Kinh tế Pháp như "người bị gây mê”
Đây là nhận định của cơ quan thống kê Pháp (INSEE) ngày 23/4 trong bối cảnh Paris đang đánh giá nguy cơ của việc mở lại hoạt động của doanh nghiệp, thậm chí ngay cả khi số ca mắc COVID-19 vẫn ở mức cao.
Theo INSEE, kinh tế Pháp hiện chỉ đảm bảo được những chức năng thiết yếu nhất, “giống như người đang bị gây mê”. Ước tính hoạt động của khu vực tư, vốn chiếm khoảng 3/4 GDP, giảm mạnh 41%.
Một số ngành như xây dựng, nhà hàng và du lịch đã ở trong tình trạng tê liệt kể từ khi các doanh nghiệp phải đóng cửa và chính phủ yêu cầu người dân ở nhà hồi giữa tháng 3.
Kết quả thống kê riêng rẽ của IHS Markit cũng cho thấy hoạt động của khu vực tư tại Pháp trong tháng 4 đã ở mức thấp chưa từng có trong lịch sử, vượt qua kỉ lục hồi tháng 3, khi chỉ số này còn 11,2 so với mức 28,9 của một tháng trước đó.
Bất kì chỉ số nào ở mức dưới 50 đều thể hiện sự thu hẹp trong hoạt động doanh nghiệp.
Giống như ở các nước châu Âu khác, các doanh nghiệp cỡ lớn của Pháp cũng giảm mạnh doanh thu và cảnh báo hàng nghìn việc làm có thể nguy cơ bị mất, thậm chí ngay cả khi các hạn chế phong tỏa sớm được dỡ bỏ.
Hơn 10 triệu việc làm, một nửa trong đó ở khu vực tư, đã bị mất trong giai đoạn phong tỏa. Thậm chí, Chính phủ Pháp nhận định con số này nhiều khả năng tăng cao trong những tuần tới.
Không chỉ có vậy, lượng tiêu dùng điện cũng giảm 20%, mức chưa từng có, kể từ khi nước này áp dụng biện pháp phong tỏa.
Hiện Chính phủ Pháp đã cảnh báo khả năng sụt giảm 8% GDP trong năm nay, dù cho biết một số biện pháp hạn chế sẽ được dỡ bỏ từ ngày 11/5.
Tuy nhiên, các quán cà phê, bar và nhà hàng vẫn sẽ phải đóng cửa và các hoạt động tụ tập đông người cũng bị cấm. Hạn chế đi lại ở cả trong và ngoài nước cũng sẽ được duy trì nhiều tháng, ảnh hưởng đến ngành du lịch trong kì nghỉ Hè quan trọng sắp tới.
Đến nay, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thông báo gói cứu trợ và hỗ trợ tài chính trị giá 110 tỷ euro (tương đương 120 tỷ USD), khẳng định chính phủ sẽ không để các doanh nghiệp phá sản.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire ngày 22/4 cho biết những doanh nghiệp Pháp đặt trụ sở tại các “thiên đường thuế” sẽ không được nhận bất kì sự hỗ trợ nào từ chính phủ để giảm nhẹ thiệt hại do cuộc khủng hoảng COVID-19.
Phát biểu trên đài phát thanh France Info, ông Le Maire cũng cho hay những doanh nghiệp đã mua lại cổ phần của mình hoặc trả cổ tức trong thời gian khủng hoảng cũng sẽ không được chính phủ trợ giúp.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh các tổ chức công đoàn tại Pháp cảnh báo giới lãnh đạo doanh nghiệp có thể bỏ túi số tiền hỗ trợ của chính phủ thay vì sử dụng chúng để đảm bảo người lao động giữ được việc làm.
Từ nhiều năm qua, các chính phủ châu Âu đã than phiền về tình trạng thất thu hàng tỷ euro thuế doanh nghiệp từ những công ty khai thác kẽ hở của luật pháp cho phép họ đặt trụ sở tại những nước áp dụng cơ chế thu thuế thấp - “các thiên đường thuế”, trên khắp thế giới./.
>>>Đức cấp khoản cứu trợ bổ sung khoảng 10 tỷ euro hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mexico và Canada tiếp tục tung giải pháp hỗ trợ kinh tế
18:15' - 22/04/2020
Ngân hàng Trung ương Mexico (Banxico) đã hạ lãi suất cơ bản từ 6,5% xuống 6,0%. Trong khi đó, Thủ tướng Canada cũng đã thông báo chi 350 triệu CAD (246 triệu USD) cho quỹ khẩn cấp.
-
Kinh tế Thế giới
Australia phát triển phương pháp mới phân tích mã gene virus SARS-CoV-2
14:24' - 20/04/2020
Các nhà khoa học Australia đã phát triển một phương pháp mới để phân tích mã gene của virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
WHO khuyến cáo giải pháp ứng phó với COVID-19 sau khi nới lỏng các hạn chế
10:47' - 20/04/2020
Việc nới lỏng các biện pháp hạn chế được triển khai để phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 không có nghĩa đại dịch đã kết thúc mà đây là sự khởi đầu của giai đoạn tiếp theo.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu hàng hóa theo container đường biển từ Trung Quốc vào Mỹ vẫn giảm
20:38'
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa vận chuyển trong các container từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 6/2025 đã giảm 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21'
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43'
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21'
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01'
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01'
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump công bố mức thuế quan mới đối với 14 quốc gia kể từ 1/8
06:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/7 tuyên bố ít nhất 14 quốc gia sẽ phải đối mặt với các mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế quan 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc từ ngày 1/8
23:59' - 07/07/2025
Hàng hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế quan 25% của Mỹ kể từ ngày 1/8/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24' - 07/07/2025
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.