Khủng hoảng dịch COVID-19 là thách thức lớn nhất kể từ khi thành lập nước Đức
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, sáng 23/4 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có bài phát biểu đầu tiên của chính phủ về cuộc khủng hoảng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, mô tả cuộc khủng hoảng này là ‘thử thách lớn nhất” kể từ khi thành lập Cộng hòa Liên bang Đức.
Trong phát biểu, Thủ tướng Angela Merkel nhấn mạnh đại dịch COVID-19 là “thử thách chưa từng tồn tại từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai và kể từ khi thành lập Cộng hòa Liên bang Đức”.
Thủ tướng Đức cũng đã đề cập tới những hạn chế trong đời sống xã hội, những tác động của vấn đề này đối với sức khỏe của người dân và sự gắn kết xã hội ở châu Âu.
Bà cho rằng các biện pháp được áp dụng nhằm ngặn chặn đà lây lan của dịch bệnh COVID-19 là chưa từng có trong lịch sử.
Thủ tướng Merkel cũng bày tỏ niềm xúc động khi đề cập đến đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng, người già và các cơ sở khuyết tật, nhóm người dễ bị tổn thương do đại dịch COVID-19; đồng thời nhấn mạnh hệ thống y tế của Đức đến nay vẫn “đứng vững”.
Trong tuyên bố của mình, Thủ tướng Merkel đã gửi lời cảm ơn các bác sĩ, nhân viên y tế và nhân viên điều dưỡng nơi tuyến đầu phòng chống đại dịch.
Bên cạnh đó, bà cảnh báo Đức hiện đang ở “giai đoạn đầu” của dịch COVID-19 và tình hình dịch bệnh sẽ còn tiếp diễn trong thời gian dài.
Người dân vẫn cần duy trì sự thận trọng và hạn chế tiếp xúc xã hội lâu dài để đề phòng nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Trong khi đó, cần cẩn trọng thực hiện việc nới lỏng các biện pháp hạn chế để tránh nguy cơ đại dịch tái bùng phát.
Ngoài ra, nhà lãnh đạo Đức cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác tại châu Âu và Liên hợp quốc (LHQ) trong phòng chống dịch bệnh.
Bà khẳng định, cho dù Mỹ quyết định cắt giảm tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhưng Đức vẫn sẽ tiếp tục ủng hộ tổ chức này thực hiện các nhiệm vụ của họ, do "WHO là đối tác không thể thiếu”.
Cùng ngày, giới chức thành phố Rostock thuộc bang Mecklenburg-Vorpommern của Đức thông báo thành phố miền Bắc nước Đức này có thể là thành phố đầu tiên trên cả nước không còn bệnh nhân mắc COVID-19.
Trong một thông báo, Thị trưởng Rostock Ruhe Madsen cho biết bệnh nhân cuối cùng nhiễm virus SARS-CoV-2 trong tổng số 75 ca mắc COVID-19 tại thành phố 200.000 dân này đã bình phục và được rời khỏi khu cách ly.
Theo Thị trưởng Ruhe, những thành quả mà Rostock đạt được trong cuộc chiến chống COVID-19 cho đến nay là nhờ sớm có biện pháp nghiêm túc chống dịch và hành động kiên quyết không để dịch bệnh lây lan, như sớm hủy các sự kiện đông người tham gia, đóng cửa các trường học, nhà trẻ.
Ngoài ra, việc người dân nghiêm túc thực hiện quy định cũng là một trong những yếu tố sớm khống chế dịch...
Thị trưởng Rostock cũng đánh giá cao sự nỗ lực của các đơn vị, cơ quan y tế trong việc xác định các trường hợp tiếp xúc với người bệnh để có thể nhanh chóng phá vỡ chuỗi lây nhiễm.
Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo nguy cơ dịch có thể bùng phát trở lại, nhất là ở các nhóm có nguy cơ. Do đó, ông kêu gọi người dân tiếp tục cẩn trọng, tuân thủ các quy định phòng chống dịch.
Liên quan quy định về đeo khẩu trang, ngày 22/4, bang Bremen là bang cuối cùng ở Đức bắt buộc đeo khẩu trang khi sử dụng phương tiện công cộng hoặc tới các cửa hàng.
Tuy có những quy định khác nhau giữa các bang, song đa số sẽ bắt đầu áp dụng quy định đeo khẩu trang bắt buộc trên các phương tiện công cộng, vào các cửa hàng (hoặc cả hai) từ đầu tuần tới, trong khi một số bang và thành phố đã và đang áp dụng quy định này.
Các bang nhanh chóng ban hành quy định đeo khẩu trang bắt buộc trong bối cảnh nhiều biện pháp chống dịch được nới lỏng trên cả nước./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đức cấp khoản cứu trợ bổ sung khoảng 10 tỷ euro hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp
13:13' - 23/04/2020
Các đảng liên minh của Đức ngày 23/4 đồng ý các biện pháp cứu trợ tiếp theo trị giá khoảng 10 tỷ euro (10,81 tỷ USD) để bảo vệ người lao động và các doanh nghiệp trước tác động của đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Đức tuyển dụng lao động thời vụ cho ngành nông nghiệp
07:37' - 23/04/2020
Cơ quan Lao động Liên bang Đức (BA) đã chấp thuận cho những người xin tị nạn và các công dân nước thứ ba đang không có việc làm có thể tham gia hỗ trợ thu hoạch vụ mùa trong lĩnh vực nông nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Bundesbank: Kinh tế Đức đang rơi vào suy thoái nghiêm trọng
20:25' - 20/04/2020
Nền kinh tế lớn nhất châu Âu này đã phải thực hiện các biện pháp phong tỏa kể từ giữa tháng 3/2020, do sự bùng phát mạnh của dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09'
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.