Lạm phát cao gây lo ngại cho người tiêu dùng và các ngân hàng trung ương
Đây thực sự là ác mộng đối với người tiêu dùng và cả các ngân hàng trung ương. Sự tăng vọt của lạm phát ghi nhận từ đầu năm 2021 tiếp tục kéo dài và vượt quá dự báo.
Giá cả tại Mỹ đã tăng 6,1% tại Mỹ, điều chưa từng có kể từ năm 1990. EU cũng chứng kiến mức tăng giá tiêu dùng lên đến 4,1%, con số này của Anh là 4,2%, cao nhất kể từ 10 năm nay.
Từ nhiều năm nay, các ngân hàng trung ương, với sứ mạng chính là bình ổn giá cả, đã cố gắng tìm cách “đánh thức” lạm phát - vốn rơi vào tình trạng ngủ đông kéo dài - bằng cách bơm tiền nhiều đợt vào nền kinh tế. Nhưng lần này, họ đã hoàn toàn bị động bởi quy mô của hiện tượng.Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hy vọng đường cong lạm phát sẽ trở lại với mục tiêu 2% vào năm sau. Trả lời chất vấn của Nghị viện châu Âu, Chủ tịch ECB Christine Lagarde trong tuần qua thừa nhận xu hướng lạm phát tăng “có thể sẽ kéo dài hơn trước khi trở về mức dự báo ban đầu”. Nói cách khác, có thể sẽ còn những kỷ lục mới được xác lập.
Sự bi quan bắt đầu có chiều hướng lan rộng. Ông Eric Dor, Giáo sư kinh tế tại trường IESEG (Pháp), nhận xét: “Thực tế buộc chúng ta phải thừa nhận rằng giai đoạn này không hẳn chỉ là giao thời, như chúng ta từng nói”.Còn ông Carsten Brzeski, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng ING tại Frankfurt (Đức) cho rằng ECB đã “quá tự tin”, vì “các mô hình tính toán của họ trước đây luôn luôn thổi phồng lạm phát, rồi sau đó thì hạ thấp tỷ lệ này trong năm nay”.
Viễn cảnh những năm 1970 bắt đầu xuất hiện trong suy nghĩ. Một số người có ý nghĩ tiêu cực, như nhà kinh tế Jacques Attali tại Pháp, thậm chí còn đi xa hơn khi dự báo lạm phát sẽ tăng mạnh 8-10%.Giá năng lượng đã nhảy vọt 23% trong vòng một năm, chỉ số giá lương thực toàn cầu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã tăng 34% trong 8 tháng, giá các loại nguyên liệu đầu vào cũng leo thang.
Hiện tượng nói trên xuất phát từ nguyên nhân chính là thế giới bước ra khỏi đại dịch, cú sốc giữa nhu cầu rất lớn và sản xuất thì không bắt kịp.Đó là sự điều chỉnh của cơ cấu kinh tế, hay ít nhất là điều mà các ngân hàng trung ương – như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hay ECB - tin tưởng. Phần lớn trong số họ bắt đầu hành động. Na Uy, New Zealand, Ba Lan, Canada, Mexico, Brazil, Hàn Quốc đã tiến hành giảm bớt hỗ trợ bằng giải pháp tiền tệ, thậm chí tăng lãi suất.
* Mỹ: Nhà trắng và Fed bất ngờ vì giá cả tăng nhanh
Trong chiến dịch tranh cử, Tổng thống Joe Biden đã rất coi nhẹ vấn đề lạm phát. Ông cho rằng việc nâng lương tối thiểu, thông qua gói hỗ trợ kinh tế 1.900 tỷ USD mà không cần quan tâm đến ảnh hưởng đến nợ công, rút lại các ưu đãi về thuế và quy định đối với các nhà sản xuất khí đốt và dầu mỏ… sẽ không tác động đến giá cả.Nhưng sau 10 tháng cầm quyền, ông Biden đã phải tuyên bố cuộc chiến chống lạm phát “là ưu tiên số một”. Vị tổng thống đảng Dân chủ đang có chỉ số tín nhiệm rất thấp (dưới 40%) không còn lựa chọn nào khác trước sự gia tăng của tỷ lệ lạm phát cao nhất kể từ 31 năm qua.
Từ cuối năm ngoái, nhiều cựu quan chức chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama đã cảnh báo về nguy cơ lạm phát sau hàng loạt chương trình kích thích kinh tế. Tháng Sáu vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã dự báo giá tiêu dùng sẽ tăng khoảng 3% vào tháng 12. Thế nhưng đến tháng 10/2021, lạm phát đo lường dựa trên chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước.Nếu như chính quyền của ông Biden bất ngờ vì lạm phát, ngân hàng trung ương cũng tương tự. Tháng 2/2021, ông Jerome Powell - Chủ tịch Fed, cho rằng việc giá tiêu dùng tăng chỉ mang tính nhất thời hoặc ngắn ngủi.Hiện nay, những tính từ này không còn phù hợp. Đây không còn là đợt lạm phát ngắn ngủi do quá trình nới lỏng các biện pháp phong tỏa hỗn loạn, do tắc nghẽn của chuỗi cung ứng và thiếu nhân công tạm thời, cũng như nhu cầu tăng đột biến sau một giai đoạn tích lũy tạo ra.
Người ta lo ngại đợt tăng giá này sẽ rất mạnh, lan rộng ra nhiều lĩnh vực và đến năm 2022 sẽ kéo theo làn sóng tăng lương lớn, kích động một chu trình lạm phát. Giải pháp duy nhất để thoát khỏi kịch bản đó là phá vỡ sức cầu bằng cách tăng lãi suất ngay từ đầu năm mới.
Thông điệp của chính quyền Tổng thống Biden cuối cùng cũng phải thay đổi. Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen không còn hạ thấp nguy cơ lạm phát, mà đổ lỗi cho đại dịch gây nên hiện tượng này. Bà nói: “Nếu chúng ta muốn giảm lạm phát, tôi tin rằng tiếp tục tiến bộ trong cuộc chiến chống dịch bệnh là điều quan trọng nhất”. Cho đến nay, ông Joe Biden vẫn bác bỏ quan điểm cho rằng việc quá dựa dẫm vào đi vay đã thổi bùng lạm phát. Từ đầu năm 2020, nợ công của Mỹ đã tăng 27%, một phần lớn do chính sách mua vào ồ ạt trái phiếu kho bạc của Fed, khoảng 80 tỷ USD/tháng.Bộ Tài chính Mỹ đã phát hành 4.800 tỷ USD trái phiếu nhằm tài trợ cho chính sách hỗ trợ trong dịch COVID-19, được tiến hành từ nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Donald Trump.
Chỉ từ đầu tháng 11/2021, Fed mới bắt đầu cắt giảm chương trình này - vốn được thiết kế để chống lại tình trạng giảm phát, nhưng từ lâu rồi, không ai nhắc đến giảm phát nữa. Trái lại, người Mỹ đã bị sốc khi chứng kiến, từ một năm nay, giá xăng tăng 61%, thịt, trứng và cá tăng 12%, xe ô tô cũ tăng 26,4% và tiền thuê nhà tăng 10,2%. Ngày càng có nhiều tiếng nói yêu cầu Fed nhanh chóng quay lại chính sách chống lạm phát. Mohamed A. El-Erian, cố vấn kinh tế của tập đoàn Allianz, nguyên quan chức cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), than phiền: “Fed đang ngày càng mất đi sự tin cậy”. Còn cựu Bộ trưởng Tài chính Larry Summers dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Bill Clinton thì cho rằng “Fed nên đẩy nhanh việc cắt giảm mua lại trái phiếu kho bạc Mỹ.Đối với trái phiếu cầm cố bất động sản – Fed mua vào khoảng 40 tỷ USD mỗi tháng kể từ tháng 3./010 – thì nên chấm dứt mua vào ngay lập tức do giá nhà cửa đã bùng nổ”. Thực tế là nước Mỹ hiện nay không có nhiều công cụ ngăn chặn lạm phát.
* Châu Âu: Lạm phát đe dọa tiến trình phục hồi kinh tếTrong dự báo kinh tế mùa Thu mới công bố giữa tháng 11/2021, Ủy ban châu Âu nhận định tăng trưởng của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) và của cả EU nói chung sẽ đạt 5% năm nay, nhanh hơn dự báo 4,8% đưa ra trước mùa Hè.Tốc độ này cho phép phần lớn các nước trở lại quy mô kinh tế trước khủng hoảng. Dự báo tăng trưởng năm 2022 giảm xuống còn 4,3%, so với mức 4,8% đối với EU và 4,5% của Eurozone trước đây. Năm 2023, tăng trưởng của EU và Eurozone có thể đạt tương ứng 2,5% và 2,3%.
Nhưng có rất nhiều “làn gió ngược” đe dọa làm “trật hướng sự hồi phục”, như cảnh báo của Ủy viên châu Âu phụ trách kinh tế Paolo Gentiloni. Dịch bệnh là yếu tố làm chậm tăng trưởng, nhất là ở những nước mà tình hình phức tạp, tỷ lệ tiêm chủng thấp như Bungari, Đức, Áo và cả Hà Lan, nơi mà các biện pháp hạn chế bắt đầu được thực hiện.Những rối loạn của chuỗi cung ứng, nhất là mặt hàng bán dẫn, gây lo ngại vì tác động mạnh đến công nghiệp châu Âu. Tuy nhiên, giống như lạm phát, Brussels coi đó là hiện tượng nhất thời, mặc dù thừa nhận rằng tình trạng này nếu kéo dài sẽ tiếp sức thêm cho lạm phát. Một yếu tố có khả năng gây rủi ro cao khác là sự thiếu hụt nhân công ở những lĩnh vực có tốc độ phục hồi nhanh, có thể dẫn đến thúc đẩy tăng lương. Những yếu tố đó có thể làm bùng nổ áp lực lạm phát, ảnh hưởng tiêu cực tới tiêu dùng và đầu tư, hai động lực của quá trình hồi phục.* Giải pháp của các nền kinh tế lớn rất khác nhauFed mới đây bắt đầu ngừng chính sách mua tài sản và có thể sẽ nâng lãi suất từ giữa năm 2022. Người đứng đầu Ngân hàng trung ương Anh (BoE) - Thống đốc Andrew Bailey tuyên bố “rất khó chịu” với tình trạng lạm phát, và BoE cũng có thể tăng lãi suất vào cuối năm. Còn ECB thì muốn tiếp tục chờ đợi thêm. Brussels tỏ ra tương đối yên tâm. Theo các chuyên gia của Ủy ban châu Âu (EC), lạm phát sẽ đạt 2,4% năm nay, nhưng giảm xuống còn 2,2% năm 2022. Năm 2023, EC dự báo lạm phát trung bình chỉ còn 1,4%, thấp hơn nhiều mục tiêu 2% mà ECB đặt ra.Hiện tại, châu Âu đang thảo luận về đợt tiếp theo của chính sách mua lại tại sản, dự kiến sẽ hết hạn vào tháng 3/2022 trong khuôn khổ chương trình khẩn cấp thực hiện để phục hồi kinh tế sau đại dịch. Đối với một số nước thành viên như Đức, Áo, Hà Lan, thái độ chờ đợi này khiến người ta thất vọng. Nhật báo Bild đã gọi bà Christine Lagarde là “Quý bà lạm phát”.Một nghị sỹ châu Âu người Đức đã chất vấn: “Bà biết gì hơn các ngân hàng trung ương khác mà vẫn chưa chịu tăng lãi suất?”, đồng thời than phiền về việc người dân bắt đầu mất lòng tin khi tiền tiết kiệm của họ bị “bốc hơi” do lạm phát.
Ông Christian Sewing, Chủ tịch ngân hàng Deutsche Bank, cho rằng những rủi ro và hậu quả xấu của chính sách này sẽ rất lớn, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh “sớm nhất”.
Việc thắt chặt chính sách tiền tệ hiện nay “sẽ gây ra nhiều xấu hơn là tốt”, người đứng đầu ECB phản ứng. Bà Lagarde cho rằng ít khả năng ECB sẽ thực hiện chính sách này vào năm 2022, phủ định toàn bộ những dự báo trái ngược của thị trường tài chính.Đúng là đằng sau việc bình ổn giá cả, ECB đồng thời còn phải quan tâm đến việc không làm tăng lãi suất đi vay của các nước thành viên Eurozone. Lãi suất tăng sẽ tạo ra gánh nặng cho những nước nợ nần nhiều như Hy Lạp, Italy và ngay cả Pháp. Chiến lược này đang gây tranh cãi giữa các thống đốc của ECB, mà một thành viên nổi tiếng về quan điểm cứng rắn là Jens Weidmann, người Đức, vừa rút khỏi.
Diễn biến giai đoạn tiếp theo như thế nào sẽ phụ thuộc vào vấn đề tiền lương. Lo ngại về sức mua bắt đầu gây căng thẳng xã hội tại Tây Ban Nha, nước có tỷ lệ lạm phát tăng lên đến 5,5% trong tháng qua, hay tại Đức (4,6%).ECB giám sát chặt chẽ nguy cơ phát động một chu trình giá cả-tiền lương do vòng xoáy lạm phát gây ra. Viễn cảnh này sẽ sớm xuất hiện ở Mỹ. Tại châu Âu, ngoại trừ một số lĩnh vực thiếu nhân công trầm trọng như vận tải hay nhà hàng, hiện tượng này chưa xảy ra.
Theo Giáo sư Eric Dor, nếu người lao động lo ngại tăng giá và đòi hỏi được bảo vệ tốt hơn bằng cách yêu cầu tăng lương, doanh nghiệp sẽ phải dự kiến chi phí đầu vào tăng, đẩy giá sản phẩm tăng lên, khiến cho lạm phát lại tăng theo, tạo ra một chu trình tiêu cực. Đánh giá ECB hiện đang tiến hành những bước đi thận trọng hay đang “đùa với lửa”, điều này còn phụ thuộc vào quan điểm của từng người.Jean-Claude Trichet, cựu Thống đốc Ngân hàng trung ương Pháp và ECB, có thói quen so sánh lạm phát với kem đánh răng: “Nó có thể thoát ra khỏi hộp rất dễ, nhưng khó đưa trở lại”.Theo Giáo sư Eric Dor, nếu như lạm phát tiếp tục tăng nhanh, nợ công sẽ leo thang ngoài tầm kiểm soát, từ đó khiến nhiều nước buộc phải theo đuổi chính sách khắc khổ và từ đó làm cho giá cả giảm xuống. Tuy nhiên, lạm phát tăng sẽ có thể làm “trật bánh” đà phục hồi kinh tế./.
Tin liên quan
-
Tài chính
Singapore: Lạm phát cơ bản dự kiến tăng thêm lên 1-2% vào năm 2022
09:49' - 24/11/2021
MTI và MAS đã nhắc lại rằng lạm phát cơ bản của MAS sẽ gần chạm giới hạn trên của biên độ dự báo 0-1% trong năm 2021 và dự kiến sẽ tăng thêm lên 1-2% vào năm 2022.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bộ trưởng Tài chính Mỹ kỳ vọng lạm phát sẽ “hạ nhiệt”
16:25' - 23/11/2021
Bộ trưởng Tài chính Mỹ ngày 23/11 bày tỏ hy vọng rằng, mức lạm phát cao kỷ lục hiện tại sẽ “hạ nhiệt”, với tỷ lệ lạm phát hàng tháng sẽ giảm trở lại ở mức 0,2% hoặc 0,3% trong nửa cuối năm 2022.
-
Tài chính & Ngân hàng
BoE dự báo lạm phát sẽ tăng gấp đôi mục tiêu trong quý II/2022
15:07' - 21/11/2021
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) Andrew Bailey cho biết, triển vọng lạm phát có thể tăng lâu hơn nhưng cũng có khả năng không kéo dài như lo ngại.
-
Phân tích - Dự báo
Khi nào tình trạng lạm phát cao tại Mỹ sẽ kết thúc?
06:30' - 21/11/2021
Lạm phát được dự báo sẽ không giảm trong vòng một đến ba tháng nữa, bởi sẽ cần nhiều thời gian để chính phủ và doanh nghiệp ổn định sự hỗn loạn do đại dịch gây ra.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chủ tịch ECB: Không nên vội siết chặt chính sách tiền tệ nhằm giảm lạm phát
18:16' - 19/11/2021
Theo Chủ tịch Christine Lagarde, ECB không nên vội siết chặt chính sách siết chặt tiền tệ do điều này có nguy cơ chặn đứng đà phục hồi của kinh tế.
-
Thị trường
Lạm phát ở Nhật Bản vẫn tăng nhẹ khi giá nhiên liệu tăng đột biến
11:24' - 19/11/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 19/11, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản (MIC) thông báo trong tháng 10/2021, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản của nước này tăng 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Hoạt động tiêu dùng tích cực dù lạm phát tăng cao
14:58' - 17/11/2021
Doanh số bán lẻ trong tháng 10/2021 của nước này tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn nhiều so với mức tăng 0,8% của tháng trước đó và là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 3/2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Vàng sẽ tìm lại đỉnh cao?
15:26'
Giới phân tích dự đoán giá vàng sẽ phục hồi vào năm tới, do vàng vẫn giữ được sức hấp dẫn như một tài sản trú ẩn an toàn.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu
06:30'
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump có thể ủng hộ lập trường thương mại "Nước Mỹ trên hết", do đó một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng phức tạp.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu Âu
05:30'
Chính sách của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, lần này, quy mô của những gì ông dự định làm có thể sẽ lớn chưa từng có.
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30' - 24/11/2024
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30' - 24/11/2024
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.