Huawei: Quyết định “cấm vận” của Mỹ sẽ gây thiệt hại cho khách hàng ở 170 quốc gia
Trong buổi họp báo ngày 29/5 tại trụ sở ở Thâm Quyến, tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc thông báo đã yêu cầu một tòa án ở Mỹ hủy sắc lệnh “độc đoán” của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm cấm các cơ quan liên bang Mỹ mua linh kiện của Huawei.
Đây được coi là quyết định phản công nhằm vào Washington của “gã khổng lồ” viễn thông Trung Quốc. Hồi tháng 3/2019, Huawei đã đệ đơn lên một tòa án ở tiểu bang Texas nhằm kiện chính quyền Mỹ vi phạm hiến pháp. Trong khi chờ đợi, tập đoàn viễn thông Trung Quốc đề nghị tư pháp Mỹ tạm hủy bỏ lệnh cấm do chính quyền Mỹ ban hành.
Thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh cho biết: "Người phụ trách pháp lý của tập đoàn Huawei đã lên án hành động chưa từng có trong lịch sử của Mỹ. Trong buổi họp báo sáng 29/5 ở Thâm Quyến, ông Tống Lục Bình (Song Liu Ping) - một chuyên gia luật pháp của Huawei - đã gằn giọng nói rằng lần đầu tiên, nhiều chính trị gia Mỹ sử dụng sức mạnh của cả một quốc gia để tấn công một công ty tư nhân".
Theo ông Tống, quyết định đưa Huawei, nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới, vào cái gọi là “danh sách thực thể” sẽ để lại những hậu quả lan rộng. Ông Tống nói thêm: "Quyết định này sẽ gây thiệt hại cho khách hàng của chúng tôi ở 170 nước, trong đó có hơn ba tỷ người sử dụng các sản phẩm và dịch vụ trên khắp thế giới.
Ngoài ra, bằng cách ngăn cản các công ty Mỹ giao dịch với Huawei, Chính phủ Mỹ đã trực tiếp làm hại hơn 1.200 công ty và gây ảnh hưởng tiêu cực đến chục ngàn việc làm tại nước này".
Washington gần đây đã đưa Huawei vào danh sách những công ty mà các hãng của Mỹ không thể giao dịch trừ khi có giấy phép. Đây được coi là một phần trong cuộc chiến rộng hơn giữa Mỹ và Huawei.
Trong khi phía Mỹ ngăn chặn hãng sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới do lo ngại về an ninh quốc gia, Huawei liên tiếp phủ nhận các cáo buộc cho rằng việc sử dụng sản phẩm của hãng sẽ dẫn đến rủi ro về an ninh, đồng thời khẳng định hãng độc lập với Chính phủ Trung Quốc.
Với việc nhờ tòa án can thiệp lần này, người khổng lồ viễn thông Trung Quốc muốn đẩy nhanh quyết định của tư pháp Mỹ vì điều này ảnh hưởng đến sự sống còn của tập đoàn. Cuối tuần vừa qua, ông Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei), người sáng lập tập đoàn Huawei, đánh giá đề xuất của Tổng thống Trump đưa Huawei vào các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung là một trò đùa.
Một số quốc gia, trong đó có Australia và New Zealand, đã cấm Huawei cung cấp thiết bị cho mạng di động 5G. Thêm vào đó, Huawei phải đối mặt với hai lệnh truy tố hình sự của giới chức Mỹ. Washington cũng đang tìm cách dẫn độ Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu từ Canada, nơi bà bị bắt hồi tháng 12/2018./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Tương lai nào cho "ông lớn" công nghệ Huawei?
10:48' - 01/06/2019
Dù Huawei luôn tuyên bố có thể vượt qua những sóng gió này và họ có hàng thập kỷ tích lũy kinh nghiệm làm cơ sở cho lòng tin đó, nhưng giới chuyên gia vẫn tỏ ra khá bi quan cho tương lai của Huawei.
-
Chuyển động DN
Huawei ký dự thảo thỏa thuận tăng cường hợp tác với Liên minh châu Phi
07:54' - 01/06/2019
Ngày 31/5, tập đoàn Huawei thông báo đã ký 1 bản dự thảo thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác hơn nữa với Liên minh châu Phi trong nhiều lĩnh vực.
-
Kinh tế Thế giới
Tập đoàn Huawei: 1.200 công ty Mỹ bị thiệt hại do lệnh cấm của Mỹ
19:52' - 30/05/2019
Lệnh cấm của Mỹ cũng sẽ trực tiếp làm thiệt hại các công ty Mỹ và ảnh hưởng đến việc làm tại nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Huawei kiến nghị tòa án Mỹ bác bỏ lệnh cấm với sản phẩm của hãng
10:14' - 29/05/2019
Tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc ngày 29/5 tuyên bố sẽ kiến nghị lên tòa án Mỹ nhằm bãi bỏ quy định cấm các cơ quan liên bang của nước này mua các sản phẩm của Huawei.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp công nghệ Hàn Quốc gặp khó trước lệnh cấm của Mỹ nhằm vào Huawei
12:56' - 28/05/2019
Theo các nhà phân tích, lệnh cấm của Mỹ nhằm vào Tập đoàn công nghệ Huawei (Trung Quốc) và sức ép từ Washington đang đẩy các doanh nghiệp công nghệ Hàn Quốc vào thế khó.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố thành lập đảng mới ở Mỹ
10:45'
Theo ông Musk, đảng mới sẽ tập trung vào một số ghế tại Thượng viện và từ 8 - 10 khu vực Hạ viện để có thể tạo ra ảnh hưởng thực chất trong Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:23'
Loạt sự kiện thế giới nổi bật đầu tháng 7/2025 cho thấy nhiều chuyển biến đáng chú ý trên các mặt kinh tế, môi trường và chính sách toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.