Kiểm tra việc thực hiện các giải pháp về tăng trưởng tại Tập đoàn TKV
Sáng 19/6, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng làm Tổ trưởng đã kiểm tra việc thực hiện các giải pháp về tăng trưởng tại Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV).
Thủ tướng chỉ đạo TKV lưu ý 5 vấn đề
Truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ tướng lưu ý TKV 5 nội dung cần quan tâm để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế nói chung, TKV nói riêng.
Theo đó, Thủ tướng đề nghị TKV có giải pháp xử lý 9,3 triệu tấn than sạch tồn kho, các cơ quan phải nghiên cứu báo cáo thêm với Thủ tướng về chính sách thuế, các cơ chế tháo gỡ.
Nêu rõ, TKV đầu tư rất nhiều dự án, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ tướng chỉ đạo TKV gấp rút rà soát lại toàn bộ, có phương án xử lý với các dự án phải dừng hoạt động để không thất thoát nguồn vốn đầu tư và đảm bảo tốc độ tăng trưởng.Dự án nào chưa hoàn thành, quan điểm của Thủ tướng là yêu cầu TKV đốc thúc tiến độ đầu tư, nếu kéo dài không đầu tư được sẽ kém hiệu quả; cần đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.
Một vấn đề nữa được Bộ trưởng Mai Tiến Dũng truyền đạt, đó là giảm chi phí sản xuất và giảm giá thành - sức ép rất lớn đối với TKV. Là tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước, giữ vai trò chủ lực đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, TKV đảm bảo sản xuất tốt hơn cho các ngành kinh tế khác.Tăng trưởng của các ngành khác phụ thuộc vào TKV rất lớn. Có ngành tăng trưởng phụ thuộc vào TKV đến trên 70%.
Nếu giá thành sản phẩm của TKV cao so với than nhập khẩu thì phải xem xét, nghiên cứu, có cơ chế phù hợp, có giải pháp căn cơ, tạo điều kiện cho TKV cung ứng nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Kinh tế thị trường nhưng phải đảm bảo ổn định cho sản xuất trong nước, Bộ trưởng nêu rõ quan điểm, đồng thời đề nghị TKV đưa công nghệ tiên tiến vào để tăng năng suất lao động, hạ giá thành, đổi mới công tác quản trị, phân cấp.
“Nếu Tập đoàn giao chỉ tiêu bằng những biện pháp như bao cấp ngày xưa, đề nghị Tập đoàn xem xét lại cơ chế quản lý và phân cấp, phân quyền”, Bộ trưởng nói.
Lãnh đạo Tập đoàn cần sớm nghiên cứu về vấn đề quản trị, phân cấp điều hành, tạo quyền năng, tính chủ động, độc lập của lãnh đạo các thành viên, bởi đây là vấn đề quan trọng để đảm bảo phát triển lâu dài, phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ tổn thất than khoáng sản bằng phương pháp hầm lò xuống dưới 20%, tổn thất than bằng khai thác lộ thiên xuống dưới 5%.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng lưu ý TKV phối hợp với các địa phương xử lý các tình trạng đào bới, khai thác, vận chuyển kinh doanh than trái phép, quản lý mang tính tập trung, quản lý giá tập trung, khắc phục tình trạng than lậu giá rẻ.TKV thực hiện nghiêm vấn đề tái cơ cấu, thoái vốn đầu tư ngoài ngành, chú trọng đến quy hoạch sản xuất kinh doanh, tài chính, đầu tư, dòng tiền, thể hiện quản lý độc lập của các công ty con.
Bộ trưởng khẳng định quan điểm của Thủ tướng là không lấy chỉ số tăng trưởng thông qua khai thác, sản lượng tăng mà không hiệu quả thì nguồn lực của nhà nước không tốt.
Xử lý tồn đọng trên 9 triệu tấn than sạch
Giải trình các vấn đề trên, Tổng Giám đốc TKV Đặng Thanh Hải cho biết, giá thành sản xuất than những năm qua vẫn tăng là do khai thác ngày càng xuống sâu và xa hơn làm tăng cung độ vận chuyển, tỷ trọng than hầm lò thay đổi từ 44% năm 2011 lên tới 60% năm 2016 và dự kiến còn tăng, trong khi áp lực mỏ ngày một lớn.
Cùng với đó là suất đầu tư tăng làm tăng chi phí khấu hao và lãi vay, chính sách thuế và phí tăng nhanh tạo sức ép lên giá thành than của ngành…
TKV đã cổ phần hóa 61 doanh nghiệp, chỉ còn 49 công ty con; hoàn thành thoái vốn ngoài ngành, thu về hơn 2.000 tỷ đồng, thặng dư 389 tỷ đồng. Trong quá trình thực hiện tái cơ cấu từ năm 2012 đến nay, lực lượng lao động của TKV giảm 15.000 người.
Nói về lượng than tồn kho, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Lê Minh Chuẩn cho hay, đây là tồn kho chiến lược cho nền kinh tế, ngành than tự bỏ tiền ra để đảm bảo nhu cầu năng lượng quốc gia, là nhiệm vụ chính trị.Việc tồn kho 9 triệu tấn là đã vượt qua định mức 1,5 – 2 triệu tấn, nếu tăng tồn kho lên nữa, tài chính ngành than rất khó khăn.
Năm 2017, ngành đã cân đối theo kế hoạch chỉ đạo của Nhà nước, của Bộ giao cho là 19,42 triệu tấn than nội địa. Theo chỉ đạo của Thủ tướng, ngành đã sản xuất tăng thêm 2 triệu tấn để đáp ứng chỉ tiêu tăng GDP.
Tuy nhiên, ông Chuẩn cho rằng, đề xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giảm 2 triệu tấn than, cùng với 2 triệu tấn than khai thác thêm khiến ngành than tồn 4 triệu tấn, nâng tổng tồn kho lên đến 13 - 14 tiệu tấn, 4.000 công nhân có nguy cơ mất việc.
Ông Chuẩn đề nghị Bộ Công Thương yêu cầu EVN không được giảm 2 triệu tấn than cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện; đến năm 2018 và những năm sau cân đối lại thì sẽ điều hành để sản xuất.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, than khai thác ra không phải bán ngay mà còn phải qua nhiều công đoạn mới bán được, ít nhất phải lưu giữ 5 triệu tấn trong quá trình đưa đi tiêu thụ, vì vậy cần đánh giá chính xác về con số tồn kho. Nhấn mạnh TKV phải hướng tới cạnh tranh lành mạnh, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, không chỉ là vấn đề về giá, cạnh tranh theo hướng thị trường, mà TKV hiện có khoảng 113.000 lao động cùng gia đình, vấn đề lao động, công ăn việc làm, ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội cũng hết sức quan trọng, “chúng ta không thể chạy theo kinh tế mà bỏ qua các vấn đề ổn định chính trị xã hội”. Thông tin rất nhiều khoáng sản nếu chế biến sâu sẽ lỗ, thay vào đó, xuất khẩu ngay từ công đoạn nào chi phí thấp nhất, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng cho biết thông tin TKV lỗ hơn 3.000 tỷ đồng trong 3 năm qua với hai dự án bauxit Tân Rai và Nhân Cơ là không chính xác.Đây là lỗ theo kế hoạch, đáng lẽ 5 năm được lỗ thì lỗ 3 năm với hơn 3.000 tỷ đồng. Năm nay (năm thứ tư), dự án Tân Rai theo kế hoạch là cắt lỗ.
Nếu trung bình 1 năm lỗ 1.000 tỷ đồng, nếu năm nay cắt lỗ 1.000 tỷ đồng, cùng với lãi 1.000 tỷ đồng nữa là năm nay TKV lãi 2.000 tỷ đồng.
Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng nhìn nhận còn nhiều dự án của TKV chưa hiệu quả. “Đến thời điểm này quan điểm của tôi không làm dự án mới, tập trung làm dứt điểm các dự án hiện có”./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Than Cao Sơn sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị
08:20' - 01/06/2017
Than Cao Sơn đang tập trung rà soát đánh giá lại toàn bộ máy móc thiết bị; kiên quyết thanh lý những thiết bị hết khấu hao sử dụng không hiệu quả, thiết bị có giá thành cao.
-
Chuyển động DN
Tiếp tục nghiên cứu đốt than trộn tại các nhà máy nhiệt điện than
13:10' - 27/05/2017
Những năm qua, đề tài nghiên cứu đốt than trộn giữa than khó cháy trong nước với than nhập khẩu dễ cháy đã mang lại hiệu quả to lớn.
-
Chuyển động DN
TKV: Ứng dụng công nghệ mới để giảm ô nhiễm môi trường
10:58' - 16/04/2017
Cơ giới hoá trong khai thác than đang là giải pháp chiến lược cho “bài toán” nâng cao sản lượng và là mục tiêu xuyên suốt đảm bảo cho sự phát triển bền vững TKV.
-
Kinh tế Việt Nam
TKV nâng cao công nghệ trong các công đoạn
14:13' - 04/04/2017
TKV cần phải nghiên cứu, làm chủ công nghệ chế tạo một số sản phẩm cơ khí có giá trị gia tăng cao và sử dụng có hiệu quả khoáng sản, tài nguyên, năng lượng.
-
Chuyển động DN
TKV cân đối sản xuất và tiêu thụ để giảm tồn kho than
11:42' - 02/04/2017
Các đơn vị trong Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam sẽ thực hiện cân đối sản xuất và tiêu thụ để có phương án sản xuất hợp lý, thực hiện mục tiêu giảm tồn kho than.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng phê duyệt kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 của Tập đoàn TKV
19:32' - 23/01/2017
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2016 - 2020 của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV).
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: TKV cần tập trung vào hai nhiệm vụ để đảm bảo an ninh năng lượng
14:52' - 11/01/2017
Ngày 11/1, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) tập trung vào hai nhiệm vụ là khai thác và kinh doanh than để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Yếu tố then chốt nguồn nhân lực
14:23'
Với nhiều cơ chế, chính sách có tính đột phá, cạnh tranh, ưu đãi... Trung tâm tài chính quốc tế đang xúc tiến thành lập tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi vận hành bộ máy mới
13:38'
Tổng Bí thư nhấn mạnh, tăng cường kiểm tra, nắm tình hình để kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cấp xã khi vận hành bộ máy mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
12:31'
Ngày 4/7, Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhiệm kỳ 2025–2030 đã diễn ra thành công tốt đẹp và thông qua nhiều nội dung để phát triển bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Hóa xây 39 khu tái định cư phục vụ dự án đường sắt Bắc - Nam
11:46'
Dự kiến có khoảng 2.107 hộ dân phải di dời và bố trí tái định cư. Ngoài ra, khoảng 41 công trình gồm cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình công cộng sẽ phải di dời.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Bulgaria hợp tác phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư
07:58'
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria ngày 3/7 đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Bulgaria (BCCI) tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - Bulgaria.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
07:58'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 216/2025/QH15 về việc kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
22:51' - 03/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 222/2025/QH15 về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025
20:09' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tục hành chính được vận hành thông suốt
19:35' - 03/07/2025
Về cơ bản các thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp đã được ban hành sớm, quy định rõ, cụ thể và được vận hành ngay, cơ bản thông suốt khi chính quyền đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.