Kinh tế Cuba: Thực tại và "bóng ma" quá khứ
Kinh tế Cuba: Thực tại và "bóng ma" quá khứ. Ảnh: AFP/TTXVN
Đầu tiên là trứng biến mất khỏi các cửa hàng, tiếp đó là bột mì và bánh mì, rồi tới dầu ăn, kế đó là thịt gà chế biến sẵn và các loại thịt khác cũng trở nên hiếm hoi, cho dù người dân Cuba không quá ngạc nhiên với thực trạng này do đã quen với những thiếu thốn mang tính hệ thống từ nhiều năm qua.
Đó là nói về thực phẩm, vì có một hạng mục quan trọng cũng đang "thiếu trước hụt sau" mà chỉ ngước mắt lên nhìn ra vài hiệu thuốc góc phố cũng thấy hiện trạng đó: dòng người xếp hàng chờ đợi mua các gói thịt gà không bao giờ xuất hiện cũng dài như hàng người chen lấn tìm kiếm các loại thuốc không biết bao giờ sẽ tới.
Trong năm 2018, các hạng mục thuốc thiết yếu không thể kiếm được trong hệ thống các hiệu thuốc (hoàn toàn quốc doanh và được trợ giá tại Cuba) dao động từ 45 – 150 loại.
Với cái nóng của một mùa Hè với nhiệt độ trung bình cao hơn bình thường, nhiều người đã bắt đầu lo lắng. Cho dù sự thiếu hụt hàng hóa không phải xa lạ ở Cuba, sự thiếu hụt các mặt hàng thiết yếu là "nhạy cảm" nhất, với tần suất ngày càng tăng cũng vẫn là điều không bình thường.
Điều mà đa phần giới trẻ ngày nay chưa từng trải qua, đó là những năm đầu 1990 khi mọi thứ cũng dần "biến mất" như vậy và tới khi "sực tỉnh" và ý thức được khó khăn thực sự, thì đa phần người dân Cuba khi đó đã phải trải qua thời gian mất điện nhiều hơn có điện, phải ăn "thịt băm" làm bằng đậu tương và đồng loạt mắc chứng viêm đa dây thần kinh.
Những thiếu hụt trong vài tháng qua thi thoảng được giải thích rằng đó là do chậm hoặc không thể thanh toán với các nhà cung cấp nước ngoài và hậu quả của việc thiếu nguyên liệu sản xuất, nhưng không bao giờ được nhìn nhận như triệu chứng ban đầu của một thảm họa đang tới gần.
Thế nhưng trong bài diễn văn công bố Hiến pháp mới, Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba Raúl Castro đã bất ngờ báo trước: "Tình hình có thể trở nên nghiêm trọng trong những tháng tới. Đây không phải là sự quay trở lại giai đoạn khốc liệt của Thời kỳ đặc biệt đầu những năm 90 của thế kỷ trước; ngày nay là một bối cảnh khác nếu xét tới sự đa dạng hóa nền kinh tế, nhưng chúng ta phải luôn chuẩn bị cho phương án tồi tệ nhất".
Mặc dù lật lại tư liệu của báo chí chính thức trong nước có thể không khó để tìm ra thời điểm chính xác của tuyên bố Cuba bắt đầu đi vào "Thời kỳ đặc biệt trong thời bình", thì ngay cả dưới ánh Mặt Trời chói chang của miền nhiệt đới Caribe cũng không ai có thể tìm thấy một tuyên bố rằng thời kỳ đó đã chấm dứt.
Nói cách khác là Thời kỳ đặc biệt đã và sẽ không trở lại, vì đơn giản là nó chưa bao giờ kết thúc suốt gần 30 năm qua, và người dân Cuba đã và sẽ còn tiếp tục sống trong thời kỳ đó. Đó là câu chuyện về khái niệm.
Còn trong thực tại, nếu như bóng ma đe dọa của những năm tháng đen tối nhất đó bắt đầu quay lại ám ảnh một số người thì khi vấn đề được chính người đứng đầu hệ thống chính trị nêu lên, điều này khiến mọi người phải nhìn nhận một cách nghiêm túc mức độ trầm trọng của nó.
Nhưng không chỉ người dân Cuba phải chuẩn bị và kiên cường, đoàn kết hơn trước những nghịch cảnh, mà cả những người nắm quyền quyết định vận mệnh đất nước cũng cần lĩnh trách nhiệm "thay đổi mọi thứ cần thay đổi" - như lời của Fidel, hành động với trí tuệ và vượt qua thói quan liêu trì trệ, phá vỡ tình trạng bất động kéo dài và mệt mỏi hiện tại.
Một trong nhiều những đặc điểm khác biệt của thời điểm hiện tại với thời điểm đầu những năm 1990 khi nền kinh tế "rơi tự do" vào Thời kỳ đặc biệt chính là sự hiện hữu của Fidel khi đó. Và xung quanh ông khi đó là cả một thế hệ 40, 50 tuổi từng đồng hành qua nhiều năm cùng lãnh tụ của mình để làm nên những kỳ tích của Cách mạng Cuba và vẫn sẵn sàng cùng ông lao vào lửa đỏ một lần nữa nếu cần.
Ở đây không chỉ nói tới những quan chức và lãnh đạo của thế hệ lịch sử, mà là cả một thế hệ quần chúng nói chung, những người sẵn sàng nghe những bài diễn văn 7, 8 giờ đồng hồ của ông trên Quảng trường Cách mạng rồi trở về tiếp tục làm công việc còn dang dở.
Giờ đây, đa phần thế hệ đó đã yên nghỉ hoặc nhường lại theo quy luật tự nhiên vị trí của mình cho thế hệ kế cận, những người có quan điểm, sống và trưởng thành trong một môi trường xã hội khác.
Một điểm khác biệt nữa, mang tính khách quan, là thời điểm khởi đầu bàng hoàng nhưng được xác định rõ ràng của cuộc khủng hoảng khi đó, và sự mập mờ của lần này, chỉ như thể thêm một vòng xoắn vào sợi thòng lọng có sẵn, và cùng với đó là lý giải về nguyên nhân, nguồn gốc và khởi điểm của một thời kỳ khó khăn.
Vào thời điểm đó, thật khó tin, nhưng gần như chỉ trong một sớm tối, Liên Xô bỗng nhiên sụp đổ. Sự tan vỡ của "người khổng lồ đỏ" đã kéo theo cả nửa thế giới: Cuba mất đi 85% nhập khẩu, mất đi toàn bộ lượng xăng dầu vốn đến với họ như "nước trong vòi", mất đi người đồng minh khổng lồ tung hứng họ ở mọi nơi; và "chú cá sấu trên biển Caribe" bỗng chốc trở nên đơn độc.
Khi người ta nhớ lại thời kỳ đó, ai cũng đi tới cùng một kết luận duy nhất: cho dù Cuba có sai lầm ở nơi này, nơi khác, nhưng nguyên nhân cốt yếu của cuộc khủng hoảng khi đó là sự sụp đổ của Liên bang Xô viết.
Còn ngày nay, chẳng có bức tường nào ở Berlin hay ở bất cứ nơi khác sụp đổ, Nga vẫn là một đồng minh hữu hảo, Trung Quốc có sự hiện diện rõ nét hơn bất cứ khi nào trong nền kinh tế Cuba và Venezuela đang gồng mình hết sức có thể.
Chẳng có một sự kiện nào, một đồng minh nào, một nguyên nhân cụ thể nào để có thể quy trách nhiệm hoàn toàn, thậm chí đảo quốc Caribe đã có không ít thời gian trong môi trường khu vực thuận lợi để tiến hành những cải cách mà chính mình đã đề ra nhưng đã để vuột mất.
Giờ đây, tình trạng khó khăn của Cuba còn bị tô đậm thêm bởi môi trường khu vực bất lợi, với cán cân lực lượng từ vài năm qua nghiêng hẳn sang cánh hữu và "ngọn hải đăng" của cánh tả Mỹ Latinh chỉ có một con đường để vượt ra khỏi tình thế này: đó là phát huy nội lực và tiến hành khẩn trương những thay đổi cần thiết – trước tiên và quan trọng nhất là thay đổi về tư duy./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Quan hệ Mỹ - Cuba tiếp tục căng thẳng
22:17' - 04/06/2019
Ngày 4/6, Chính phủ Mỹ đã thông báo loạt biện pháp siết chặt trừng phạt Cuba, chủ yếu trong lĩnh vực du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Cuba cam kết bảo vệ các khoản đầu tư nước ngoài
13:57' - 19/05/2019
Ngày 18/5, Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel đã gửi thông điệp nhấn mạnh quyết tâm áp dụng các bảo đảm pháp lý để bảo vệ các khoản đầu tư nước ngoài tại đảo quốc Caribe này.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba ứng phó với tình trạng khan hiếm hàng hóa
12:45' - 12/05/2019
Chính phủ Cuba vừa công bố các biện pháp mới nhằm kiểm soát việc phân phối một số thực phẩm đặc biệt và các sản phẩm vệ sinh nhằm ứng phó với tình trạng khan hiếm hàng hóa hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Canada phản đối điều luật siết chặt trừng phạt Cuba của Mỹ
10:35' - 05/05/2019
Ngày 4/5, Chính phủ Canada khẳng định sẽ không “công nhận hay thi hành” bất kỳ phán quyết nào được đưa ra theo Điều 3 Luật Helms-Burton của Mỹ ban hành chống lại các hoạt động kinh tế tại Cuba.
-
Kinh tế Thế giới
Nga tuyên bố giúp Cuba, Venezuela vượt qua trừng phạt của Mỹ
16:42' - 18/04/2019
Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov tuyên bố Nga sẽ chống lại các biện pháp trừng phạt bất hợp pháp của Mỹ áp đặt với Cuba và Venezuela, và sẽ làm tất cả để ủng hộ các đồng minh chiến lược.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba phản đối các biện pháp gây sức ép mới của Mỹ
10:31' - 18/04/2019
Cuba đã phản đối các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ nhằm nước này, trong đó có việc siết chặt đi lại giữa hai nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nga trong "bão trừng phạt": Từ thích ứng đến đột phá
22:05'
Trong suốt 10 năm qua, nền kinh tế Nga đã phải chịu hàng nghìn biện pháp trừng phạt với quy mô chưa từng có, nhưng đã trụ vững cho đến nay.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Chính phủ liên bang trình dự luật đảm bảo quyền lợi cho người lao động
21:28'
Mục đích của dự luật là chỉ trao các hợp đồng liên bang cho các công ty áp dụng các tiêu chuẩn thương lượng tập thể.
-
Kinh tế Thế giới
Australia chấn chỉnh hành vi sai trái của các chuỗi siêu thị lớn
20:56'
Các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích lớn, trong đó có Coles và Woolworths cùng ALDI của Đức và nhà bán buôn Metcash sẽ phải tuân thủ quy tắc ứng xử từ tháng 4 năm sau.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng ảm đạm của Kinh tế Hàn Quốc
16:30'
Triển vọng kinh tế của Hàn Quốc ngày càng trở nên ảm đạm, do những khó khăn trong nước và rủi ro bên ngoài, đặc biệt là với những thay đổi chính sách tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu mỏ Mỹ cảnh báo hậu quả khi không được miễn trừ thuế
16:29'
Chính sách áp thuế nhập khẩu 25% (bao gồm cả dầu thô) với Canada và Mexico của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cảnh báo có thể gây hại cho người tiêu dùng, công nghiệp và an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
EC hỗ trợ các nước EU phát triển kinh tế
16:23'
EC đã công bố gói báo cáo mùa Thu (Autumn Package) được soạn thảo để hỗ trợ các nước thành viên của EU đạt được sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cũng như sự tăng trưởng bền vững về tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47'
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26'
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05'
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.