2024
CEAP dự báo sẽ tác động mạnh tới thương mại toàn cầu, nhất là giao thương từ các nước với EU. Đồng thời đặt ra những yêu cầu mới cho nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào EU và chuỗi cung ứng.