Bảo tàng BYD – nơi trưng bày những công nghệ nổi bật

17:29' - 27/09/2024
BNEWS Trụ sở chính BYD gồm nhiều khu vực với chức năng khác nhau như phòng thử nghiệm, phòng nghiên cứu và phát triển, khối văn phòng…

Khám phá trụ sở chính BYD

BYD cho biết, Trụ sở chính của hãng hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2007, với diện tích hơn 706.000 m2 và được mệnh danh là “Khu công nghiệp không phát thải carbon”. Trụ sở chính BYD gồm nhiều khu vực với chức năng khác nhau như phòng thử nghiệm, phòng nghiên cứu và phát triển, khối văn phòng…

Bảo tàng BYD – nơi trưng bày những công nghệ nổi bật như pin Blade Battery, nền tảng e-Platform 3.0 và hệ thống kiểm soát thân xe DiSus. 

 

>>BYD chính thức ra mắt thương hiệu tại Việt Nam và công bố giá bán 3 mẫu xe

>>Hãng xe điện Trung Quốc BYD sẽ mở 100 đại lý phân phối tại Việt Nam

BYD hiện có 4 thương hiệu con, gồm BYD, DENZA, FANGCHENGBAO và YANGWANG, với dải sản phẩm trải rộng từ phân khúc phổ thông đến cao cấp, giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn được phương tiện di chuyển “xanh” theo nhu cầu. Trong năm 2023, BYD đã bán được hơn 3,02 triệu xe năng lượng mới. Doanh số này đã giúp BYD trở thành thương hiệu xe năng lượng mới bán chạy nhất trên toàn cầu.

Bức tường bằng sáng chế tại trụ sở BYD, nơi trưng bày hơn 1.250 bằng sáng chế (trong đó có 1 bằng độc quyền sáng chế và 2 bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được cấp từ Việt Nam) được lựa chọn từ 30.000 bằng sáng chế đã được cấp.

Tính bình quân, trung bình mỗi ngày thương hiệu nộp đơn xin cấp 32 bằng chế trên toàn cầu. Trong năm 2023, BYD đã đầu tư hơn 5,6 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển (R&D) và hiện có hơn 102.800 kỹ sư làm việc trong lĩnh vực này.

Tham quan phòng thử nghiệm phương tiện

Phòng Thử nghiệm khả năng tương thích điện từ (EMC), nơi BYD đầu tư hơn 9 triệu USD để nghiên cứu và kiểm tra khả năng tương thích điện từ của toàn bộ xe. Với xu hướng điện hóa và trí tuệ nhân tạo, phòng thử nghiệm EMC của BYD có thể tạo ra các bài kiểm tra EMC đạt chứng nhận xuất khẩu trên toàn cầu.

Tiếp đó là Phòng Thử nghiệm tiếng ồn và độ rung (NVH), với diện tích 6.000 m² và vốn đầu tư hơn 21 triệu USD, tập trung vào việc kiểm soát tiếng ồn, độ rung, và các âm thanh nhỏ gây khó chịu của phương tiện, nhằm mang đến sự thoải mái tối đa cho người sử dụng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong việc nâng cao trải nghiệm người lái.

Cuối cùng, Phòng Thử nghiệm an toàn thụ động, với vốn đầu tư hơn 42,1 triệu USD, được thiết kế để thử nghiệm va chạm, kiểm tra hệ thống bảo vệ người đi bộ và giả lập các tình huống an toàn. Các kết quả thử nghiệm tại đây giúp BYD đảm bảo các mẫu xe của mình tuân thủ tiêu chuẩn an toàn của nhiều thị trường trên toàn thế giới.

Trải nghiệm các dòng xe năng lượng mới

Từ năm 2022, BYD đã dừng sản xuất các mẫu xe dùng động cơ đốt trong truyền thống để tập trung vào xe năng lượng mới, bao gồm các dòng xe plug-in hybrid (PHEV) và xe thuần điện (EV). Điều này đã giúp hãng nhanh chóng trở thành thương hiệu xe năng lượng mới.

Không chỉ nổi bật với công nghệ cốt lõi pin Blade, các mẫu xe của BYD còn có những ưu điểm riêng để phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau.

Xem thêm:

>>Cuộc đua doanh số quyết liệt giữa các “ông lớn” ô tô

>>Tập đoàn BYD nhận định gì về thị trường xe điện tại Việt Nam?

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục