Hơn 200 triệu liều vaccine COVID-19 đã được tiêm chủng trên toàn thế giới
Trong đó, G7 - nhóm các nước công nghiệp phát triển chỉ chiếm 10% dân số thế giới, lại chiếm tới 45% tổng số mũi tiêm.
AFP nêu rõ con số thống kê này không bao gồm số liệu mới nhất từ Trung Quốc và Nga - 2 nước ngừng công bố kết quả của các chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 trong vài ngày gần đây.
Hiện 7 nước G7 gồm Mỹ, Canada, Anh, Đức, Pháp, Italy và Nhật Bản đã cam kết chia sẻ số lượng vaccine công bằng với những nước đang khó khăn chống đỡ với dịch bệnh này.
Cùng với đó, lãnh đạo các nước G7 có kế hoạch tăng gấp 2 lần số tiền đóng góp cho các chương trình vaccine ngừa COVID-19 toàn cầu, trong đó có chương trình COVAX của Tổ chức Y tế thế giới (COVAX), tức lên 7,5 tỷ USD.
Theo số liệu tổng hợp của AFP, 92% số vaccine nói trên được phân phối cho các nước được Ngân hàng thế giới (WB) xếp loại nước có thu nhập cao và trung bình cao - những nước chiếm khoảng 50% dân số thế giới.
Đến nay, trong số 29 nước mà WB xếp loại nước có thu nhập thấp, mới chỉ có Guinea và Rwanda bắt đầu tiêm chủng. Israel hiện dẫn đầu thế giới về tỷ lệ người được tiêm chủng, với gần 50% dân số được tiêm chủng mũi đầu tiên, trong khi có tới 30% dân số được tiêm đầy đủ 2 mũi.
Những nước và vùng lãnh thổ có trên 10% dân số được tiêm chủng ít nhất 1 mũi vaccine gồm Anh (25%), Bahrain (16%), Mỹ (13%), Chile (12%), the Seychelles (43%) và Maldives (12%). Số vaccine tiêm chủng ở Mỹ cao nhất thế giới: 59,6 triệu liều.
Tính đến ngày 9/2, Trung Quốc đã tiêm 40,5 triệu liều, Anh đạt 17,5 triệu liều, Ấn Độ 10,7 triệu liều và Israel 7,1 triệu liều.
Liên quan đến công tác tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Nhật Bản, chính phủ nước này ngày 20/2 cho biết đã nhận được báo cáo về trường hợp có khả năng bị phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine.
Hãng tin Kyodo dẫn nguồn tin văn phòng thủ tướng Nhật Bản cho biết trường hợp được ghi nhận tại bệnh viện Toyama Rosai ở tỉnh Toyama hôm 19/2. Bệnh viện này cho biết chứng phát ban đã xuất hiện trên cơ thể một người sau khi tiêm chủng, song triệu chứng này đã nhanh chóng biến mất. Bệnh viện từ chối cung cấp thông tin chi tiết về cá nhân này.
Ngày 19/2, bệnh viện Toyama Rosai và 1 bệnh viện khác trong tỉnh đã triển khai chương trình tiêm chủng cho lực lượng nhân viên y tế. Trong ngày này, đã có 48 người tại bệnh viện được tiêm chủng.
Trước đó, ngày 17/2, Nhật Bản bắt đầu triển khai tiêm chủng, ưu tiên 40.000 lực lượng y, bác sĩ làm việc tại 100 bệnh viện trên cả nước. Đến nay, Nhật Bản chưa nhận được báo cáo về những trường hợp có phản ứng phụ của vaccine của Pfizer/BioNTech SE mà nước này sử dụng tiêm chủng.
Theo Bộ Y tế Nhật Bản, nếu trường hợp một người tử vong do biến chứng sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19, chính phủ sẽ bồi thường 44,2 triệu yen (419.000 USD) cho gia đình nạn nhân.
Nhằm theo dõi tính an toàn của vaccine, Nhật Bản yêu cầu người tiêm theo dõi tình hình sức khỏe liên tục trong 7 tuần sau khi tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine. Thời gian tiêm giữa 2 mũi cách nhau 3 tuần./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
G7 cam kết xóa bỏ "chủ nghĩa dân tộc vaccine"
21:09' - 20/02/2021
G7 đã nhất trí tăng cường hợp tác trong ứng phó với đại dịch COVID-19 và tăng tài trợ cho chương trình sáng kiến vaccine toàn cầu lên 7,5 tỷ USD thông qua chương trình phân phối vaccine quốc tế COVAX.
-
Ý kiến
Fed cảnh báo rủi ro với kinh tế Mỹ vẫn đáng kể dù có vaccine ngừa COVID-19
15:35' - 20/02/2021
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed ) đã cảnh báo dù vaccine ngừa dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 mang lại hy vọng chấm dứt đại dịch COVID-19, rủi ro đối với triển vọng kinh tế Mỹ vẫn còn đáng kể.
-
Chuyển động DN
Johnson & Johnson xin WHO cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine
05:30' - 20/02/2021
Ngày 19/2, hãng Johnson & Johnson đã trình Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hồ sơ xin cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine ngừa bệnh COVID-19 do hãng sản xuất.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thụy Sĩ xác nhận sẽ giảm các khoản đóng góp an ninh cho WEF
18:47' - 25/02/2021
Ngày 24/2, Chính phủ Thụy Sĩ xác nhận sẽ giảm các khoản đóng góp cho an ninh bổ sung từ 3,65 triệu CHF (4,02 triệu USD) xuống 2,55 triệu CHF cho các cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đẩy nhanh việc nối lại du lịch cá nhân tới Triều Tiên
16:22' - 25/02/2021
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Lee In-young cho biết ngay sau khi đại dịch COVID-19 lắng xuống, Seoul sẽ thúc đẩy việc nối lại các chuyến du lịch cá nhân đến Triều Tiên vốn bị đình chỉ dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: FAA cần cải thiện quy trình kiểm tra các máy bay mới
15:11' - 25/02/2021
Ngày 24/2, Bộ Giao thông Mỹ cho rằng Cơ quan Hàng không dân dụng Mỹ (FAA) cần cải thiện quy trình kiểm tra các máy bay mới sau các vụ tai nạn xảy ra với dòng máy bay Boeing 737 MAX.
-
Kinh tế Thế giới
UNCTAD công bố Báo cáo Công nghệ và Đổi mới năm 2021
13:45' - 25/02/2021
Ngày 25/2, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã công bố Báo cáo Công nghệ và Đổi mới năm 2021.
-
Kinh tế Thế giới
Người Mỹ tin tưởng vào chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống J.Biden
12:29' - 25/02/2021
Kết quả một cuộc khảo sát của hãng Pew Research Center công bố ngày 24/2 cho biết đa số người dân Mỹ bày tỏ tin tưởng vào khả năng xử lý chính sách đối ngoại của Tổng thống Joe Biden.
-
Kinh tế Thế giới
Australia thông qua luật yêu cầu công ty công nghệ trả phí cho nội dung tin tức
11:27' - 25/02/2021
Ngày 25/2, Quốc hội Australia đã thông qua Bộ quy tắc thương lượng truyền thông do chính phủ liên bang đề xuất.
-
Kinh tế Thế giới
Thụy Sỹ nới lỏng các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 từ 1/3
09:38' - 25/02/2021
Ngày 24/2, Chính phủ Thụy Sỹ xác nhận các kế hoạch dỡ bỏ dần các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 hiện nay, theo đó những hoạt động có nguy cơ lây nhiễm thấp sẽ được nối lại trước tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao các quốc gia mới nổi đối phó cú sốc kinh tế do COVID-19 tốt hơn?
06:30' - 25/02/2021
Các quốc gia mới nổi đã được trang bị tốt để vượt qua cú sốc về kinh tế do COVID-19 gây ra và sau khi tác động của những gói kích thích giảm dần, các nước phát triển sẽ rút ra bài học từ thực tế này.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc gia châu Âu đầu tiên sử dụng vaccine COVID-19 của Trung Quốc
19:18' - 24/02/2021
Ngày 24/2, Hungary đã trở thành quốc gia đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu sử dụng vaccine ngừa COVID-19 Sinopharm do Trung Quốc sản xuất.