Khởi động dự án STAR - FARM tại Đồng bằng sông Cửu Long
Chiều 13/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp tổ chức Lễ khởi động Dự án “Chuyển đổi các hệ thống nông nghiệp sinh thái thông minh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng giữa và ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam” (STAR – FARM).
Tại lễ khởi động dự án, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, trong bối cảnh thách thức do biến đổi khí hậu và nguy cơ mất an ninh lương thực toàn cầu, ngành nông nghiệp Việt Nam đang chuyển đổi mạnh mẽ theo định hướng tăng trưởng xanh, phát triển mô hình tăng trưởng tích hợp đa giá trị theo hướng công nghệ cao, đa dạng, bền vững, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái và duy trì đa dạng sinh học, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng toàn cầu.
Đối với Đồng bằng sông Cửu Long, việc chuyển đổi nông nghiệp sinh thái, tăng khả năng chống chịu, bao gồm trồng trọt và nuôi trồng thủy sản, là chìa khóa để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của vùng.
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn nhấn mạnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá cao Dự án “Chuyển đổi các hệ thống nông nghiệp sinh thái thông minh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng giữa và ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam”. Kết quả của dự án sẽ góp phần thực hiện chủ trương, định hướng của Đảng, chính sách của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, các cơ quan tham gia thực hiện dự án và đại diện các tỉnh triển khai dự án sẽ tổ chức phiên họp kỹ thuật dự kiến vào ngày 18 – 19/12/2023 tại tỉnh Trà Vinh để chi tiết hóa kế hoạch tổng thể, kế hoạch năm 2024 và lựa chọn các huyện, xã triển khai các hoạt động của dự án.Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, tỉnh Hậu Giang nói riêng, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung đã và đang tập trung xây dựng các mô hình canh tác bền vững, mang lại hiệu quả cao từ các nguồn lực cả bên trong lẫn bên ngoài.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang mong muốn, sau thời gian thực hiện dự án, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sơ kết, tổng kết để có thể mở rộng dự án ra các tỉnh còn lại trong khu vực. Đồng thời, mong muốn Liên minh châu Âu, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc tiếp tục quan tâm, hỗ trợ cho sự phát triển nông nghiệp bền vững của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Theo ông Lê Văn Đông, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, những thách thức gây ra do biến đổi khí hậu, thói quen canh tác không bền vững, thiên tai đang là những thách thức cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Do đó, tỉnh Trà Vinh cùng các tỉnh trong khu vực rất cần sự phối hợp, hỗ trợ của các bộ, ngành và các tổ chức quốc tế để thực hiện các giải pháp nhằm đối phó với các thách thức, chuyển đổi sang hệ thống sản xuất thông minh, bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu, dựa vào cộng đồng.Dự án STAR – FARM sẽ là cơ hội để tỉnh đúc kết những kinh nghiệm xây dựng mô hình nông nghiệp sinh thái, thông minh, giảm phát thải, bền vững, kiểm soát các yếu tố ngoại cảnh và phát triển nông nghiệp dựa trên chuỗi giá trị, từ đó nhân rộng ra khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Dự án “Chuyển đổi các hệ thống nông nghiệp sinh thái thông minh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng giữa và ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam” do Liên minh châu Âu tài trợ thông qua Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, cơ quan chủ quản dự án là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Dự án được thực hiện tại tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, Trà Vinh trong 48 tháng, tổng nguồn vốn là trên 107,6 tỷ đồng. Dự án nhằm tạo điều kiện thuận lợi để chuyển đổi các hệ thống lương thực thông minh với biến đổi khí hậu, đồng thời tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường và các tác động bên ngoài khác. Mục tiêu cụ thể của dự án là hỗ trợ thực hiện chính sách, các đối thoại đa bên và nâng cao năng lực tổ chức cho các bên liên quan trong hợp tác công tư (PPP) liên quan đến chuyển đổi hệ thống lương thực thông minh thích ứng biến đổi khí hậu; hỗ trợ phát triển và cải thiện các chuỗi giá trị nông nghiệp sinh thái thích ứng biến đổi khí hậu; tăng cường năng lực thích ứng.Tin liên quan
-
Bất động sản
Công nhân, viên chức có được cấp quyền sử dụng đất nông nghiệp?
11:05' - 10/12/2023
Công nhân, viên chức có làm được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên hai vợ chồng hay không? Nếu không được thì phương án quản lý đối với diện tích đất trên như thế nào?
-
Tài chính
COP28: Quỹ nông nghiệp bền vững toàn cầu của Mỹ và UAE tăng lên 17 tỷ USD
08:12' - 09/12/2023
Sáng kiến "Sứ mệnh Đổi mới nông nghiệp vì khí hậu" đã đạt được các cam kết với tổng trị giá 17 tỷ USD, trong đó 12 tỷ USD từ các chính phủ và 5 tỷ USD từ doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần xã hội hóa đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp
14:07' - 06/12/2023
Trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt trong giáo dục nghề nghiệp, việc thiết lập mối quan hệ khăng khít cung cầu nhân lực đã giúp định hướng nghề nghiệp và thu hút tuyển sinh.
-
Kinh tế tổng hợp
Cách nào mở rộng đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp?
13:57' - 29/11/2023
Ngày 29/11, Cục Quản lý xây dựng công trình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cơ hội định vị thương hiệu Việt trên nền tảng số toàn cầu
12:17' - 12/07/2025
Vietnam International Sourcing 2025 là sự kiện thường niên do Bộ Công Thương tổ chức, dự kiến năm nay sẽ quy tụ khoảng 600 gian hàng trong nước và quốc tế...
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lên kế hoạch thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại
10:47' - 10/07/2025
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động nhằm thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2025.
-
DN cần biết
Thép Việt được miễn trừ thuế tự vệ tại Nam Phi
20:43' - 09/07/2025
Nam Phi áp thuế tự vệ tạm thời 52,34% với thép cuộn chống ăn mòn nhập khẩu, nhưng Việt Nam được loại trừ do thị phần dưới 3%. Đây là tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp thép xuất khẩu.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội nghị kết nối giao thương Việt Nam – Campuchia 2025
20:27' - 09/07/2025
Khi kinh tế toàn cầu nhiều biến động, xung đột cục bộ gia tăng và chủ nghĩa bảo hộ quay trở lại ở một số khu vực, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là ưu tiên chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển thị trường sau hợp nhất
12:31' - 09/07/2025
Trước việc tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép hình chữ H từ Malaysia
10:46' - 09/07/2025
Vụ việc rà soát cuối kỳ ER01.AD12 sẽ được thực hiện theo Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.