Ngân hàng Trung ương châu Âu đã thật sự đánh bại lạm phát?
Rõ ràng, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã thành công trong việc đưa lạm phát trở lại gần mức với mục tiêu 2%, với chi phí kinh tế có thể xác định được. Tăng trưởng tích lũy trong bốn quý năm 2023 gần bằng 0, nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn rất thấp, ở mức 6,5%, chỉ tăng 0,1 điểm phần trăm so với mức trước đó.
Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy. Việc duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức rất thấp là do năng suất lao động giảm 1% trong năm. Kết quả là, ngay cả khi tăng trưởng bằng 0, việc làm ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) vẫn tiếp tục tăng khá nhanh. Nhưng trên hết, việc kiểm soát lạm phát sẽ được chứng minh là sai vào năm 2024.
Một mặt, lạm phát được điều chỉnh do các hiệu ứng cơ bản ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa. Trong một năm, giá năng lượng ở Eurozone đã giảm 6,7%, với tỷ trọng năng lượng trong chỉ số giá là 10,2%, lạm phát đã giảm 0,7 điểm. Đặc biệt, giá nguyên liệu công nghiệp giảm 6%, điều này phần lớn giải thích cho sự sụt giảm giá hàng hóa công nghiệp (không bao gồm năng lượng), từ 6,1% vào tháng 11/2022 xuống còn 2,5% vào tháng 12/2023.
Vấn đề là những tác động cơ bản làm giảm lạm phát (cả lạm phát tổng thể với giá năng lượng giảm lẫn lạm phát cơ bản với giá tiêu dùng các sản phẩm công nghiệp giảm) sẽ biến mất vào đầu năm 2024. Sự sụt giảm giá năng lượng và nguyên liệu thô công nghiệp diễn ra trong khoảng thời gian từ mùa hè năm 2022 đến đầu năm 2023.
Khi tính toán lạm phát trong một năm vào tháng 2 hoặc tháng 3/2024, sự suy giảm này sẽ không còn xuất hiện nữa và sự biến mất của các hiệu ứng cơ bản đối với giá hàng hóa sẽ khiến lạm phát tăng lên, có thể là khoảng 4%.
Yếu tố thứ hai dẫn đến kết luận rằng lạm phát không được kiểm soát ở Eurozone là sự thay đổi của tiền lương và chi phí tiền lương đơn vị (tiền lương được điều chỉnh để tăng năng suất). Như đã lưu ý, việc năng suất không tăng đã dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp được duy trì ở mức rất thấp và áp lực mạnh trên thị trường lao động khu vực.
Căng thẳng này đã giải thích tại sao tốc độ tăng lương bình quân đầu người ngày càng nhanh, từ 4,5%/năm vào đầu năm 2023 lên gần 5,5%/năm vào cuối năm. Khi tính đến sự suy giảm năng suất lao động, có thể thấy rằng chi phí tiền lương đơn vị đã tăng lên, từ 5,5% vào đầu năm 2023 lên 6,5% vào cuối năm 2023. Do đó, lạm phát tiền lương rất cao và đang gia tăng ở Eurozone.
Mâu thuẫn giữa lạm phát tổng thể giảm và chi phí tiền lương đơn vị tăng là kết quả của diễn biến giá cả hàng hóa. Sự sụt giảm của giá trong một năm, vào tháng 12/2023, làm giảm lạm phát tổng thể nhưng cũng làm giảm lạm phát cơ bản, bao gồm thay đổi về giá kim loại công nghiệp hoặc giá vận tải hàng hải.
Trên thực tế, không có tình trạng giảm phát ở Eurozone. Nếu điều chỉnh các số liệu lạm phát về tác động liên quan đến sự sụt giảm (tạm thời) của giá nguyên liệu thô hoặc tính đến việc tăng chi phí tiền lương đơn vị, có thể nhận ra rằng lạm phát vẫn rất cao và rất có thể sẽ gần bằng 4% vào đầu năm 2024.
Đây cũng là lý do khiến các thị trường tài chính đến nay vẫn không có chung một kết luận. Tháng 12/2023, các thị trường dự đoán ECB sẽ giảm lãi suất thêm 150 điểm cơ bản trong năm 2024 (từ 4% xuống 2,50%). Dự đoán về việc lãi suất ngắn hạn giảm đã dẫn đến lãi suất dài hạn giảm mạnh kể từ đầu tháng 10 (đối với tất cả các nước thuộc Eurozone, lãi suất 10 năm đã giảm từ 3,7% xuống 3,1%).
Như vậy, hoặc những người tham gia thị trường tài chính chỉ thực hiện những phân tích hời hợt về các yếu tố quyết định lạm phát, hoặc họ bị thu hút bởi lợi nhuận từ vốn do lãi suất dài hạn giảm và khuyến khích họ đầu tư mạnh vào trái phiếu.
Nếu nhìn vào các số liệu ở Eurozone, có thể đưa ra nhận định rằng Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã đánh bại hoàn toàn lạm phát. Con số này (đối với tất cả hàng hóa và dịch vụ) đã giảm từ 10,1% vào tháng 11/2022 xuống 5,5% vào tháng 6/2023, sau đó còn 4,3% vào tháng 9 và cuối cùng là 2,9% vào tháng 12/2023.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
ECB tiếp tục giữ lãi suất ở mức cao kỷ lục
22:06' - 25/01/2024
Ngày 25/1, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) công bố quyết định giữ nguyên mức lãi suất cao kỷ lục 4%, đồng thời tái khẳng định cam kết chống lạm phát.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhà kinh tế trưởng ECB: Hạ lãi suất quá sớm có thể khiến chính sách tiền tệ thất bại
12:52' - 14/01/2024
Theo nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Philip Lane, việc hạ lãi suất quá sớm có thể khiến chính sách tiền tệ của ngân hàng này thất bại.
-
Ngân hàng
ECB: Bất bình đẳng tài sản giảm nhanh trong 5 năm qua
11:08' - 14/01/2024
Theo ECB, sự gia tăng đáng kể giá trị tài sản ròng của các gia đình dựa trên hệ thống tài khoản quốc gia trong 5 năm qua diễn ra cùng với sự giảm nhẹ bất bình đẳng tài sản.
-
Ngân hàng
Chủ tịch ECB: Lãi suất của Eurozone đã chạm đỉnh
13:38' - 12/01/2024
Ngày 11/1, Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết lãi suất ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu đã chạm đỉnh sau khi tăng nhanh nhằm ứng phó với tình trạng lạm phát tăng cao trong năm ngoái.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB sẽ hạ lãi suất khi lạm phát về gần mức mục tiêu 2%
15:02' - 10/01/2024
ECB sẽ cắt giảm lãi suất trong năm 2024 khi nhận thấy dấu hiệu cho thấy triển vọng lạm phát về gần mức mục tiêu 2%.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Bầu cử Mỹ 2024: Đâu là "nơi trú ẩn an toàn"?
06:30'
Bất chấp sự suy yếu của đồng yen đang diễn ra, đồng nội tệ của Nhật Bản vẫn đang trên đà trở thành “nơi trú ẩn" của các nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024.
-
Phân tích - Dự báo
“Vòng kim cô" đối với chính sách tiền tệ của Hàn Quốc
05:30'
Việc trì hoãn cắt giảm lãi suất có thể khiến ngân hàng trung ương Hàn Quốc chậm chân so với một số ngân hàng trung ương lớn khác và sẽ khiến BoK "tốn kém" hơn khi khắc phục những hậu quả sau này.
-
Phân tích - Dự báo
Nền kinh tế tầm thấp: “Cuộc đua” khai thác không gian mới
06:30' - 02/11/2024
Trên thế giới, “nền kinh tế tầm thấp” mới đang ở giai đoạn sơ khai và chưa có quốc gia nào có lợi thế vượt trội. Trung Quốc coi đây là một điểm tăng trưởng kinh tế mới cần tạo ra và nắm bắt kịp thời.
-
Phân tích - Dự báo
Samsung: Đoàn tàu chệch hướng và câu chuyện bản sắc
05:30' - 02/11/2024
Sau nhiều năm “đứng trên đỉnh vinh quang”, công ty điện tử Samsung Electronics đang trải qua giai đoạn “sóng gió” do những sai lầm trong chiến lược kinh doanh và hệ thống quản lý.
-
Phân tích - Dự báo
“Lá bài” có thể thay đổi đế chế công nghệ của tỷ phú Elon Musk
06:30' - 01/11/2024
Tuyên bố ủng hộ ứng cử viên Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ của tỷ phú Elon Musk là một sự đánh cược với những hậu quả tiềm ẩn nghiêm trọng đối với tương lai của ngành công nghệ Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Giải mã lợi thế cạnh tranh của người Mỹ
05:30' - 01/11/2024
Theo tạp chí Le Nouvel Economiste của Pháp , sự đổi mới và tính năng động trong công nghệ đang tiếp tục mang lại cho Mỹ lợi thế cạnh tranh cao hơn hẳn so với phần còn lại của thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Liệu châu Âu có đối mặt với khủng hoảng khí đốt?
06:30' - 31/10/2024
Với việc thỏa thuận vận chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu qua Ukraine đã chấm dứt, liệu "lục địa già" có nguy cơ rơi vào một cuộc khủng hoảng năng lượng mới hay không?
-
Phân tích - Dự báo
Những trở ngại của “tứ tiểu long” thương mại điện tử Trung Quốc
05:30' - 31/10/2024
Nền tảng thương mại điện tử Temu đã có mặt tại 82 thị trường, với doanh thu đạt 20 tỷ USD chỉ trong nửa đầu năm nay. Tuy nhiên, sự mở rộng nhanh chóng này đang gặp khó khăn tại một số nước.
-
Phân tích - Dự báo
“Cơn bão” tài chính bủa vây các trường đại học Australia
06:30' - 30/10/2024
Kế hoạch áp đặt giới hạn trần 145.000 sinh viên quốc tế mới của Chính phủ Australia dự kiến sẽ được luật hóa vào cuối năm nay, dẫn đến việc các trường đại học của nước này đối mặt nguy cơ thất thu.